YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15 - Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Cách sắp xếp các từ trong câu đúng trật tự sẽ giúp rõ nghĩa và tăng sức biểu đạt. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 15 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây nhằm giúp các em ôn tập kiến thức về cách nhận biết và sửa một số lỗi về trật tự từ, đồng thời tự tin hơn trong quá trình tạo lập văn bản của mình. Chúc các em có những bài văn thật hay!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Trật tự từ

- Trật tự từ có ý nghĩa rất quan trọng trong câu tiếng Việt. Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Việc sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu có thể làm cho câu mơ hồ về nghĩa, sai lô-gíc hoặc không diễn đạt đúng nội dung mà người viết muốn thể hiện.

1.2. Một số lỗi về trật tự từ

Ví dụ 1: Người máy là một trong những phát minh của thế kỉ XXI quan trọng nhất.

Trong câu trên, việc sắp xếp cụm từ “quan trọng nhất” sau “thế kỉ XXI” ( thay vì sau “phát minh” ) khiến câu mơ hồ về nghĩa.

Cách sửa: Sắp xếp lại trật tự từ để thể hiện : Người máy là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỉ XXI.

Ví dụ 2: Nó nhắm mắt lại, nằm xuống giường và cố gắng ngủ.

Trong câu trên, việc sắp xếp các hành động không theo một trật tự hợp lí khiến câu sai lô-gíc.

Cách sửa: Sắp xếp lại trật tự từ theo thứ tự trước sau của hành động: Nó nằm xuống giường, nhắm mắt lại và cố gắng ngủ.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Chỉ ra và sửa lại lỗi về trật tự từ trong các câu sau:

a. Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có duy nhất ở Việt Nam trên kênh VTC.

b. Tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm ở trụ sở công an.

c. Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều. (Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)

d. Anh ấy đóng cửa lại, từ tốn nói lời chào tôi rồi đi vào nhà.

đ. Đây là bộ phim về ngày tận thế nổi tiếng của Mỹ.

e. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp kiên cường, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt.

Trả lời:

Câu

Lỗi

Sửa lại

a

Lỗi thừa từ: chỉ có duy nhất

chỉ có

b

Trạng ngữ ở trụ sở công an đặt cuối câu bổ sung ý nghĩa địa điểm xảy ra vụ trộm.

Chuyển trạng ngữ ở trụ sở công an lên đầu câu: 

c

úp cái nón lên mặt đặt trước nằm xuống cho đến chiều.

Đổi lại trật tự của cái nón lên mặt và nằm xuống để câu văn trở thành: Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt.

d

đóng cửa lại đặt trước từ tốn nói lời chào tôi rồi đi vào nhà.

Đổi lại trật tự của đóng cửa lại và từ tốn nói lời chào tôi rồi đi vào nhà: Anh ấy từ tốn nói lời chào tôi rồi đi vào nhà, đóng cửa lại.

đ

nổi tiếng của Mỹ đặt ở cuối câu bổ sung ý nghĩa cho ngày tận thế gây ra nhầm lẫn.

Đưa nổi tiếng của Mỹ lên trước về ngày tận thế: Đây là bộ phim nổi tiếng của Mỹ về ngày tận thế.

e

kiên cường đặt sau thực dân Pháp gây hiểu nhầm là kiên cường bổ sung ý nghĩa cho thực dân Pháp.

Đưa kiên cường lên trước thực dân Pháp: Trong cuộc đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt.

Câu 2: Bạn hãy tìm 2 câu sai về trật tự từ trên một tờ báo và chữa lại cho đúng.

Trả lời: 

* Hai câu sai về trật tự từ trên một tờ báo:

- Gà vịt lén lút bán tràn lan.

- Yên Bái: giao lưu sư phạm các trường cụm Trung Bắc.

* Chữa lại cho đúng:

- Lén lút bán gà vịt khắp nơi.

- Yên Bái: các trường cụm Trung Bắc giao lưu sư phạm.

Câu 3: Đọc các câu sau:

a1. Chàng lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao. (Thạch Lam)

a2. Chàng cúi mình nhìn ra phía ao, lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ.

b1. Thanh lách cách cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. (Thạch Lam)

b2. Thanh nhẹ nhàng bước vào, lách cách cửa gỗ để khép.

c1. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. (Thạch Lam)

c2. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân của Nga xinh xắn, ngày nào, đi trên đó.

Câu a2, b2, c2 đã thay đổi trật tự từ so với câu a1, b1, c1. Việc thay đổi như vậy có phù hợp không? Vì sao?

Trả lời: 

Câu a2, b2, c2 đã thay đổi trật tự từ so với câu a1, b1, c1. Việc thay đổi như vậy không phù hợp. Vì:

- Với câu a2, b2 không đảm bảo được về lô-gíc ngữ nghĩa của câu.

- Câu c2 không đảm bảo về ngữ pháp trong câu.

Câu 4: Nhận xét về việc sắp xếp trật tự các vế trong câu sau:

Thanh bước lên thềm, đặt va li trên chiếc trường kỉ, rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà: bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào; Thanh chưa nhìn rõ thấy gì cả; một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa.(Thạch Lam)

Trả lời:

- Việc sắp xếp trật tự các vế trong câu đảm bảo về lô-gíc ngữ nghĩa.

Câu 5: Phân tích nét độc đáo của các từ ngữ được sử dụng trong câu thơ:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Trả lời:

- Đó là dốc núi vút lên rồi đồ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.

- Các tiếng trong câu thơ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm đều là thanh trắc. Những thanh trắc này khiến cho người đọc cảm nhận được từ câu thơ là sự vất vả, nhọc nhằn. Nhịp thơ 4/3 như bẻ đôi câu thơ tạo thành hai phần rạch rõi, hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc.

Câu 6: Đọc đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến và thực hiện các yêu cầu:

a. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn thơ.

b. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất và phân tích hiệu quả của biện pháp đó.

Trả lời:

a. - Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Hiệu quả của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn thơ: khiến cho đoạn thơ trở nên trang trọng khi nói đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm, nói tránh (nói đến cái chết, sự chôn cất).

- Hiệu quả của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh được sử dụng trong cụm từ về đất: tránh sự đau thương khi nghĩ đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến, đồng thời cho thấy quan niệm về cuộc đời của chủ thể trữ tình (đất là nơi thân thuộc, bao bọc, chở che con người, là nơi để con người trở về).

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài soạn. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Cho đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

– Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.

(Nam Cao – Chí Phèo)

a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?

b) Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghĩa của câu và sự liên kết ý trong đoạn văn?

c) So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp sau:

Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì chặt làm sao được cành cây to này?

Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận câu có mục đích gì? (xét trong quan hệ về ý nghĩa với các câu đi trước, đi sau)

Trả lời:

a) Nếu thay đổi thành phần in đậm thành “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” về mặt ngữ pháp không sai

Nhưng khi đặt vào đoạn văn không phù hợp với mục đích của hành động: đe dọa, uy hiếp Bá Kiến của nhân vật Chí Phèo

b) Khi đổi vị trí từ nhỏ của cụm từ rất sắc thì ý mà tác giả muốn biểu đạt không được nhấn mạnh mà bị cắt giảm, dụng ý tác giả không được thực hiện

c) Cách sắp xếp lại vấn đề không hợp lý với những tình huống khác, ngữ cảnh khác thì sắp xếp lại phù hợp hơn.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 15 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF