Giải Câu 7 trang 21 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. Sử học có mối quan hệ như thế nào đối với di sản văn hóa?
A. Bảo tồn và khôi phục các di sản.
B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản.
D. Bảo vệ khôi phục các di sản.
2. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di sản là nhiệm vụ của
A. ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; cơ quan quản lí của Nhà nước.
B. ngành khoa học xã hội và nhân văn; cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
C. cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội; cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
D. viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
3. Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội.
B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
C. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hóa xưa, làm cơ sở phát triển văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
4. Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa?
A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản.
B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hóa.
C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
5. Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị
A. lịch sử, văn hóa, khoa học.
B. khoa học, kinh tế, chính trị.
C. kinh tế, giáo dục, văn hóa.
D. khoa học, kinh tế, văn hóa.
6. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động
A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
B. phát triển và lan tỏa các giá trị di sản.
C. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị của di sản.
D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.
7. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa không phải là hoạt động
A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hóa di tích.
B. đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
C. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
D. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.
8. Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đều có vai trò là
A. di sản văn hóa đặc biệt.
B. di sản văn hóa quốc gia.
C. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.
9. Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hóa dân tộc.
B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hóa nhân loại phát triển.
C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa.
D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.
10. Công nghiệp văn hóa có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của Sử học?
A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hóa dân tộc.
B. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử.
C. Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược phát triển bền vững.
D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.
11. Lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch?
A. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển.
B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa.
C. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
D. Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hóa.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu 7
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử học có mối quan hệ là bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
=> Chọn đáp án B.
2.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III trang 21; 22 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Các cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong nhân dân.
=> Chọn đáp án C.
3.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III trang 21 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích
- Góp phần biến đổi những giá trị văn hóa xưa, làm cơ sở phát triển văn hóa VN và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
- Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
=> Chọn đáp án A.
4.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Vai trò của Sử họcvới việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là: phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
=> Chọn đáp án D.
5.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
=> Chọn đáp án A.
6.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.2 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động: lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị của di sản nhằm giúp đời sau nhớ về cội nguồn và có ý thức trách nhiệm hơn.
=> Chọn đáp án C.
7.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.2 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động:
- Hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
- Đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
=> Chọn đáp án A.
8.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đều có vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt vì kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở để bảo tồn, giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa.
=> Chọn đáp án C.
9.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục II.1 trang 20 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, ý tưởng, tri thức và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa (thời trang, phim ảnh, âm nhạc,…).
=> Chọn đáp án D.
10.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 20 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp văn hóacung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.
=> Chọn đáp án B.
11.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III.1 trang 21 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Các di tích lịch sử - văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế => đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.
=> Lịch sửvà văn hóa có vai trò quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hóa.
=> Chọn đáp án D.
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.