Qua văn bản Dưới bóng hoàng lan, tác giả Thạch Lam đã nâng ý nghĩa những điều bình dị giúp chữa lành những vết thương cuộc đời của con người - đại diện qua nhân vật Thanh. Bài soạn Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về văn bản. Từ đó biết yêu quý và trân trọng những khoảnh khắc bên người thân hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Đoạn trích Dưới bóng hoàng lan thông qua câu chuyện của nhân vật Thanh nhân một lần trở về nhà, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương gợi ra từ cảnh vật bình dị, thân quen và tình cảm gia đình bà cháu thiết tha luôn đau đáu trong lòng nhân vật.
1.2. Nghệ thuật
- Văn bản mang đậm chất thơ
- Hình ảnh mang tính chất biểu tượng trữ tình – hình ảnh cây hoàng lan và người bà
- Từ tượng thanh, tượng hình sử dụng linh hoạt
2. Soạn bài Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Câu 1: Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn?
Trả lời:
- Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,... là sự yên lặng trầm tịch của gian nhà cũ.
- Bên trong và bên ngoài khu vườn có những sự khác biệt lớn về khung cảnh, từ đó mang đến cho tác giả những cảm xúc khác biệt.
Câu 2: Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
Trả lời:
* Một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại:
- Hình ảnh ngôi nhà trong cảm nhận của Thanh: "Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng. Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ.".
- Hình ảnh cây hoàng lan: "Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “Cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa.".
* Ý nghĩa của sự đan xen đó là:
- Sự đồng hiện của hình ảnh, nối liền thực tại và tương lai.
- Cho thấy cảm xúc, tâm trạng, sự hồi tưởng của nhân vật.
Câu 3: Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
Trả lời:
- Những kỉ niệm tuổi thơ đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà:
- Chơi với con mèo già.
- Được bà che chở cho.
- Cảnh trên trường kỉ, ngọn đèn con và cái điếu cũ kĩ; Con mèo già tròn mình nằm bên cạnh, mắt lim dim trong sự bình yên và nhàn nhã.
- Chơi dưới gốc cây hoàng lan và nhặt hoa.
- Chơi với Nga trong vườn, cùng nhặt hoa.
- Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm giác bình yên, thong thả, nhẹ nhõm, tươi mát. Qua đó, tôi cảm nhận Thanh là một người nhạy cảm, lãng mạn, sâu lắng.
Câu 4: Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
Trả lời:
Tình cảm giữa Thanh và Nga là tình yêu nhẹ nhàng, lãng mạn, sâu lắng. Không ai nói với ai lời yêu nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm của đối phương.
- Có thể cảm nhận như vậy là dựa vào các chi tiết trong văn bản:
- Nga và Thanh chơi với nhau từ nhỏ đến lớn.
- Khi nghe thấy tiếng Nga, Thanh đang nằm trong nhà liền chạy ra gặp.
- Thanh nhất quyết mời Nga ăn cơm bằng được.
- Nga chơi đến tận tối ở nhà Thanh.
- Thanh tiễn Nga về, nắm lấy tay Nga và Nga để yên một lúc.
- Chi tiết ở cuối tác phẩm: Thanh biết Nga vẫn luôn đợi mình.
Câu 5: Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện này?
Trả lời:
Sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan, tôi hiểu câu nói đi để trở về nghĩa là con người ta có đi xa mới cảm nhận được sự bình yên, gần gũi, thân thương của gia đình mình. Câu nói cũng cho thấy sau những bộn bề lo toan, sau những xô bồ, mỏi mệt của cuộc sống nhà chính là nơi để trở về.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện.
Trả lời:
“Dưới bóng hoàng lan” khép lại trong cảnh nhân vật Thanh phải trở về tỉnh trong tâm trạng “nửa buồn mà lại nửa vui”. Buồn bởi chàng sắp phải rời xa cái chốn thân quen để quay trở lại phố thị ồn ào. Nhưng vẫn ánh lên niềm vui bởi chàng đã mang theo hành trang của tình yêu thương, qua sự quan tâm từ người bà, qua những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo, và qua tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga. Đoạn kết khép lại khi sau câu Thanh nói với bác Nhân gửi giùm lời chào Nga, và khi rời đi chàng biết Nga vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là một niềm tin, một niềm hy vọng cho con người khi bước tiếp trên hành trình của cuộc đời. Vì thế, tâm trạng của Thanh vừa buồn vì phải chia xa, lại vừa vui khi có được một điểm tựa về mặt tinh thần. Chính tâm trạng ấy có lẽ đã hé mở một sự tiến triển trong tình cảm giữa Thanh và Nga, hé mở một cái kết tươi sáng cho câu chuyện tình yêu vẫn còn đang bỡ ngỡ.
4. Hỏi đáp về bài Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số văn mẫu bài Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Văn bản Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam xoay quanh câu chuyện trở về quê thăm bà của nhân vật Thanh - mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Qua đó giúp người đọc cả nhận được tình cả bà cháu thiêng liêng. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: