YOMEDIA
NONE

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

Bài thơ Cảm xúc mùa thu tái hiện khung cản mùa thu với không gian rộng lớn nhưng hàm ẩn nỗi u uất của lòng thi nhân trước thời thế loạn lạc. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ thuộc bộ sách Cánh Diều dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về cảnh thu và tình thu trong bài thơ. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

1.2. Nghệ thuật

- Tứ thơ trầm lắng, u uất.

- Lời thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện.

- Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình.

- Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.

2. Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Đọc trước văn bản Cảm xúc mùa thu, tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về đại thi hào Đỗ Phủ giúp cho việc đọc hiểu bài thơ.

Trả lời:

- Đỗ Phủ (712 – 770), tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y, quê ở Hà Nam (Trung Quốc). Ông là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời Đường. Ông cùng với Lý Bạch được coi là hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc. Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm bất hạnh cả về sự nghiệp và đời tư.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Chú ý các chi tiết miêu tả mùa thu.

Trả lời:

Các chi tiết miêu tả mùa thu: sương, rừng phong, núi hiu hắt, sông, mây sa, khóm cúc.

Câu 2: Hình ảnh và hoạt động gì được nhắc tới ở bốn câu thơ cuối.

Trả lời: 

- Hình ảnh: khóm hoa cúc nở, con thuyền cô đơn trôi trên dòng sông, mọi người rộn ràng may áo rét.

- Hoạt động: dùng chày đập vải.

Câu 3: Đối chiếu các câu thơ trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa có nhận xét bước đầu về bài thơ.

Trả lời:

Nhận xét: bản dịch thơ dịch khá sát nghĩa, ngôn từ được sử dụng khá linh hoạt, điêu luyện thể hiện được ý của Đỗ Phủ, đúng thể loại, tuân thủ theo các luật của thơ Đường.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Trả lời:

Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Tại đây, ông đã sáng tác chùm thơ “Thu hứng” gồm 8 bài bày tỏ nỗi lòng của mình không chỉ với thiên nhiên mà còn cả với đất nước, quê hương tươi đẹp.

Câu 2: Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Tại đây, ông đã sáng tác chùm thơ “Thu hứng” gồm 8 bài bày tỏ nỗi lòng của mình không chỉ với thiên nhiên mà còn cả với đất nước, quê hương tươi đẹp.

Trả lời:

- Đề tài: cảm xúc về mùa thu

- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục của bài thơ: 2 phần

+ 4 câu đầu: khung cảnh mùa thu vùng sông nước Quý Châu

+ 4 câu cuối: cảm nhận của tác giả về thiên nhiên, con người

Câu 3: Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biết? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?

Trả lời: 

- Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực gợi lên một khung cảnh mùa thu hiu hắt, tiêu điều, cảnh vật đều mang theo sự ảm đạm, hiu quạnh – một bức tranh mùa thu thấm đượm tâm trạng của nhân vật. Nó đối lập với cảnh thu thông thường thường mang đến sự vui tươi, rực rỡ màu vàng của cây cối.

- Để miêu tả được quang cảnh đó, tác giả có vị trí quan sát đặc biệt. Khi thì phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn núi non, rừng phong. Khi thì thu tầm nhìn ngày càng gần, ngắm nhìn sóng biển, mặt đất. Nó gợi lên một sự quan sát đầy tinh tế, đa dạng của tác giả.

Câu 4: Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào là ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Nỗi lòng của tác giả được thể hiện qua những hình ảnh: khóm cúc đã hai lần nở hoa, con thuyền lẻ loi, khung cảnh rộn ràng may áo rét.

- Hình ảnh ấn tượng nhất là hình ảnh con thuyền lẻ loi cô độc trên dòng sông, tấm lòng luôn hướng về chốn cũ. Phải chăng đó cũng là tấm lòng của tác giả, phận ông cũng như con thuyền vậy, vô định, lẻ loi và cô độc giữa dòng đời. Dù vậy, ông vẫn luôn nhớ về quê hương, những ngày tháng xưa kia, khiến người buồn càng thêm buồn và chua xót cho hoàn cảnh tha hương của ông.

Câu 5: Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?

Trả lời:

Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ muốn gửi gắm sự lo lắng của mình về đất nước trong thời kì loạn lạc, đồng thời tác giả muốn bày tỏ nỗi buồn nhớ quê hương da diết với hy vọng được một ngày trở về chốn cũ.

Câu 6: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Trả lời: 

Đoạn văn tham khảo

Cảm xúc mùa thu là một bức tranh thiên nhiên mùa thu mang theo tâm trạng buồn của nhà thơ Đỗ Phủ. Như Nguyễn Du nó “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, bức tranh mùa thu qua con mắt của Đỗ Phủ mang theo tâm trạng của tác giả trở lên hiu hắt, quạnh quẽ khiến người đọc có chút thê lương, thương xót cho số phận của tác giả. Một người đang sống một cuộc sống lưu lạc, tha hương, nhớ quê nhà, lo lắng cho đất nước loạn lạc, những dòng tâm trạng ấy đã đi vào cảnh vật và theo lời thơ của tác giả mà tuôn ra. Vì vậy, khi đọc bài thơ, người đọc không chỉ thấy hay mà còn cảm thông trước hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi, buồn đau của tác giả - một con người luôn mong muốn được hồi hương dù chỉ một lần trong quãng đời còn lại.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Nhận xét về sự thay đổi của tầm nhìn từ 4 câu đầu đến 4 câu sau? Tại sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời: 

- Ở 4 câu thơ đầu là tác giả đang đề cập tới khung cảnh thiên nhiên ở rừng phong cổ thụ, cảnh được nhìn bao quát rộng và xa: Sương trắng rừng phong, Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt, Lòng sông, sóng tận chân lưng trời; Mây sà xuống đất

- Tác giả đã chuyển đổi từ cảm xúc mùa thu của 4 câu thơ đầu sang tâm sự của mình ở câu thơ tiếp theo. Bốn câu thơ sau: không gian bị thu hẹp lại: con thuyền, khóm cúc buộc tấm lòng nhà thơ với quê hương

=> Sở dĩ có sự thay đổi tầm nhìn trên là bởi có sự thay đổi về thời gian. Khi buổi chiều dần buông, tầm nhìn của con người sẽ bị thu hẹp lại. Và thêm nữa để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ, từ cảnh đến tình thì không gian từ bao la, rộng lớn cũng rút về thành thứ không gian nội tâm.

4. Hỏi đáp về bài Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Tác phẩm Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ đã tái hiện bức tranh thu hoà vào niềm trăn trở của tác giả khi đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, chiến tranh. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về vấn đề này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON