YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập Bài 6 - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Các em sẽ được hoà mình vào những kí ức thời học sinh, bên bạn bè thầy cô và những khoảnh khắc đáng nhớ bên người thân, đồng đội thông qua các văn bản ở Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (Thơ) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo. Đồng thời, trau dồi kiến thức thực hành viết bản phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình cụ thể. Nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài soạn Ôn tập Bài 6 dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn tập kiến thức các văn bản đã học

* Tình cảm, cảm xúc trong thơ

- Là những rung động nội tâm, những cảm nhận của nhà thơ về cuộc sống. Tình cảm, cảm xúc trong thơ đánh thức những rung động tinh tế trong trái tim người đọc.

* Cảm hứng chủ đạo trong thơ

- Cảm hứng là trạng thái tâm lí dạt dào cảm xúc và sự lôi cuốn, thôi thúc mãnh liệt đối với con người khi tiếp xúc với một hiện tượng, sự vật hay thực hiện một công việc, một hành động nào đó. Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm thơ, tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. Một tác phẩm thơ có thể có nhiều cảm hứng, nhưng chỉ có một cảm hứng chủ đạo vì đó là cảm hứng chính, bao trùm tác phẩm.

1.2. Ôn tập cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

1.2.1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình ấy.

1.2.2. Các yêu cầu

Ngoài những yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận văn học nói chung, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình (thơ/văn xuôi trữ tình), cần nêu và phân tích thỏa đáng những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại cảu tác phẩm và tác dụng của chúng.

+ Với các tác phẩm thơ trữ tình, cần tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng,chia đoạn.

+ Với các tác phẩm văn xuôi trữ tình như tùy bút, tản văn, cần tập trung phân tích, đánh giá cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua mạch suy tư, cảm xúc; cách sử dụng từ ngữ; hình ảnh; biện pháp tu từ nhằm thể hiện suy tư, cảm xúc ấy,...

- Bố cục bài viết gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

+ Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.

1.2.3. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị viết

a. Xác định đề tài

+ Với đề bài này bạn sẽ chọn phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hay một tác phẩm văn xuôi trữ tình (tùy bút, tản văn,...)?

+ Phạm vi yêu cầu của đề bài như thế nào?

Lưu ý: đề bài không yêu cầu phân tích, đánh giá mọi mặt cảu tác phẩm văn học mà chỉ giới hạn ở một số nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.

b. Xác định mục đích viết và người đọc

+ Bạn viết bài này nhằm mục đích gì?

+ Người đọc của bạn có thể là ai?

c. Thu thập tư liệu

- Để viết được bài văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, hãy tìm đọc các bài viết, ý kiến liên quan đến tác phẩm đã chọn và tự hỏi:

+ Sẽ chọn tác phẩm văn học nào để viết?

+ Tìm tác phẩm đó ở đâu?

+ Có những tác phẩm nào cùng đề tài với tác phẩm đã chọn

Bạn có thể tìm và chọn một tác phẩm đã học trong sách giáo khoa hoặc một tác phẩm bất kì mà bạn yêu thích và muốn phân tích, đánh giá về tác phẩm đó.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

a. Tìm ý

+ Đọc kĩ tác phẩm văn học đã chọn để hiểu được chủ đề tác phẩm.

+ Tùy thể loại cụ thể của tác phẩm trữ tình mà nêu và trả lời các câu hỏi tìm ý.

Chẳng hạn:

- Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình, cần trả lời các câu hỏi: Trong tác phẩm, cách sử dụng các yếu tố hình thức nào sau đây có thể xem là đặc sắc: chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng, chia đoạn, từ ngữ, hình ảnh,...? Cách sử dụng các yếu tố đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?,...

- Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm trữ tình, cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?,...

+ Đọc một vài tác phẩm cùng đề tài để hiểu tác phẩm đã chọn có những nét đặc sắc gì về chủ đề, các biện pháp nghệ thuật và ghi lại thông tin (tham khảo bảng sau):

TT

Tên tác phẩm

Chủ đề

Các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu

  ...

  Tác phẩm A

  ...

  ...

  ...

  Tác phẩm B

  ....

  ...

  ...

  ...

  ...

  ...

+ Chọn những nét đặc sắc nhất của tác phẩm và liệt kê các ý bằng một vài cụm từ.

b. Lập dàn ý

- Sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý. Phần thân bài cần:

+ Lần lượt chi tiết hóa từng luận điểm.

+ Thân bài gồm ít nhất hai luận điểm. Một luận điểm phân tích, đánh giá về chủ đề. Một luận điểm phân tích, đánh giá: nét đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng của chúng (gắn với đặc trưng thể loại) trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Bước 3: Viết bài:

- Bố cục bài viết gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

+ Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 6 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Tóm tắt những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản theo bảng dưới đây

Văn bản

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Chiếc lá đầu tiên

 

Tây Tiến

 

 

Trả lời:

Văn bản

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Chiếc lá đầu tiên

 - Nội dung: Bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm thời đi học (trường lớp, bạn bè, những trò nghịch ngợm và tình yêu đầu tiên)

 - Nghệ thuật: 

 Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa làm mở rộng sự liên tưởng của các sự vật.

 Giọng điệu hồi tưởng, tâm tình.

Tây Tiến

 - Nội dung: Nhà thơ hồi tưởng những chặng đường đã qua, những kỉ niệm sâu sắc đồng thời ca ngợi chí khí hào hùng của người lính Tây Tiến.

 - Nghệ thuật:

 Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi hùng.

 Cách ngắt nhịp mang ý nghĩa (Ngàn thước lên cao,/ngàn thước xuống)

 Sử dụng các câu có tiếng toàn thanh bằng hoặc trắc để tạo sự gồ ghề, trúc trắc hoặc sự bình yên cho hình ảnh và cảm nhận.

 Sử dụng các từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng cho hình ânhr người lính Tây Tiến.

 

Câu 2: Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?

Trả lời: 

- Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản gợi cho tôi nhiều cảm xúc nhất là văn bản Dưới bóng hoàng lan. Vì văn bản này là một truyện ngắn "không có chuyện", tập trung vào miêu tả cảm xúc của nhân vật Thanh. Điều đó khiến tôi cảm nhận được nhiều hơn vẻ đẹp của không gian và con người trong tác phẩm.

Câu 3: Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng sau:

Trả lời: 

- Sau khi học xong bài học này, tôi thu nhận thêm được những điều mới về những kĩ năng như sau:

- Cách đọc một văn bản thơ:

Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,...

- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.

- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

Xác định đề tài

Xác định mục đích viết và người đọc

Trình bày bài viết theo các đoạn, có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng. Cụ thể:

Các phần

Nội dung

Mở bài

 - Giới tiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...).

 - Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá

Thân bài

 - Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình.

 - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

 - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

 - Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm.

 - Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Kết bài

 - Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.

 - Nêu tác động của tác phẩm đói với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

 

Câu 4: Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

- Khi nhớ về những kỷ niệm hạnh phúc, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và trân trọng quãng thời gian tốt đẹp đã qua đó. Đồng thời, từ những kỷ niệm đẹp đẽ ấy, chúng ta sẽ hiểu bản thân mình trân quý điều gì mà cố gắng gặt hái trong tương lai.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 6. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng, SGK Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo.

Trả lời:

Sự nghiệp của Quang Dũng không phong phú, đồ sộ như nhiều nhà thơ khác, nhưng mỗi tác phẩm ông để lại đều khắc dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nổi bật nhất là tác phẩm Tây Tiến. Qua những vần thơ đầy tinh tế mà cũng vô cùng chân thực, ông đã tái hiện thành công chân dung người lính, binh đoàn Tây Tiến.

Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi Quang Dũng đã rời binh đoàn Tây Tiến để nhận nhiệm vụ khác. Mặc dù đã rời binh đoàn nhưng nỗi nhớ, tình yêu với binh đoàn vẫn luôn tha thiết, nó đã giúp ông kết tinh nên tác phẩm nghệ thuật này. Bởi vậy, trong tác phẩm cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm.

Trong phần đầu của tác phẩm, Quang Dũng đã tái hiện một thiên nhiên vừa hoang dã, bí ẩn vừa nên thơ trữ tình và thấp thoáng trong đó ta cũng thấy dáng hình binh đoàn Tây Tiến: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Câu thơ tái hiện chân thực cái chết của người lính trên đường hành quân, nhưng cách nói về cái chết của Quang Dũng rất đặc biệt. Ông diễn tả cái chết bằng hình ảnh “không bước nữa”, “bỏ quên đời” đó vừa là cách nói giảm nói tránh làm dịu bớt cảm giác đau thương mất mát, nhưng quan trọng hơn cách nói như vậy tạo nên giọng thơ gân guốc, rắn rỏi, ngang tàng. Không phải người lính không nhìn thấy những khó khăn nhưng họ dám chấp nhận đối diện với hiện thực. Bởi vậy, khắc họa những khó khăn gian khổ cũng là cách Quang Dũng tạo thử thách để nhận ra những phẩm chất đẹp đẽ của người lính.

Nếu như ở hai phần thơ đầu tiên mới chỉ là những nét vẽ hết sức ít ỏi về người lính, thì sang phần thứ ba, chân dung của họ mới thực sự được tái hiện chân thực, rõ nét.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Hai câu thơ đầu tiên đã chạm khắc nổi bật ngoại hình của người lính Tây Tiến. Câu thơ là sự phản ánh hết sức chân thực, những người lính không mọc tóc, người gầy yếu xanh xao do bệnh sốt rét rừng gây ra, cùng với sinh hoạt còn nhiều thiếu thốn, khó khăn, cực khổ, chính những yếu tố đó đã khiến người lính có vẻ bề ngoài thật khác thường. Quang Dũng không tô vẽ hiện thực, mà ông phản ánh như đúng những gì nó diễn ra. Nhưng cái mà ông muốn nhấn mạnh không phải những gian khổ, khó khăn mà đó chỉ là những thử thách để thấy được bản lĩnh, sự phi thường của những người lính Tây Tiến. Bởi vậy, tác giả đã xây dựng hình ảnh đối lập với những khó khăn ấy chính là hình ảnh “dữ oai hùm” - thần thái oai phong, dữ dội và vô cùng anh dũng. Kết hợp với kiểu câu chủ động “không mọc tóc” tạo nên hơi thơ gân guốc, rắn rỏi, bản lĩnh hiên ngang, sẵn sàng vượt lên mọi khó khăn, gian khổ.

Đằng sau ngoại hình gai góc là một tâm hồn đầy mộng mơ, lãng mạn: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Câu thơ thứ nhất đã nói lên khát vọng muôn đời của biết bao thế hệ, chính là giết giặc lập công. Ánh mắt ấy vừa chất chứa hờn căm với lũ giặc cướp nước, vừa hừng hực khí thế chiến đấu, sẵn sàng vùng lên chống lại kẻ thù. Nhưng bằng sự nhạy cảm, tinh tế của mình, Quang Dũng còn phát hiện được vẻ đẹp bề sâu, bề sau của người lính Tây Tiến, câu thơ thứ hai nhiều vần bằng, nhịp thơ trở nên trầm xuống, nhẹ nhàng hơn. Chữ “mơ” gói trong mình biết bao ý nghĩa, có thể là nỗi nhớ nhà da diết khắc khoải, cũng có thể là những ước mơ, khát vọng của người lính Tây Tiến. Bên cạnh nhiệm vụ lớn lao, chiến đấu vì Tổ quốc, người lính vẫn dành một góc nhỏ trong tâm hồn mình cho quê hương, gia đình. Giấc mơ của người lính đã hé lộ thế giới tâm hồn đầy lãng mạn, mộng mơ. Họ khác với những người lính nông dân, nhớ về những điều dung dị như: “Ruộng nương anh để bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Đồng chí – Chính Hữu). Người lính xuất thân từ trí thức tiểu tư sản lại mơ về những “dáng kiều thơm” – dáng vẻ tha thướt của thiếu nữ Hà thành. Chính nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm động lực, sức mạnh chiến đấu trong họ.

Nhưng nổi bật và đẹp đẽ nhất là vẻ đẹp trong lý tưởng chiến đấu của họ:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Sử dụng bút pháp nhất quán từ đầu tác phẩm, đến đây tiếp tục là những khắc họa hết sức chân thực về cái chết của người lính. Hình ảnh “rải rác biên cương” vẽ ra không gian xa xôi, biên viễn nơi biên ải, ở đó biết bao chiến sĩ hi sinh, phải để lại thân xác nơi đất khách quê người. Có lẽ đây là câu thơ hiện thực trần trụi, đau đớn và xót xa nhất trong toàn bộ tác phẩm của ông. Nhưng không vì thế mà câu thơ trở nên bi lụy, ngay sau đó, ông đã khẳng định “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Đời người chỉ có một lần “xanh” một lần tuổi trẻ đẹp đẽ, nhưng họ không hề tiếc nuối, họ sẵn sàng hi sinh vì mục đích cao cả, bởi nếu “ai cũng tiếc thì còn chi tổ quốc” (Thanh Thảo).

Hai câu thơ đã khắc họa đầy bi tráng về cái chết của người lính Tây Tiến:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Cuộc sống chiến đấu nhiều khó khăn, thiếu thốn, khi các anh hi sinh, ngay cả những nghi thức tang lễ đơn giản nhất cũng không được cử hành, thay vào đó chỉ là manh áo bọc lấy thân rồi trở về với đất mẹ. Bằng tất cả sự yêu thương, cảm thông, trân trọng Quang Dũng đã nâng nó lên thành chiếc áo bào, khiến cái chết trở nên trang trọng hơn. Cùng với đó là sự sử dụng mật độ dày đặc các từ Hán Việt tạo nên sắc thái trang trọng, cổ kính và biến cái chết của người lính Tây Tiến vốn là sự hữu hạn trở thành sự sống vô hạn, bất tử. Hai chữ "về đất" đã giảm bớt sự đau buồn, cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Và cuối cùng là khúc tráng ca của sông Mã đưa các anh trở về với đất mẹ. Động từ “gầm” vừa diễn tả nỗi đau đớn tột cùng chứa đựng trong đó cả sự uất hận, nghẹn ngào. Nhưng có bi mà không hề lụy, bởi nó không thê lương mà là một khúc tráng ca độc hành tiễn người lính về với đất mẹ thiên nhiên.

Với lớp ngôn từ tinh tế, chan chứa tình cảm cảm xúc, Quang Dũng đã tái hiện chân thực vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Họ hiện lên với những nét vẽ vừa chân thực, vừa lãng mạn, tài hoa. Nhưng nổi bật hơn cả là lòng yêu nước, sự anh dũng sẵn sàng hi sinh cho độc lập của đất nước. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến cũng chính là vẻ đẹp chung của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ oanh liệt, hào hùng.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 6 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON