YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 9, 10, 11, 12)


Bài tập (Chủ đề 9, 10, 11, 12) chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về cảm ứng, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

- Cảm ứng: khả năng tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. 

- Vai trò cảm ứng: giúp sinh vật mới tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định.

- Cảm ứng ở thực vật

+ Các hình thức cảm ứng: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc,...

+ Vận dụng hiểu biết về cảm ứng: thực hiện một số biện pháp, kĩ thuật tăng năng suất cây trồng.

1.2. Tập tính ở động vật

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 28: Tập tính ở động vật

- Tập tính: một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống.

+ Tập tính bẩm sinh

+ Tập tính học được

- Vai trò của tập tính:

+ Liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống

+ Đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

- Ứng dụng hiểu biết về tập tính:

+ Sản xuất nông nghiệp

+ Truy tìm tội phạm

+ Xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, làm việc, học tập,...

1.3. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Khái niệm sinh trưởng: quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

- Khái niệm phát triển: quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển ở sinh vật:

+ Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển.

+ Phát triển làm thay đổi và thúc đẩy sinh trưởng.

- Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật:

+ Đặc điểm của loài

+ Nhiệt độ

+ Ánh sáng

+ Nước

+ Dinh dưỡng

1.4. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- Mô phân sinh: là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng

+ Mô phân sinh đỉnh

+ Mô phân sinh bên

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật: 

Hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây ra hoa → cây tạo quả và hình thành hạt

- Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của thực vật vào thực tiễn:

+ Đưa ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc phù hợp

+ Xác định thời điểm thu hoạch

+ Điều khiển yếu tố môi trường

+ Trồng cây đúng mùa vụ

+ Sử dụng chất kích thích nhằm làm tăng năng suất cây trồng.

1.5. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật:

+ Giai đoạn phôi

+ Giai đoạn hậu phôi

- Một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn:

+ Điều hoà sinh trưởng và phát triển của vật nuôi bằng sử dụng các loại vitamin, khoáng chất

+ Điều khiển yếu tố môi trường

+ Tiêu diệt sâu hại

1.6. Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

- Khái niệm sinh sản: quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính.

- Khái niệm sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.

+ Sinh sản bằng bào tử

+ Sinh sản sinh dưỡng

- Vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn: nuôi cấy mô, giâm cành, chiết cành,...

1.7. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Khái niệm sinh sản hữu tính: hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.

- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa:

+ Quá trình hình thành hạt phấn, noãn,

+ Quá trình thụ phấn và thụ tinh

+ Hình thành quả chứa hạt.

- Sinh sản hữu tính ở động vật:

+ Hình thành tinh trùng và hình thành trứng

+ Thụ tinh tạo thành hợp tử

+ Hợp tử phát triển thành cơ thể mới

1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật:

+ Yếu tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ,...)

+ Yếu tố bên trong (đặc điểm của loài, hormone sinh sản,...).

- Điều khiển sinh sản ở sinh vật:

+ Điều chỉnh yếu tố môi trường

+ Sử dụng hormone nhân tạo

1.9. Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

- Sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể

- Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường

Bài tập minh họa

Bài 1: Quan sát hình 29.2 và nêu vai trò của chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập đối với con người.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Vai trò của chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập đối với con người: Chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng và sức khỏe của con người. Thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ bị suy sinh dưỡng khiến thể trạng thấp còi, suy giảm hệ miễn dịch, giảm phát triển trí tuệ, giảm khả năng giao tiếp,… Thừa chất dinh dưỡng và lười vận động sẽ khiến trẻ bị béo phì khiến suy giảm miễn dịch; tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, tim mạch, tiêu hóa, sinh sản,…  Bởi vậy, để đảm bảo sự phát triển thể trạng và sức khỏe, cần có chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập hợp lí.

Bài 2: Lấy các ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được ở sinh vật.

Hướng dẫn giải

- Tập tính bẩm sinh: Tập tính cho con bú của khỉ, tranh giành con cái ở sư tử, thỏ chạy trốn khi thấy kẻ thù, tập tính di cư của một số loài chim, gấu bắc cực ngủ đông,...

- Tập tính học được: Tập tính ăn uống theo giờ của thú nuôi, nhận biết chủ nhà của chó, người dừng xe khi gặp đèn đỏ, tập thể dục buổi sáng ở người,...

Bài 3: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.

Sinh vật đa bào bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào nên tế bào được coi là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Các tế bào tồn tại, luôn luôn đổi mới thành phần, lớn lên và phân chia là do thường xuyên được cung cấp các chất dinh dưỡng dưới dạng các hợp chất đơn giản, nhờ đó các tế bào có thể tổng hợp nên những chất phức tạp cho từng cơ quan và cơ thể. Những hợp chất đơn giản này lại là kết quả của quá trình biến đổi những hợp chất phức tạp có trong thành phần thức ăn lấy ở môi trường ngoài. Trong quá trình hoạt động của các tế bào đòi hỏi phải tiêu dùng năng lượng. Nguồn năng lượng này chính là do quá trình phân giải các hợp chất chứa năng lượng có trong thành phần của tế bào cung cấp, nhờ oxygen của không khí bên ngoài đưa tới tận các tế bào. Kết quả của quá trình phân giải, một mặt tạo ra năng lượng, nhưng mặt khác cũng tạo ra các sản phẩm phân hủy, không cần thiết cho cơ thể, thậm chí còn có hại, các chất này sẽ được thải ra ngoài qua các cơ quan bài tiết.

Như vậy, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không biệt lập mà phối hợp, ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng để thực hiện các quá trình sinh lí cơ bản, đó là quá trình trao đổi chất ở phạm vi tế bào, giữa tế bào với môi trường trong cơ thể để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trong tế bào có thể được thực hiện một cách liên tục. Các quá trình trên thực hiện được nhờ chính sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các cơ quan khác nhau (ví dụ ở động vật, đó là các cơ quan như: tiêu hóa, hô hấp, bài tiết và tuần hoàn).

Sự thay đổi hoạt động sống của cơ thể liên quan đến sự tăng, giảm nhu cầu năng lượng của các tế bào, từ đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các cơ quan của cơ thể. Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể phù hợp với sự thay đổi hoạt động từng lúc, ở từng nơi, phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của cơ thể ở động vật, thực hiện bằng cơ chế phản xạ và có sự tham gia, hỗ trợ của các tuyến nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan, đảm bảo cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn. Ngoài ra, còn có các cơ quan sinh sản thực hiện chức năng duy trì nòi giống, đảm bảo cho sự tồn tại của loài thông qua quá trình sinh sản.

Câu hỏi:

1. Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?

2. Trình bày mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể.

3. Nêu mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.

4. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Hướng dẫn giải

1. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống vì:

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả các hoạt động sống ở tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.

2. Mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể:

- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống: Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Phần lớn hoạt động sống của cơ thể diễn ra ở tế bào, giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống nhịp nhàng.

- Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng.

3. Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường:

Các hoạt động sống của tế bào và cơ thể được thực hiện được nhờ chính sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các cơ quan khác nhau: Nhờ cơ thể lấy chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và O2 từ môi trường mà tế bào thực hiện được thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống. Đồng thời, các sản phẩm thải từ hoạt động của tế bào và cơ thể sẽ được thải ra ngoài môi trường qua các cơ quan bài tiết.

4. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất:

- Tất cả các thành phần cấu trúc của tế bào, tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong một cơ thể đều có sự liên quan, phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động sống của cơ thể: Nhờ cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường mà tế bào thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

- Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại mật thiết đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một thể thống nhất: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

Luyện tập Bài tập (Chủ đề 9, 10, 11, 12) Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về cảm ứng, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, sinh sản ở sinh vật.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài tập (Chủ đề 9, 10, 11, 12) Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 9, 10, 11, 12) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài tập (Chủ đề 9, 10, 11, 12) Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 9, 10, 11, 12) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Bài tập 1 trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 2 trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 3 trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 4 trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 5 trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 6 trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 7 trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải Bài tập 8 trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài tập (Chủ đề 9, 10, 11, 12) Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON