Để trả lời lại các kích thích của môi trường sinh vật sẽ đưa ra những cảm ứng. Cảm ứng của sinh vật là gì?. Hãy cùng HỌC247 tìm hiểu các kiến thức này thông qua nội dung bài giảng của Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
a. Khái niệm về cảm ứng sinh vật
- Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển.
- Các tác nhân bên trong có thể gây ra các phản ứng đối với cơ thể sinh vật, ví dụ: yếu tố tâm lí, thần kinh, tuổi, giới tính,...
- Ví dụ:
+ Khi chạm tay vào cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại, lá cây xấu hổ đã chịu tác động cơ học từ ngón tay và có phản ứng khép lại.
+ Khi ta dùng đầu đũa tác động cơ học vào một vị trí nào đó trên cơ thể con giun đất, toàn thân nó sẽ có phản ứng co lại.
b. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
- Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.
- Ở thực vật, cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường của cơ thể thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm.
Hình 32.3. Một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật
1.2. Cảm ứng ở thực vật
- Cảm ứng ở thực vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường thông qua vận động của các cơ quan.
- Các hình thức của cảm ứng thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hoá, ...
Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng:
- Trồng vài hạt đỗ lạc ngô đang nảy mầm vào hai cốc chứa đất ẩm A, B.
- Đặt cốc A vào hộp bìa carton có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên ngoài trong điều kiện thường.
- Đặt cả hộp giấy bìa carton chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.
- Sau 2 tuần, cây trong cốc A sẽ vươn về phía lỗ thủng của thùng carton, còn cây trong cổc B phát triển bình thường.
Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước:
- Trải đều một lớp giấy ăn mỏng vào trong hai khay có đục lỗ.
- Rải mùn cưa ẩm đều khắp mặt các khay thành một lớp khoảng 1 cm.
+ Khay 1: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới nước phía đối diện. Treo khay nghiêng một góc 45°, sao cho các hạt đỗ ở phía trên.
+ Khay 2: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào đểu mặt khay và tưới nước. Để khay theo mặt phẳng nằm ngang và tưới nước đểu hằng ngày.
- Sau 2 tuần: rễ của các cây ở khay 1 mọc hướng về nơi có nguồn nước, rễ của các cây ở khay 2 mọc thẳng.
Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc:
- Trồng ba cây thân leo (mướp/ bí/ bầu) vào ba chậu chứa đất ẩm.
- Cắm sát bên mỗi cấy một giá thể (cành cây khổ, cọc gỗ, lưới thép, ...)
- Đặt chậu cây nơi có đủ ánh sáng và tưới nước hằng ngày.
- Theo dõi và ghi chép hiện tượng xảy ra của các cây này sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần.
Hình 32.6. Các bước thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây
1.3. Ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn
Con người đã vận dụng hiện tượng cảm ứng của thực vật (hướng sáng, hướng hoá, hướng nước, ...) vào thực tiễn giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
- Ứng dụng tính hướng sáng của thực vật để tạo hình cây bon sai, trồng xen canh các cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng, ...
Hình 32.7. Cây bon sai phát triển về phía nhiều ánh sáng
- Ứng dụng tính hướng nước để trồng cây thủy sinh, cây gần bờ ao, mương nước,...
Hình 32.8. Ứng dụng trồng rau thủy canh
- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như: bầu, bí, mướp, ...
Hình 32.9. Ứng dụng làm giàn cho cây leo
1. Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển. 2. Cảm ứng ở thực vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường thông qua vận động của các cơ quan. Các hình thức của cảm ứng thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hoá,... 3. Dựa vào khả năng cảm ứng của thực vật, người ta tác động làm thay đổi môi trường sống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng. |
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Hãy kể tên một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật. Xác định tác nhân làm xuất hiện các hiện tượng cảm ứng đó và cho biết ý nghĩa của chúng đối với thực vật.
Hướng dẫn giải:
Hiện tượng cảm ứng ở thực vật |
Tác nhân |
Ý nghĩa đối với thực vật |
Cây me khép lá về sáng sớm và chiều tối |
Nhiệt độ, ánh sáng |
Giảm sự thoát hơi nước để cây thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, ánh sáng. |
Cây nắp ấm bắt mối |
Con mồi |
Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây |
Cây mướp hình thành tua cuốn leo trên giàn |
Giá thể |
Giúp cây có nhiều không gian sống, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng để quang hợp |
Bài tập 2:
Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Trồng vài hạt đỗ/ lạc/ ngô đang nảy mầm vào cốc chứa đất ẩm.
Bước 2: Cắt bỏ hai đầu vỏ chai nhựa (lưu ý sử dụng vỏ chai có kích thước lớn hơn cốc trồng cây).
Bước 3: Cắt ba hình tròn bằng giấy bìa cứng có đường kính bằng đường kính vỏ chai, khoét trên mỗi miếng bìa một lỗ nhỏ có kích thước như nhau (lưu ý lỗ tròn đủ cho cây chui qua), sau đó đặt ba miếng bìa vào vỏ chai sao cho các lỗ nằm so le nhau.
Bước 4: Dùng giấy màu tối quấn quanh phần vỏ chai để ánh sáng không lọt vào.
Bước 5: Úp phần vỏ chai vào cốc trồng cây. Đặt cốc trồng cây ở nơi có ánh sáng và tưới nước thường xuyên.
Bước 6: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng xảy ra sau 1 tuần.
a) Hãy cho biết mục đích tiến hành thí nghiệm của bạn học sinh là gì.
b) Tại sao phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm?
c) Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.
Hướng dẫn giải:
a) Bạn học sinh tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính hướng sáng ở thực vật.
b) Phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm nhằm điều khiển ánh sáng theo các khe hở của miếng bìa để chứng minh cây phát triển về phía nguồn ánh sáng.
c) Kết quả: Cây phát triển về phía các khe hở có ánh sáng lọt qua, vì cây có tính hướng sáng.
Luyện tập Bài 32 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Học xong bài học này, em có thể:
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vât. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).
- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở thực vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
3.1. Trắc nghiệm Bài 32 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Cảm ứng ở sinh vật là
-
A.
khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
-
B.
khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.
-
C.
khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.
-
D.
khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.
-
A.
-
- A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
- B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
- C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
- D. Cây nắp ấm bắt mổi.
-
-
A.
Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân.
- B. Tính hướng tiếp xúc.
- C. Tính hướng hoá.
- D. Tính hướng nước.
-
A.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 32 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 145 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 1 trang 145 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 2 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 3 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 4 trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 5 trang 147 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 6 trang 148 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 7 trang 149 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 149 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 1 trang 149 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 149 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 149 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 32.1 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 32.2 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 32.3 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 32.4 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 32.5 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 32.6 trang 79 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 32.7 trang 80 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 32.8 trang 80 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 32.9 trang 80 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 32.10 trang 80 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 32 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!