YOMEDIA
NONE

Xe thứ 2 phải có vận tốc bằng bao nhiêu để đến B cùng 1 lúc với xe thứ nhất ?

2 xe chuyển động thẳng đều từ A đếnB cách nhau 60km và đi liên tục ko nghỉ . Xe thứ nhất khỏi hành sớm hơn xe thứ nhất 1 giờ nhưng dọc đường phải ngừng nghỉ 2 giờ . hỏi xe thứ 2 phải có vận tốc bằng bao nhiêu để đến B cùng 1 lúc vs xe thứ nhất . bt xe 1 đi vs vận tốc 15km/h

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (37)

  • Thời gian đi của xe 1 là

    \(t_1=\dfrac{S}{v_1}+2=\dfrac{60}{15}+2=6\left(h\right)\)

    Thời gian đi của xe 2 để đến B cùng lúc với xe 1 là

    \(t_2=t_1-1=6-1=5\left(h\right)\)

    Vậy để đến B cùng lúc với xe 1 thì xe 2 phải đi với vận tốc là

    \(v_2=\dfrac{S}{t_2}=\dfrac{60}{5}=12\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

    t k chắc lắm có j sai mong mn sửa hộ :)

      bởi Nguyễn Huyền 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Cho một thùng gỗ nặng 50 kg .

    a) Tính công thực hiện để kéo vật đó đi 10m ?

    b) Tính công thực hiện để kéo vật lên một mặt phẳng nghiêng dài 10m , cao 2m ?

      bởi Thụy Mây 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m=50kg\)

    \(s_1=10m\)

    \(l=10m\)

    \(h=2m\)

    \(A_1=?\)

    \(A_2=?\)

    GIẢI :

    a) Trọng lượng của vật là :

    \(P=10m=10.50=500\left(N\right)\)

    Công thực hiện để kéo vật đó đi là :

    \(A_1=P.h=500.10=5000\left(J\right)=5kJ\)

    b) Mặt phẳng nghiêng dài 10m, công thực hiện là :

    \(A_2=500.10=5000\left(J\right)=5kJ\)

    Công thực hiện ở độ cao 2m là :

    \(A_3=P.h=500.2=1000\left(J\right)=1kJ\)

      bởi nguyễn thị lộc 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bai1:â)khi đi qua chỗ bùn lầy người ta thường lấy một tấm ván đặt lên trên để đi .Hãy giải thích vì sao?

    b)hãy giải thích vì sao mũi kim lại nhọn còn chân ban , chân ghế thì ko

      bởi Kim Ngan 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1)

    Ta co: p=F/S
    Trong luong cua xe lon, trong khi dien tich tiep xuc cua banh xe voi mat bun la tuong doi nho
    =>Ap suat len mat duong rat lon, khien banh xe bi lun xuong bun.
    Khi dat them tam van, dien tich tiep xuc voi mat bun lon hon, ma trong luong xe khong doi
    =>Ap suat len mat bun giam xuong dang ke, giup banh xe khong bi lun xuong bun.

    2)

    - Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, nên dễ dàng đâm xuyên qua vải
    - Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải có diện tích tiếp xúc lớn, đế suất tác dụng lên mặt sàn nhỏ, ghế không bị gãy.

      bởi Phương Bích 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1

    a) Một lọ thủy tinh đựng đầy thủy ngân và được nút chặt bằng nút thủy tinh. Tìm cách xác định khối lượng thủy ngân trong lọ mà không được kở nút. Biết khối lượng riêng của thủy ngân và thủy tinh lần lượt là D1, D2.Cho các dụng cụ : cân và bộ quả cân, bình chia độ( lọ thủy tinh lọt đuocj bình chia độ ), nuoc.

    b) một bình chứa nước đang nằm cân bằng trên một miếng nêm. thả nhẹ một vật không thấm nước có trọng lượng P vào nước ( vật nổi ) ở chính giữa để bình vẫn cân bằng ( hình vẽ ) . Nếu chuyển vật sang phải, hệ thống còn cân bằng không ?vì sao?

      bởi Anh Nguyễn 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a/

    Dùng cân xác định khối lượng tổng cộng của cả lọ m( Gồm khối lượng của thuỷ ngân m1 và khối lượng của thuỷ tinh m2):

    m= m1+ m2 (1)

    -Dùng bình chia độ xác định thể tích V của cả lọ bao gồm thể tích V1 của thuỷ ngân và thể tích V2 của thuỷ tinh:

    V= V1+ V2 =\(\dfrac{m_1}{D_1}+\dfrac{m_2}{D_2}\) \(\left(2\right)\)

    Rút m2 từ (1) thay vào (2) được khối lượng của thuỷ ngân:

    \(m=\dfrac{D_1\left(m-VD_2\right)}{D_1-D_2}\)

      bởi Nguyễn Duy 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lúc 7h, một ô tô và một xe máy cùng xuất phát từ điểm N chuyển động đều trên cùng 1 con đường thẳng tới điểm M. Ôtô đến M lúc 8h30p , xe máy đến M lúc 9h15p.

    Tính khoảng cách M và nghỉ lại 30p, ô tô quay lại N theo con đường cũ vẫn với V=60km/h. Hỏi khi từ M về N, ôtô gặp xe máy lúc mấy giờ ?

      bởi Lan Anh 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài làm:

    Đổi \(8h30'=8,5h\)\(9h15'=9,25h\)

    ❏Thời gian ô tô đi hết quãng đường từ N đến M là:

    \(t_1=8,5-7=1,5\left(h\right)\)

    Quãng đường MN dài là:

    \(S=v_1\cdot t_1=60\cdot1,5=90\left(km\right)\)

    ❏Đổi \(30'=0,5h\)

    Thời gian xe máy đã đi hết quãng đường từ N đến M là:

    \(t_2=9,25-7=2,25\left(h\right)\)

    Vận tốc của xe máy là:

    \(v_2=\dfrac{S}{t_2}=\dfrac{90}{2,25}=40\left(km\text{/}h\right)\)

    Khi ô tô nghỉ 30' thì thời gian xe máy đã đi là:

    \(t_2'=8,5+0,5-7=2\left(h\right)\)

    Quãng đường xe máy đã đi được khi ô tô nghỉ 30' là:

    \(S_2'=v_2\cdot t_2'=40\cdot2=80\left(km\right)\)

    Khoảng cách giữa xe máy với ô tô lúc này là:

    \(S_3=S-S_2'=90-80=10\left(km\right)\)

    Quãng đường xe máy đi được đến lúc gặp nhau là:

    \(S_4=v_2\cdot t=40t\left(km\right)\)

    Quãng đường ô tô đi được đến lúc gặp nhau là:

    \(S_5=v_1\cdot t=60t\left(km\right)\)

    Theo đề, ta có: \(S_4+S_5=S_3\)

    \(\Rightarrow40t+60t=10\)

    \(\Rightarrow t=0,1h=6'\)

    Vậy ô tô gặp xe máy lúc 9h06'

      bởi Nguyễn Quốc Thái 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: (2điểm) Lúc 6h20ph hai bạn chở nhau đi học với vận tốc v1=12km/h.sau khi đi được 10 ph một bạn chợt nhớ mình bỏ quên bút ở nhà nên quay lại và đuổi theo với vận tốc như cũ.Trong lúc đó bạn thứ 2 tiếp tục đi bộ đến trường với vận tốc v2=6km/h và hai bạn gặp nhau tại trường.

    a/. Hai bạn đến trường lúc mấy giờ ?

    b/. Tính quãng đường từ nhà đến trường ?

    Bài 2: ( 2 điểm) Một người đi từ A chuyển động thẳng đều về B cách A một khoảng 120m với vận tốc 8m/s. Cùng lúc đó người 2 chuyển động thẳng đều từ B về A. Sau 10 giây 2 người gặp nhau. Tính vận tốc của người thứ 2 và vị trí 2 người gặp nhau.

    Bài 3: ( 2 điểm) Một chiếc xuồng chạy trên một dòng sông. Nếu xuồng chạy xuôi dòng từ A đến B thì mất 2 giờ, còn nếu xuồng chạy ngược dòng từ B đến A thì phải mất 6 giờ. Tính vận tốc của xuồng khi nước yên lặng và vận tốc của dòng nước. Biết khoảng cách AB là 120km

    Bài 4:( 2 điểm) Một người đi xe đạp nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 15km/h; đi nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2 không đổi. Biết các đoạn đường mà người ấy đi là thẳng và vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 10km/h. tính vận tốc v2

    Bài 5:( 2 điểm) Tại hai đầu A và B của đoạn đường dài 5 km có hai người khởi hành cùng một lúc chạy ngược chiều nhau với vận tốc vA = 12 km/h; vB = 8 km/h. Một con chó cùng xuất phát và chạy cùng chiều với người A với vận tốc 16 km/h. Trên đường khi gặp người B nó lập tức quay lại và khi gặp người A nó lại lập tức quay lại và cứ chạy đi chạy lại như thế cho đến khi cả ba cùng gặp nhau.

    a) Tính tổng đoạn đường mà con chó đã chạy.

    b) Chỗ gặp nhau của hai người cách A bao nhiêu?

      bởi Naru to 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1: a)

    10 phút = \(\dfrac{1}{6}\) h

    Đoạn được hai bạn đi cùng nhau trong 10 phút đầu tiên :

    s1 = v1 . t1 = 12 . \(\dfrac{1}{6}\) = 2 km

    Bạn thứ 2 đi được đoạn đường :
    s2 = v2 . t2 = 6 . \(\dfrac{1}{6}\) = 1 km

    Khoảng cách của hai bạn khi bạn thứ nhất đi về là :
    s' = s1 + s2 = 2 + 1 = 3 km

    Thời gian để bạn thứ nhất đuổi kịp bạn thứ hai là :
    t' = s' : v' = \(\dfrac{3}{\left(12-6\right)}\) = \(\dfrac{1}{2}\) h

    Thời gian kể từ lúc mới xuất phát đến lúc gặp nhau là :

    t = t1 + t2 + t' = \(\dfrac{1}{6}+\dfrac{1}{6}+\dfrac{1}{2}\) = \(\dfrac{5}{6}\) h = 50'

    Vậy hai bạn đến trường lúc : 6h20′+50'=7h10′

    b, Quãng đường từ nhà đến trường dài :

    s = v1 . t = 12 . 12 = 6 km

    dài quá :( mik lm cau 1 thoi nha

      bởi Manh Mai Mong Manh 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 ca nô và 1 bè thả trôi cùng xuất phát từ A đến B . Khi ca nô đến B ngay lập tức nó quay lại ngay gặp bè ở C cách A 4km . Ca nô tiếp tục chuyển động về A quay lại ngay gặp bè ở D . Tính khoảng cách AD bt AB=20km

      bởi An Nhiên 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi vận tốc của bè ( vận tốc của nước) so với bờ sông là \(v_1\), vận tốc của ca nô so với dòng nước là \(v_2\), khoảng cách từ C đến D là S.

    Như vậy, vận tốc của ca nô so với lúc xuôi dòng là \(v_1+v_2\) , lúc đi ngược dòng là \(v_2-v_1\)

    Từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau ở C, bè trôi được 4km còn ca nô đi xuôi dòng đoạn 20km, rồi ngược dòng đoạn BC = 20-4 = 16 km. Ta có:

    \(\dfrac{4}{v_1}=\dfrac{20}{v_2+v_1}+\dfrac{16}{v_2-v_1}\) ( 1 )

    Từ lúc gặp ở C đến lúc gặp nhau ở D, bè trôi được một đoạn S( km) còn ca nô đi ngược đoạn CA rồi xuôi đoạn AD.

    Ta có: \(\dfrac{S}{v_1}=\dfrac{4}{v_2-v_1}+\dfrac{4+S}{v_2+v_1}\) ( 2 )

    Từ (1) rút ra: \(v_2=9v_1\)

    Thay vào (2) ta được: S = 1

    Vậy AD = AC + CD = 4+1 = 5(km)

      bởi nguyen van 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 8: một đầu tàu kéo lực 2000 N lực kéo thực hiện công là 400 KJ

    a) Tính quãng đường di chuyển của tàu

    b) Cho biết thời gian thực hiện công 10 giây hãy cho biết vận tốc của tàu

      bởi thanh hằng 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Đổi: 400KJ = 400000J

    Quãng đường di chuyển của tàu là:

    s = \(\dfrac{A}{F}\) = \(\dfrac{400000}{2000}\) = 200(m).

    b)Vận tốc của tàu là:

    V = \(\dfrac{S}{t}\) = \(\dfrac{200}{10}\) = 20(m/s).

      bởi Nguyen Tung 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100℃ vào 2,5 kg nước. Nhiêt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30℃. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài?

      bởi Lê Tấn Thanh 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    Nhiệt lượng đồng tỏa ra:

    Qtỏa = m1. C1 (t1 – t) = 380. 0,6 (100 – 30)

    Nhiệt lượng nước thu vào:

    Qthu = m2. C2 (t – t2) = 2,5. 4200 (t – t2)

    Vì Qtỏa = Qthu, ta có phương trình cân bằng nhiệt :

    380. 0,6 (100 – 30) = 2,5. 4200 (t – t2)

    => t – t2 = 1,5℃

    Vậy nước nóng thêm lên 1,5℃

      bởi nguyễn hoàng nhật Quang 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35°C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15°C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4.190J/kg.K?

      bởi Nguyễn Thị Thúy 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi x là khối lượng nước ở 15°C và y là khối lượng nước đang sôi.

    Ta có: x + y = 100kg (1)

    Nhiệt lượng y kg nước đang sôi tỏa ra:

    Q1 = y.4190.(100 - 35)

    Nhiệt lượng x kg nước ở nhiệt độ 15°C thu vào để nóng lên 35°C:

    Q2 = x.4190.(35 - 15)

    Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:

    Q1= Q2 ⇔ x.4190.(35 - 15) = y.4190.(100 - 35) (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:

    x ≈ 76,5kg; y ≈ 23,5kg

    Phải đổ 23,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15°C.

      bởi Saphia Mia 15/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15℃ vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g và nhiệt độ 100℃. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17℃. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4186J/kg.K

      bởi thủy tiên 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=200g=0,2kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(m_2=738g=0,738kg\)

    \(t_2=15^oC\)

    \(t=17^oC\)

    \(m_3=100g=0,1kg\)

    \(c_2=4186J/kg.K\)

    Tìm \(c_1=?\)

    Giải :

    Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra là :

    \(Q_1=m_1c_1\left(t_1-t\right)=0,2.c_1\left(100-17\right)\)

    Nhiệt lượng do nước và nhiệt kế thu vào là :

    \(Q_2=m_2c_2\left(t_2-t\right)=0,738.4186\left(17-15\right)\)

    và : \(Q_3=m_3c_3\left(t_2-t\right)=0,1.c_1\left(17-15\right)\)

    Vì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào nên :

    \(Q_1=Q_2+Q_3\left(1\right)\)

    Thay số vào \(\left(1\right)\) ta được \(c_1=377J/kg.K\)

      bởi Hoàng Thị Anh Thơ 20/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trong bình thông nhau có hai nhánh khác nhau chứa nước có trọng lượng riêng là 10000N/m^3 tiết diện nhánh trái = 20cm^2, nhánh phải tiết diện=5cm^2 ,dổ vào nhánh trái lượng dầu V=800cm^3

    a,tìm độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh (trọng lượng riêng của dầu=8000)

    b,hỏi độ cao mực chất lỏng trong ha nhánh so với ban đầu

      bởi Tuấn Huy 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu b có ghi thiều ko bn???

      bởi Nguyễn Văn Hảo 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật đặc được treo vào 1 lực kế. Khi ở ngoài không khí lực kế chỉ 2.1N; Khi nhúng vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2N. Cho d nước=10000N/m3

    A/ Tính thể tích của vật

    B/ Vật đó làm bằng chất gì?

    Thanks mọi ngườinnha

      bởi Nguyễn Thị Trang 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(P=2,1N\)

    \(F_x=0,2N\)

    \(d_{nước}=10000N\)/m3

    a) \(V=?\)

    b) Vật đó làm bằng gì ?

    GIẢI :

    a) Khi nhúng vào nước thì số chỉ của lực kế là :

    \(F=P-F_x=2,1-0,2=1,9\left(N\right)\)

    Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng trong nước :

    \(F_A=P-F=2,1-1,2=0,2\left(N\right)\)

    Thể tích của vật đó là :

    \(V=\dfrac{F_A}{d_n}=\dfrac{0,2}{10000}=0,00002\left(m^3\right)\)

    b) Khối lượng của vật đó là :

    \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{2,1}{10}=0,21\left(kg\right)\)

    Khối lượng riêng của vật đó là:

    \(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,21}{0,00002}=10500\) (kg/m3)

    Mà : \(D_{bạc}=10500kg\)/m3

    => Vật đó làm bằng bạc

      bởi Trương Tấn Tài 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • móc mọt vật vào lực kế, lực kế chỉ 8,5N, nhưng khi nhúng vật vào trong nước thì lực kế chỉ 5,5N. Hãy xác định thể tích của vật và trọng lượng riêng của vật làm chất

      bởi hi hi 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật :

    \(F_A=P_{thực}-P_{biểu-kiến}=8,5-5,5=3\left(N\right)\)

    \(d_{nước}=10000N\)/\(m^3\)

    => Thể tích của vật là :

    \(F_A=d\cdot V\Rightarrow V=\dfrac{F_A}{d}=\dfrac{3}{10000}=0,0003\left(m^3\right)\)

    Trọng lượng riêng của vật làm chất :

    \(d=\dfrac{P}{V}=\dfrac{8,5}{0,0003}\approx28333,33N\)/\(m^3\)

      bởi Nguyễn Phương 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có khối lượng 180kg

    a. Tính trọng lg của vật

    b. Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo bằng bn.

    c. Nếu kéo vật lên bằng hệ thống pa lăng 3 dòng dọc cố định 3 dòng dọc động thì lực kéo vật lên bằng bn?

      bởi Anh Trần 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)

    Trọng lượng của vật đó là:

    P = 10m = 10 . 180 = 1800 (N)

    b)

    Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo là:

    \(F\ge P\Leftrightarrow F\ge1800N\)

    c)

    Khi dùng 3 ròng rọc động thì ta lợi 6 lần về lực, vậy lực kéo tối thiểu là:

    \(F=\dfrac{P}{6}=\dfrac{1800}{6}=300\left(N\right)\)

      bởi Au Duong Kiet 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • các bình nước lọc thường có gắng một chốt nhựa trên nắp để khi chưa sử dụng dù có nhấn vòi thì nước không chảy ra.Lúc sử dụng thì phải rút chốt ra thì nhấn vòi nước mới chảy ra được.Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao lại như vậy?

    Giúp mình với !Ngày mai mình phải nộp rùi cả câu tính áp suất lúc nãy nữa

      bởi Nguyễn Trà Long 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tham khảo ý hiểu của em nha!

    Giải thích :

    - Khi sử dụng nút chốt nhựa trên nắp để khi chưa sử dụng dù có nhấn vòi thì nước không chảy ra là khi đó không có khí O2 thì nhấn vòi rất chặt, cảm giác như rất nặng mà tác dụng một lực lớn cũng không có nước chảy ra

    - Còn khi sử dụng thì phải rút chốt nước thì nhấn vòi nước mới chảy đươc vì lúc đó có không khi đi vao thì được thông thoáng giúp nước đi ra nhanh và mạnh.

      bởi Lương Thị Phương Thảo 24/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ô tô chuyển động từ A->B, Trong nửa phần đầu đoạn đường AB, xe đi với vận tốc là 120km/h. Trong nửa đoạn đường còn lại, ô tô đi nửa thời gian đầu với vận tốc 80km/h và nửa thời gian sau là 40km/h. Tính vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường AB

      bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(v_1=120km/h\)

    \(v_2=80km/h\)

    \(v_3=40km/h\)

    \(s_1=s_{23}=s'\)

    \(v_{tb}=?\)

    GIẢI :

    Nửa thời gian đầu ô tô đi được quãng đường là :

    \(t_1=\dfrac{s_1}{v_1}=\dfrac{s'}{120}\left(h\right)\)

    * Trong nửa đoạn đường còn lại :

    Nửa thời gian đầu ô tô đi với quãng đường là :

    \(s_2=\dfrac{v_2t}{2}=\dfrac{80.t}{2}=40t\left(km\right)\)

    Nửa thời gian sau ô tô đi với quãng đường là :

    \(s_3=\dfrac{v_3t}{2}=\dfrac{40t}{2}=20t\left(km\right)\)

    Vận tốc trung bình của xe đi trên nửa đoạn đường còn lại là :

    \(v_{23}=\dfrac{s_2+s_3}{t_2+t_3}=\dfrac{40t+20t}{\dfrac{40t}{80}+\dfrac{20t}{40}}=\dfrac{20t\left(2+1\right)}{20t\left(\dfrac{2}{80}+\dfrac{1}{40}\right)}=\dfrac{3}{\dfrac{2}{80}+\dfrac{1}{40}}=60\left(km/h\right)\)Vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường AB là :

    \(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_{23}}{t_1+t_{23}}=\dfrac{2s'}{\dfrac{s'}{v_1}+\dfrac{s'}{v_{23}}}=\dfrac{2}{\dfrac{1}{120}+\dfrac{1}{60}}=80\left(km/h\right)\)

    Vậy vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường AB là 80km/h.

      bởi Vương Tề 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có khối lượng 2 tạ

    a. Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo là bn?

    b. Nếu kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m, độ cao 3m thì lực kéo vật là bn? ( bỏ qua lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng)

    c. Nếu kéo vật lên cao bằng hệ thống ròng rọc gồm ròng rọc động và ròng rọc cố định để đc lợi 8 lần về lực ta làm ntn? Vẽ hình minh họa? ( Bỏ qua lực ma sát giữa ròng rọc và dây)

      bởi Thuy Kim 10/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)

    Đổi: 2 tạ = 200kg.

    Trọng lượng của vật đó là:

    P = 10m = 10 . 200 = 2000 (N)

    Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo là:

    \(F\ge P\Leftrightarrow F\ge2000N\)

    b)

    Nếu dùng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo tối thiểu là:

    \(2000.\dfrac{3}{15}=400\left(N\right)\)

    c) Đề hỏi là ta làm như thế nào, vậy ý bạn là dùng lực kéo bao nhiêu? vì mình mới lớp 7 nên không thể làm đc câu c, mong bạn thông cảm :)

      bởi Nguyễn Quang 10/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bai1:Một bình thủy tinh cao 1,2 m chứa đầy nước

    â)tính áp suất do nước tác dụng nên điểm A ở đây bình.Cho d nước =10000N/m3

    b)tính áp suất của nước tác dụng nên điểm B cách đáy bình 0,65 m

      bởi Bo Bo 19/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Áp suất do nước tác dụng lên điểm A ở đáy bình là:

    p = d.h = 10000.1,2 = 12000(Pa).

    b)Áp suất do nước tác dụng lên điểm B ở đáy bình là:

    p = d.h = 10000.(1,2 - 0,65) = 10000.0,55 = 5500(Pa).

      bởi Trần Thục San 19/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF