Để trả lời lại các kích thích của môi trường sinh vật sẽ đưa ra những cảm ứng. Động vật sẽ có những cảm ứng gì để trả lời lại môi trường. Hãy cùng HỌC247 tìm hiểu các kiến thức này thông qua nội dung bài giảng của Bài 33: Tập tính ở động vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm tập tính và vai trò của tập tính ở động vật
a. Khái niệm tập tính ở động vật
- Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
- Có rất nhiều các dạng tập tính khác nhau ở động vật, được chia thành hai loại:
+ Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Ví dụ: tập tính giăng tơ của nhện, tập tính bú mẹ của trẻ sơ sinh, tập tính bơi của cá, ...
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
Ví dụ: gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ, cá voi con học cách ép miệng của nó vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa, trẻ nhỏ học cách cầm đũa.
b. Vai trò của tập tính
- Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.
- Các tập tính của động vật giúp chúng có thể tìm kiến thức ăn, chạy thoát khỏi kẻ thù nguy hiểm, thích nghi với môi trường sống, tập tính sinh sản, di cư, bảo vệ lãnh thổ, tập tính xã hội giúp sinh vật tạo nên các mối quan hệ hài hoà trong xã hội, ...
1.2. Ứng dụng của tập tính ở động vật trong thực tiễn
- Áp dụng tập tính của động vật trong nhiều lĩnh vực ngoài thực tiễn như:
+ Trong chăn nuôi: tạo ra môi trường sống phủ hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi
+ Trong trồng trọt: ứng dụng trồng cây đáp ứng các nhu cầu khác của con người
+ Trong học tập và sinh hoạt hằng ngày: nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt, như: học cách ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài; học thói quen dậy sớm tập thể dục, ngủ đúng giờ, ...; xoá bỏ những thói quen không tốt.
1. Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Tập tính giúp cho động vật tồn tại và phát triển. Tập tính bao gồm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được hình thành trong đời sống của cá thể động vật. 2. Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng để tạo ra môi trường sống phủ hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng đáp ứng các nhu cầu khác của con người. Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt, như: học cách ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài; học thói quen dậy sớm tập thể dục, ngủ đúng giờ, ...; xoá bỏ những thói quen không tốt. |
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Tập tính là gì? Có những loại nào?
Hướng dẫn giải:
- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
- Có 2 loại tập tính:
+ Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
- Các tập tính thường gặp ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, chăm sóc con non, tập tính di cư, ...
Bài tập 2: Hãy nêu ba ví dụ về tập tính ở động vật. Hãy cho biết những tập tính đó hình thành khi nào và nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đó đối với động vật.
Hướng dẫn giải:
Ví dụ |
Loại tập tính |
Ý nghĩa |
Khỉ trèo cây |
Bẩm sinh |
Di chuyển và tìm kiếm thức ăn |
Tinh tinh bắt cá |
Học được |
Tìm kiếm thức ăn |
Chuồn chuồn bay thấp khi trời sắp mưa |
Bẩm sinh |
Dễ dàng tìm nơi trú ẩn kịp thời. |
Bài tập 3: Burrhus Frederic Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột lại chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Đây có phải là tập tính học được không? Tại sao? Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là gì?
Hướng dẫn giải:
Đây là tập tính học được của chuột vì sau một số lần thức ăn rơi xuống, chuột hình thành được thói quen giãm lên bàn đạp để lấy thức ăn. Tác nhân kích thích của thí nghiệm này là thức ăn.
Luyện tập Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Học xong bài học này, em có thể:
- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.
- Nếu được vai trò của tập tính đối với động vật
- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
3.1. Trắc nghiệm Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
-
B.
sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
-
C.
học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
-
D.
học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
-
A.
-
- A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.
- B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.
-
C.
Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
- D. Người giảm cân sau khi bị ốm.
-
- A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
- B. Sáo học nói tiếng người.
-
C.
Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.
- D. Khi tập đi xe đạp.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 150 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 1 trang 150 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 150 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 2 trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 3 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 4 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 1 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 33.1 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 33.2 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 33.3 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 33.4 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 33.5 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 33.6 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 33.7 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 33.8 trang 81 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 33.9 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 33.10 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 33 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!