Mời các em cùng tìm hiểu các kiến thức về các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở động vật và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn qua nội dung bài giảng của Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật
Hình 31.2. Sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời
của một số động vật
- Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan trong cơ thể.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm 2 giai đoạn chính: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
+ Giai đoạn phôi: Hợp tử phát triển thành phôi, sau đó các tế bào phôi phân hóa thành các mô, cơ quan.
- Động vật đẻ trứng: phôi phát triển trong trứng đã thụ tinh.
- Động vật đẻ con: giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.
+ Giai đoạn hậu phôi: Diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra.
- Một số loài động vật, con non có đặc điểm hình thái khác với con trưởng thành (muỗi, ếch,…)
- Một số loài động vật, con non có đặc điểm hình thái gần giống như con trưởng thành (người, gà,…).
1.2. Thực hành quan sát các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật
Chuẩn bị: Hình ảnh, video các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một số động vật và phiếu quan sát.
PHIẾU QUAN SÁT
Tiến hành
- Quan sát sinh trưởng và phát triển của động vật ở giai đoạn phôi và hậu phôi.
- Vẽ sơ đồ vòng đời phát triển của động vật quan sát được.
- Hoàn thành phiếu quan sát
Báo cáo kết quả
- Trình bày kết quả quan sát theo phiếu quan sát.
Giai đoạn sinh trưởng và phát triển |
Mô tả sự sinh trưởng và phát triển |
Giai đoạn phôi |
Diễn ra trong trứng, hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan. |
Giai đoạn hậu phôi |
Sau khi được sinh ra, sâu bướm (sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây) lớn lên rất nhanh và trải qua nhiều lần lột xác để đạt được hình thái nhộng (kén). Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp, bướm (sử dụng thức ăn chủ yếu là mật hoa) được hình thành rồi phá kén chui ra ngoài. Như vậy, trong quá trình phát triển của loài bướm trải qua biến thái hoàn toàn: con non (sâu bướm) có đặc điểm cấu tạo và sinh lí khác hoàn toàn với con trưởng thành (bướm). |
1.3. Một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn
Một số biện pháp vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật trong thực tiễn:
- Điều hòa sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng cách sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển ở vật nuôi.
Ví dụ: Bổ sung vitamin A, C, D, E,...cho lợn, trâu, bò.
- Điều khiển yếu tố môi trường làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi bằng cách đảm bảo cân đối chất lượng, số lượng thức ăn; cải tạo chuồng trại; tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.
- Dựa vào hiểu biết về chu kì sinh trưởng của các loài sâu để tiêu diệt hiệu quả sâu bọ gây hại cây trồng.
1. Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan của cơ thể. 2. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn phối và hậu phôi. 3. Con người ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật trong nông nghiệp như điều hoà sinh trưởng và phát triển của vật nuôi bằng sử dụng các loại vitamin, khoáng chất; điều khiển yếu tố môi trường; tiêu diệt sâu hại;... |
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Trình bày hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật (giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi).
Hướng dẫn giải:
- Giai đoạn phôi: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh; ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.
- Giai đoạn hậu phôi: diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra. Giai đoạn này khác nhau giữa các loài động vật. Có những loài động vật, con non có sự thay đổi đột ngột về hình thái sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng (ví dụ: châu chấu, ruồi, muỗi,…), có những loài động vật không có sự thay đổi đột ngột về hình thái (ví dụ: trâu, lợn, chó,…).
Bài tập 2: Quan sát chu trình sinh trưởng và phát triển của loài muỗi ở hình 31 và hoàn thành bảng sau:
Giai đoạn sinh trưởng, phát triển |
Đặc điểm hình thái |
|
|
|
|
Hướng dẫn giải:
Giai đoạn sinh trưởng, phát triển |
Đặc điểm hình thái |
Giai đoạn phôi |
- Diễn ra ở trong trứng đã thụ tinh. Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa thành mô, cơ quan. |
Giai đoạn hậu phôi |
- Diễn ra sau khi trứng nở, có sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn: + Ấu trùng nở ra từ trứng (loăng quăng) sống trong nước, không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển bằng cách uốn mình. + Ấu trùng phát triển thành bọ gậy. Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. + Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối trong vòng đời của muỗi, muỗi có cánh sống trên cạn và có thể hút máu người hoặc động vật để lấy chất dinh dưỡng. |
Luyện tập Bài 31 Khoa học tự nhiên 7 CD
Học xong bài học này, em có thể:
- Dựa vào hình vẽ vòng đời của một động vật, trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của động vật đó.
- Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số động vật.
- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở động vật trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở động vật bằng sử dụng chất kính thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).
- Vận dụng được những kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất chăn nuôi).
3.1. Trắc nghiệm Bài 31 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 10 Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 31 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 10 Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 144 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 1 trang 144 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 2 trang 144 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 1 thí nghiệm trang 145 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 2 thí nghiệm trang 145 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 3 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng 1 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng 2 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 31.1 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 31.2 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 31.3 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 31.4 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 31.5 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 31.6 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 31.7 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 31.8 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 31.9 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Hỏi đáp Bài 31 Khoa học tự nhiên 7 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!