YOMEDIA
NONE

Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại


Sau đây mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. Bài giảng đã được soạn khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời có các bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức trọng tâm của bài.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a) Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tôn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên

- Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó.

b) Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị những di sản của thời trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau. Hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Một góc Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)

1.2.  Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

a) Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá

- Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá (thời trang, phim ảnh, âm nhạc, sân khấu, triển lãm, xuất bản,...).

- Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hoá.

b) Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với Sử học

- Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.

- Công nghiệp văn hoá phát triển với nhiều ngành nghề mới đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hoá thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.

      Đua ghe Ngo (Sóc Trăng)                                                             Gốm Bát Tràng (Hà Nội)        

1.3. Sử học với sự phát triển du lịch

a) Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch

- Di sản văn hoá là sản phẩm của lịch sử. Các di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với hoạt động du lịch là đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.

- Du lịch khai thác các di sản văn hoá, lịch sử, giúp cho con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hoá. Trên thế giới, tiêu biểu là các di sản: Kim tự tháp (Ai Cập), đền Ta-giơ Ma-han (Ấn Ðộ), Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc),...; ở Việt Nam, tiêu biểu là các di sản: Phố cổ Hà Nội, Tràng An (Ninh Bình), Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Địa đạo Củ Chỉ (Thành phố Hồ Chí Minh),... đều trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ)

b) Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá

- Nhu cầu du lịch của con người không chỉ là tham quan các di tích, di sản, mà cao hơn là các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản ấy.

- Du lịch chính là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hoá của địa phương, dân tộc.

- Du lịch văn hoá phát triển vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di tích lịch sử,

Đình Tân Trào thuốc Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang)

Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)

Bài tập minh họa

Câu 1: Quan sát Hình 4.4 và cho biết, vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn?

Hướng dẫn giải

Việc bảo tồn khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

- Khu thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng, bao quanh là đồi núi. 

- Đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là khu vực lăng mộ các vua quan, hoàng thân quốc thích của những vương triều Chăm Pa xưa.

- Khu di tích mang trong mình những giá trị lịch sử vô giá của vương triều Chăm Pa, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm Pa thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trên gạch, đá.

- Khu di tích là nguồn sử liệu vô giá trong công cuộc khai quật, nghiên cứu về lịch sử vương quốc Chăm Pa.

- Bảo tồn khu di tích còn thể hiện ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng xã hội. Đem lại những hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội.

Câu 2: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào?

Hướng dẫn giải

Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:

- Mang giá trị đạo đức truyền thống – thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ, tôn thờ các bậc sinh thành, những người có công với dân, với nước.

- Mang giá trị lòng yêu nước bởi đây là sự tôn trọng sùng bái công lao to lớn của các Vua Hùng.

Giá trị lịch sử của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:

- Giá trị tinh thần yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc được khởi nguồn từ sự khai sinh lập nước của các Vua Hùng được các thế hệ người Việt gìn giữ, tiếp nối.

- Là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các cộng đồng dân tộc, liên kết quá khứ - hiện tại – tương lai.

- Ở cấp độ quốc gia, Lễ hội Đền Hùng là ngày hội chung của cả nước, mọi người Việt Nam không phân biệt giới tính, tầng lớp, tuổi tác đều có chung một cội nguồn, một ngày giỗ tổ.

- Thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Câu 3: Kể tên một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa

Hướng dẫn giải

Các tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa có thể kể đến như:

- Những vấn đề cơ bản về Luật Di sản văn hóa của PGS.TS. Trương Quốc Bình.

- Các bảo tàng với việc thực hiện Luật Di sản văn hóa của PGS.TS. Phạm Mai Hùng.

- Một số ý kiến về mục tiêu chống xuống cấp, tôn tạo di tích của TS. Đặng Văn Bài.

- Nghiên cứu sưu tầm, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của TS. Nguyễn Chí Bền.

- Vai trò của tư liệu Hán Nôm đối với các di tích và danh lam thắng cảnh ở Việt Nam của TS. Đinh Khắc Thuân.

 Luyện tập Bài 4 Lịch sử 10 CTST

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

- Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy. giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; biết vận động mọi người cùng hành động bảo vệ các di sản.

- Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học đối với một số ngành, nghề trong công nghiệp văn hoá; vai trò và tác động qua lại của Sử học với phát triển du lịch và việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Lịch sử 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Lịch sử 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục I.2 trang 19 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II.1 trang 20 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II.2 trang 21 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi 1 mục III.1 trang 22 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi 2 mục III.1 trang 22 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục III.2 trang 22 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 23 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 23 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 23 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 1 trang 18 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 2 trang 18 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 3 trang 19 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 4 trang 19 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 5 trang 20 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 6 trang 20 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 7 trang 21 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 4 Lịch sử 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON