Để trả lời lại các kích thích của môi trường sinh vật sẽ đưa ra những cảm ứng. Cảm ứng của sinh vật là gì? Hãy cùng HỌC247 tìm hiểu các kiến thức này thông qua nội dung bài giảng của Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm cảm ứng và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
- Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường để đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Khi chạm tay vào nước nóng, tay sẽ rụt lại.
- Đặc điểm của cảm ứng:
+ Cảm ứng ở thực vật diễn ra chậm, khó nhận ra, có các hình thức như hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc,…
Hình 27.2. Một số ví dụ về cảm ứng ở thực vật
+ Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nahnh hơn, dễ nhận thấy,…
Hình 27.3. Một số ví dụ về cảm ứng ở động vật
- Ý nghĩa của cảm ứng: Giúp sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong giới hạn nhất định.
1.2. Cảm ứng ở thực vật
a. Thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật
Tính hướng sáng
- Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngon cây đậu; ở hộp B, có một cửa số ở thành hộp phía trên.
- Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hàng ngày.
- Sau một tuần, khi các cây đã đủ lớn, đạt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài ánh sáng.
- Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B.
Hình 27.4. Tính hướng sáng của thực vật
=> Từ hình thái khác nhau của 2 cây ở 2 hộp, nhận thấy ngọn cây có tính hướng sáng. Tính hướng sáng này giúp cây thu nhận đủ ánh sáng để tiến hành quá trình quang hợp tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Tính hướng nước
- Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B).
- Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thầm nước ra ngoài. Hằng ngày bổ sung nước và cốc để nước từ trong cốc thầm dần ra mùn cưa.
- Sau 3 - 5 ngày, gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp.
Hình 27.5. Tính hướng nước của thực vật
=> Từ hình thái rễ khác nhau của 2 cây ở 2 hộp, nhận thấy rễ cây có tính hướng nước. Tính hướng nước giúp rễ cây chủ động tìm kiếm được nguồn nước, cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
b. Ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn
- Ứng dụng tính hướng sáng: Cây ưa sáng mạnh thì trồng ở nơi quang đãng, cây ưa tối thì trồng dưới tán những cây khác.
- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc: Làm giàn khi trồng các cây thân leo (ví dụ cây dưa chuột, cây hoa thiên lí,…)
- Ứng dụng tính hướng nước: Cây ưa nước thì trồng ở nơi ẩm ướt, gần bờ ao, đầm lầy. Cây không ưa nước thì trồng nơi đất khô ráo.
- Ứng dụng tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ: cần vun gốc cho cây (ví dụ cây khoai tây).
- Ứng dụng tính hướng hóa: một số cây cần bón phân sát mặt đất (cây lúa, cây dứa,…), một số cây cần đào hố sâu dưới đất (cây cam, cây bưởi,…).
1. Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Nhờ có đặc tính cảm ứng, sinh vật mới tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định. 2. Ở thực vật, khi nhận kích thích, cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan. Các hình thức cảm ứng như: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc,... 3. Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để thực hiện một số biện pháp, kĩ thuật tăng năng suất cây trồng như tưới nước, làm giàn, bón phân, vun gốc,... |
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Cảm ứng ở sinh vật là gì? Cho ví dụ.
Hướng dẫn giải:
- Cảm ứng ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- Ví dụ về cảm ứng ở sinh vật:
+ Trời nóng người toát mồ hôi
+ Cây trinh nữ cụp lá khi chạm vào
+ Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian, ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ.
Bài tập 2: Cảm ứng có vai trò như thế nào trong đời sống của cây? Cho ví dụ.
Hướng dẫn giải:
- Vai trò của cảm ứng trong đời sống của cây: Thông qua cảm ứng, thực vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường, nhờ đó thực vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định.
- Ví dụ:
+ Thực vật có tính hướng sáng, nhờ đó cây hướng về phía ánh sáng để tăng cường quang hợp.
+ Rễ cây có tính hướng nước giúp rễ tìm được nguồn nước và chất khoáng để cung cấp cho cây.
+ Cây bầu bí có tính hướng tiếp xúc giúp cây leo lên cao để lấy được nhiều ánh sáng và tránh được những tác động bất lợi khi bò ở dưới đất.
Bài tập 3: Hoàn thành bảng sau phân biệt một số dạng cảm ứng ở thực vật.
Các dạng cảm ứng ở thực vật |
Đặc điểm, ý nghĩa đối với thực vật |
Ví dụ |
Tính hướng sáng |
|
|
Tính hướng nước |
|
|
Tính hướng hóa |
|
|
Tính hướng tiếp xúc |
|
|
Hướng dẫn giải:
Các dạng cảm ứng ở thực vật |
Đặc điểm, ý nghĩa đối với thực vật |
Ví dụ |
Tính hướng sáng |
Thân, cành cây hướng về phía có ánh sáng tìm nguồn sáng để quang hợp. |
Cây đậu đặt trong bóng râm một thời gian thì thân mọc hướng về phía có ánh sáng.
|
Tính hướng nước |
Rễ cây hướng về phía có nguồn nước để tìm được nguồn nước cho cây. |
Nếu chỉ cung cấp nước ở một phía của chậu thì sau một thời gian rễ của cây đậu sẽ hướng về phía có nước. |
Tính hướng hóa |
Rễ cây hướng về phía có các chất dinh dưỡng để tìm được nguồn chất khoáng cho cây. |
Nếu chỉ đặt phân bón ở một phía của chậu thì sau một thời gian rễ của cây đậu sẽ hướng về phía có phân bón. |
Tính hướng tiếp xúc |
Ngọn, thân, tua cuốn của các cây thân leo như bầu bí quấn quanh giá thể để giúp cây vươn lên cao. |
Cắm một que gỗ cạnh cây dưa chuột thì sau một thời gian cây dưa chuột sẽ bám và leo quanh que gỗ. |
Luyện tập Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 CD
Học xong bài học này, em có thể:
- Phát biểu đư cảm ứnợc khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượngg ở thực vật và động vật.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).
- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
3.1. Trắc nghiệm Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 9 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 9 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 129 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 1 trang 129 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 2 trang 130 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 3 trang 130 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng 1 trang 130 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng 2 trang 130 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Tìm hiểu thêm trang 130 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 4 trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 5 trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng 3 trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 6 trang 132 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 132 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng 4 trang 132 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 27.1 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.2 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.3 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.4 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.5 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.6 trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.7 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.8 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.9 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.10 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.11 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 27.12 trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Hỏi đáp Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!