YOMEDIA
NONE

Tính nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ ?

Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100oC xuống 30oC. Hỏi :

a) Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?(1,5đ)

b) Nước nóng thêm bao nhiêu độ ? (1,5đ)

Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/ kg.K.


Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (35)

  • Câu 3:

    Tóm tắt:

    m1=500g=0,5kg; c1=880J/kg.K; t1=\(20^0C\)

    m2=1,5l=1,5kg; c2=4200J/kg.K

    m3=10l=10kg

    -------------------------------------------------------

    a, Q=? b, t=?

    giải

    a, Nhiệt lượng để đun sôi ấm nước là:

    Q=(m1.c1+m2.c2)(100-20)=(0,5.880+1,5.4200).80=539200(J)

    Vậy....

    b, Gọi nhiệt độ của nc sau khi pha là \(t^0C\) (20<t<100)

    Nhiệt lượng 1,5kg nc tỏa ra khi hạ nhiệt độ xuống t độ là:

    Q1=m2.c2.(100-t) (J)

    Nhiệt lượng 10kg nước thu vào để tăng nhiệt độ lên t độ là:

    Q2=m3.c2.(t-20) (J)

    Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, theo PTCBN, ta có: Q1=Q2

    => m2.c2.(100-t)=m3.c2.(t-20) => 1,5.4200.(100-t)=10.4200.(t-20)

    => 150-1,5t=10t-200 => 10t+1,5t=150+200 => 11,5t=350 => t=30,43 độ

    vậy...

      bởi Trần Ngọc Uyển Nhi 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Vật lý 8 nâng cao, cần gấp:

    Lấy M = 1,5kg nước đổ vào bình đo thể tích. Giữ cho bình nước ở nhiệt độ ban đầu ở 4oC rồi từ từ hơ nóng đáy bình, đồng thời khuấy đều nước. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước và theo dõi sự tăng thể tích của nước thì thu được bảng kết quả sau đây: Nhiệt độ t (0oC) 4 20 30 40 50 60 70 80 Thể tích V (cm3) 1500,0 1503,0 1506,0 1512,1 1518,2 1526,0 1533,7 1543,2 1. Dùng các số liệu đó hãy tính khối lượng riêng của nước ở các nhiệt độ đã cho. 2. Thay bình thí nghiệm trên bằng bình thủy tinh khối lượng m1 = 6,05g gồm hai phần đều có dạng hình trụ, tiết diện phần dưới S1 = 100cm2, tiết diện phần trên S2 = 6cm2, chiều cao phần dưới h1 = 16cm như hình H.4.2. Khi bình đang chứa M = 1,5kg nước ở to = 80oC thì thả vào bình một lượng nước đá có khối lượng m2 = 960g ở 0oC. Xác định áp suất do nước gây ra tại đáy bình trong hai trường hợp: a. Trước khi thả nước đá vào. b. Sau khi thả nước đá vào và đã đạt nhiệt độ cân bằng. Nước có c1 = 4200J/kg.độ, thủy tinh có c2 = 300J/kg.độ. Nước đá có λ = 340000J/kg. Bỏ qua sự dãn nở vì nhiệt của bình và sự trao đổi nhiệt với môi trường.

      bởi Trần Phương Khanh 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • HELPPPPPPPPPPPPP

      bởi Nguyễn Rose 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một cục thỏi nước đá khối lượng m1 ở nhiệt độ t1 (độ C) < 0 (độ C) vào một bình đựng nước với khối lượng của nước là m2 ở nhiệt độ t2 (độ C). Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là C1, của nước là C2, nhiệt nóng chảy của nước đá là y. Giả thiết chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa nước và nước đá. Lập biểu thức tính nhiệt độ tx của hỗn hợp ở trạng thái cân bằng nhiệt trong trường hợp tx < 0 độ C. Xác định để xảy ra trường hợp này

      bởi Nguyễn Trà Long 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có : t1 < tx < 0 < t2

    Nhiệt lượng nuoc tỏa ra tu t2 đến 0 là :

    Q1 = c2 . m2 ( t2 - 0) = c2m2t2

    Nhiệt lượng ước tỏa ra ở 0 *C để đông thành đá (đo nhiệt độ cân bằng la tx < 0 nên nước sẽ đông đá ) :

    Q2 = m2 . y

    Nhiệt lượng nước tỏa ra từ 0 *C đến tx la :

    Q3 = c2 . m2 ( 0-tx) = - c1m2tx

    Nhiệt lượng thu vào từ t1 den tx của đa la :

    Q = c1 . m1 ( tx - t1 )

    Áp dụng pt cân bằng nhiệt , ta có :

    Q = Q1 + Q2 + Q3

    <=> c1m1 (tx-t1) =c2m2t2 + m2y - c1m2tx

    Giái pt , tá dược : tx =\(\dfrac{c_2m_2t_2+c_1m_1t_1+m_2y}{c_1m_1+c_1m_2}\) =\(\dfrac{c_1m_1t_1+m_2\left(c_2t_2+y\right)}{c_1m_1+c_1m_2}\)

    Vì tx < 0 , mat khac (c1m1 + c2m2 ) > 0

    => \(c_1m_1t_1+m_2\left(c_2t_2+y\right)< 0\)

    <=> \(m_2\left(c_2t_2+y\right)< -c_1m_1t_1\)

    Vậy ta cần thỏa mãn ............

      bởi Văn Ngọc Dương 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hùng đun 500g nước từ 20 độ C đến 100 độ C . Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp , biết rằng 1/6 nhiệt lượng đó là để cung cấp cho ấm . Cho C nước = 4200J/kg.K

      bởi Phan Thiện Hải 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m=500g=0,5kg\)

    \(\Delta t^0=t^0_c-t^0_1=100-20=80^0C\)

    \(c=4200J/kg.K\)

    \(Q_2=\dfrac{1}{6}Q_1\)

    ___________________________________

    \(Q=?\)

    Giải:

    Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:

    \(Q_1=m.\Delta t^0.c=0,5.80.4200=168000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm là:

    \(Q_2=\dfrac{1}{6}Q_1=\dfrac{1}{6}.168000=28000\left(J\right)\)

    Tổng nhiệt lượng cần cung cấp là:

    \(Q=Q_1+Q_2=168000+28000=196000\left(J\right)\)

    Vậy ...

      bởi Quỳnh Quỳnh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cung cấp nhiệt lương là 47,5 kJ cho một quả cầu bằng đồng có khối lượng 2,5 kg thì thấy nhiệt độ sau là 800 độ C , tìm nhiệt độ ban đầu của quả cầu đó . Cho C đồng = 380J/kg.K

      bởi minh dương 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    Q = 47,5 kJ = 47 500 J

    m = 2,5 kg

    t2 = 80oC

    c = 380 J/kg.K

    t1 = ? oC

    Giải :

    Theo CT : \(Q=m.c.\Delta t\)

    \(\Rightarrow\Delta t=\dfrac{Q}{m.c}=\dfrac{47500}{2,5.380}=50^oC\)

    \(\Delta t=t_2-t_1\Rightarrow t_1=t_2-\Delta t=80-50=30^oC\)

    Vậy nhiệt độ ban đầu của quả cầu là 30oC

      bởi Trần Bảo Nam 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một thỏi nhôm có khối lượng 2 kg đã đc nung nóng đến 150 độ C vào 1 xô chứa 4,5kg nước ở 24 độ C. Tính nhiệt độ cuối cùng của nhôm và nước khi có cân bằng nhiệt, cho nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kg.K, của nc là 4200J/kg.K

      bởi Lê Bảo An 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=2kg\)

    \(t_1=150^oC\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(m_2=4,5kg\)

    \(t_2=24^oC\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(t=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng thỏi nhôm tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=2.380.\left(150-t\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=4,5.4200.\left(t-24\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow2.380.\left(150-t\right)=4,5.4200.\left(t-24\right)\)

    \(\Rightarrow114000-760t=18900t-453600\)

    \(\Rightarrow t=\dfrac{114000+453600}{760+18900}\approx28,87^oC\)

    Vậy nhiệt độ cuối cùng của nhôm và nước khi có cân bằng nhiệt là 28,87oC.

      bởi Trần Lưu Phúc Thịnh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • viết công thức tính nhiệt luợng thu vào khi vật nóng lên. áp dụng để tính nhiệt luợng cần truyền cho 2,5kg nhôm để tăng nhiệt độ từ 20 đến 60. biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880j/kg.k

      bởi May May 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có : \(Q_{thu}=m_1.c_1.\left(t_2-t_1\right)\)

    Áp dụng :

    Nhiệt lượng truyền cho nhôm là :

    \(Q=m.c.\left(t_2-t_1\right)=2,5.880.\left(60-20\right)=88000\left(J\right)=88kJ\)

    Vậy nhiệt lượng truyền cho nhôm là 88kJ.

      bởi Hoàng Lâm 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dùng một bếp dầu có hiệu suất 40% để đun sôi 2 lít nước từ 200C. bình đựng nước làm bằng nhôm có khối lượng 200g

    a) tính lượng dầu cần thiết dể đun sôi nước . Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 880J/Kg.K, 4200J/Kg.K, năng suất tỏa nhiệt của dầu là 44.106 J/Kg

    b)cần đun thêm bao lâu nữa thì nước sẽ hóa hơi hoàn toàn.Biết cứ một Kg nước hóa hơi hoàn toàn thì cần thu vào một nhiệt lượng là2,3.106 J,trong quá trình hóa hơi nhiệt độ không thay đổi, nhiệt lượng tỏa ra của bếp là đều đặn và thời gian từ lúc đun đến khi sôi là 10 phút

      bởi Dương Quá 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    mnước = 2 lít nước = 2 kg

    t1 = 20oC

    t2 = 100oC

    mnhôm = 200 g = 0,2 kg

    a)mdầu = ? kg

    cnhôm = 880J/kg.K

    cnước = 4200J/kg.K

    qdầu = 44.106J/kg

    b) thời gian để nước bay hơi = ? phút

    1 kg nước hóa hơi cần 2,3.106J

    to không thay đổi

    tsôi = 10 phút

    -------------------------------------------------

    Bài làm:

    a)Nhiệt lượng để làm nóng ấm nhôm đến 100oC là:

    Qnhôm = m.c.Δt = 0,2.880.(100 - 20) = 14080(J)

    Nhiệt lượng để làm nóng nước trong ấm đến 100oC là:

    Qnước = m.c.Δt = 2.4200.(100 - 20) = 672000(J)

    Nhiệt lượng để đun sôi nước là:

    Q = Qnhôm + Qnước = 14080 + 672000 = 686080(J)

    Do bếp dầu có hiệu suất là 40% nên nhiệt lượng mà dầu cần tỏa ra là:

    Q1 = \(\dfrac{686080}{40\%}\) = 1715200(J)

    Lượng dầu cần thiết để đun sôi nước là:

    mdầu = \(\dfrac{Q_1}{q}\) = \(\dfrac{1715200}{44.10^6}\) = \(\dfrac{268}{6875}\)(kg)

      bởi Nguyên Phan 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mong mọi người giúp cho

    BT: Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 128g chứa 240g nước ở nhiệt độ 8°c .Người ta thả vào nhiệt lượng kế một miếng hợp kim khối lượng 190g được làm nóng tới 100°c . Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 21 °c

    a, Tính nhiệt dung riêng của hợp kim . Biết c của đồng 380j/kg.k ,của nước là 4200j/kg.k

    b, Nếu muốn nước vÀ hợp kiM nóng lên tới 50°c thì cần phẢi baO nhiêu hợP kim ở nhiệt độ 100°c

      bởi Bo Bo 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_{\text{đ}\text{ồng}}=m_1=128g=0,128kg\)

    \(t1=8^{0C}\)

    \(c1=380\) J/kg.K

    \(m_{n\text{ư}\text{ớc}}=m_2=240g=0,24kg\)

    t2 = t1 = 80C

    \(c2=4200\) J/kg.K

    m3 = \(190g=0,19\left(kg\right)\)

    t3 = 1000C

    t = 210C

    -----------------------------------------

    C3 = ?

    Bài giải :

    a)

    Vì : t1 = t2 = 80C < t3 = 1000C nên => miếng hợp kim là vật tỏa nhiệt , nhiệt lượng kế và nước là vật thu nhiệt :

    ta có PTCBN :

    \(Q_{t\text{ỏa}-ra}=Q_{Thu-v\text{ào}}< =>Q_1=Q_2\)

    <=> ( m1.c1.\(\Delta t1+m2.c2.\Delta t2\) ) = m3.\(\Delta t3\) .C3

    <=> ( 0,128.380.(\(21-8\)) + \(0,24.4200.\left(21-8\right)\) ) = 0,19.(\(100-21\)) .C3

    <=> 632,32 + 13104 = 15,01c3

    <=> 15,01c3 = 13736,32

    => c3 \(\approx915,145\) J/kg.K

      bởi Nguyễn thị Phượng 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có nhiệt độ ban đầu là t1=20 độ C, khi nhận nhiệt lượng thì nhiệt độ của vật tăng lên 32 độ C. Nếu ban đầu vật ấy nhận nhiệt lượng 2Q thì nhiệt độ của vật tăng lên bao nhiêu?

      bởi Spider man 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 44

      bởi Nguyễn Ngọc Khôi 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có nhiệt đọ ban đầu là t1=20 độ C, khi nhận nhiệt lượng thì nhiệt độ của vật tăng lên 32 độ C. Nếu ban đàu vật ấy nhận nhiệt lượng 2Q thì nhiệt độ của vật tăng lên bao nhiêu?

      bởi Phạm Khánh Ngọc 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(Q=m.c.\Delta t\)

    Khi vật nhận một nhiệt lượng 2Q

    Gọi \(\Delta t'\) là độ tăng nhiệt độ của vật

    \(\Rightarrow\Delta t'=\dfrac{2Q}{m.c}=\dfrac{2m.c.\Delta t}{m.c}=2\Delta t=2.32=64^oC\)

      bởi Lương Trần 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Tính nhiệt dung riêng của kim loại biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 20oC một nhiệt lượng khoảng 59 KJ để nó nóng lên đến 50oC. Kim loại đó có tên là gì ?

    2. Có 10 lít nước ở 100oC và 5 lít rượu ở 80oC được làm nguội đến 20oC. Hỏi chất nào tỏa nhiệt lượng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lần.

    @Hung nguyen

    @nguyen thi vang

    @Phạm Thanh Tường

    @Team lớp A

    @Đức Minh

      bởi hi hi 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2. Tóm tắt:

    \(V_{nước}=10l=0,01m^3\\ V_{rượu}=5l=0,005m^3\\ t_{nước}=100^oC\\ t_{rượu}=80^oC\\ t=20^oC\\ \overline{Q_{nước}.?.Q_{rượu}}\)

    Giải:

    Ta có nhiệt dung riêng của nước và rượu lần lượt là:

    \(c_{nước}=4200J/kg.K,c_{rượu}=2500J/kg.K\)

    Mặt khác: Khối lượng riêng của nước và rượu lần lượt là:

    \(D_{nước}=1000kg/m^3,D_{rượu}=800kg/m^3\)

    Khối lượng nước được làm nguội là:

    \(m_{nước}=D_{nước}.V_{nước}=1000.0,01=10\left(kg\right)\)

    Khối lượng rượu đượclàm nguội là:

    \(m_{rượu}=D_{rượu}.V_{rượu}=800.0,005=4\left(kg\right)\)

    Nhiệt lượng do nước tỏa ra là:

    \(Q_{nước}=m_{nước}.c_{nước}.\Delta t=10.4200.\left(t_{nước}-t\right)=42000.\left(100-20\right)=3360000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng do rượu tỏa ra là:

    \(Q_{rượu}=m_{rượu}.c_{rượu}.\Delta t'=4.2500.\left(t_{rượu}-t\right)=10000.\left(80-20\right)=600000\left(J\right)\)

    Tỉ số nhiệt lượng tỏa ra giữa nước là rượu là:

    \(\dfrac{Q_{nước}}{Q_{rượu}}=\dfrac{3360000}{600000}=5,6\left(lần\right)\)

    Vậy nhiệt lượng do nước tỏa ra lớn gấp 5,6 lần nhiệt lượng do rượu tỏa ra.

      bởi Phương Bích 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một miếng đồng có khối lượng 1,5kg được nung nóng tới 100*C vào một cốc nước ở 20*C. Sau một thời gian nhiệt độ của miếng đồng và của nước đều bằng 30*C .a tính nhiệt lượng miếng đồng toả ra? .b tính khối lượng của nước trong cốc coi như chỉ có miếng đồng và nước truyền nhiệt cho nhau?

      bởi Lê Tấn Vũ 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(m_1=1,5\left(kg\right)\)

    \(t^0_1=100^0C\)

    \(c_1=380\left(J/kg.K\right)\)

    \(t^0_2=20^0C\)

    \(c_2=4200\left(J/kg.K\right)\)

    \(t^0_c=30^0C\)

    _______________________

    a) \(Q_1=?\)

    b) \(m_2=?\)

    Giải:

    a) Độ tăng nhiệt độ của miếng đồng là:

    \(\Delta t^0_1=t^0_1-t^0_c=100-30=70^0C\)

    Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra là:

    \(Q_1=m_1\Delta t^0_1c_1=1,5.70.380=39900\left(J\right)\)

    b) Độ giảm nhiệt độ của nước là:

    \(\Delta t^0_2=t^0_c-t^0_2=30-20=10^0 C\)

    Vì xem như chỉ có miếng đồng và nước truyền nhiệt cho nhau

    Nên theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    \(\Leftrightarrow m_2\Delta t^0_2c_2=Q_1\)

    \(\Leftrightarrow m_2.10.4200=39900\)

    \(\Leftrightarrow m_2=\dfrac{39900}{10.4200}=0,95\left(kg\right)\)

    Vậy ...

      bởi Ngô Phước Tài 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Biết nhiệt dung riêng của nước 4200J/kg.k khi 400g nước ở nhiệt độ 20 độ C nhận nhiệt lượng 10000J thì sẽ tăng đến nhiệt độ là?

      bởi Ngoc Nga 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    c = 4200J/Kg.K

    m = 400g = 0,4kg

    \(t_1=20^oC\)

    Q = 10000J

    tìm \(t_2=?\)

    Giải:

    Nhiệt lượng nước thu vào là :

    \(Q=m.c.\Delta t=0,4.4200.\left(t_2-20\right)=10000J\)

    \(\Leftrightarrow1680\left(t_2-20\right)=10000\)

    \(\Leftrightarrow t_2-20=5,95^oC\)

    Nhiệt độ nước tăng lên là :

    \(t_2=5,95+20=25,95^oC\)

    Vậy ...

      bởi Trần Phú 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 ấm nhôm chứa 1,5 lít nước ở 23°C. Tìm nhiệt lượng cần truyền cho ấm và nước để nước sôi.

      bởi hi hi 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt

    V=1.5l=>m=1.5kg

    t1=23 độ C

    t2=100 độ C (do nước sôi ở nhiệt độ là 100 độ C)

    C=880J/kg k (vì nhiệt dung riêng của nhôm là 880)

    Q=? j

    giải

    nhiệt lượng cung cấp cho 1.5 lít nước sôi là:

    ADCT:Q=m.C.(t2-t1)

    Q=1.5x880x80=105.6(j)

    Đ/s:105.6 j

      bởi Nguyễn Ngọc Công 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nồi kim loại có m=2kg chứa 2kg nước ở 20 độ C. Người ta cung cấp một nhiệt lượng 6412kJ để nồi nước tăng lên đến 90 độ C

    a) tính nhiệt lượng cung cấp cho nước

    b) tính nhiệt lượng cung cấp cho ấm kim loại

    c) tính nhiệt dung riêng của kim loại

      bởi bach dang 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi c1 là nhiệt dung riêng của kim loại

    Taco nhiệt lượng cần cung cấp cho nồi Nước nóng Lên 90 độ là Q=(m1c1+m2c2).(t2-t1)=6412000

    =>(2.c1+2.4200).(90-20)=6412000=>c1=41600J/kg. K

    Nhiệt lượng cung cấp cho ấm kim loại là Q1=m1c1.(90-20)=5824000J

    Nhiệt lượng cung cấp cho Nước là Q2=Q-Q1=588000J

      bởi Trịnh Thị Ngọc Mai 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giúp mình bài này nha, mk cần gấp lắm : Chỉ cần giúp câu c thôi nha. Câu a đáp án là : 9660J, câu b là : 0.525 kg.

    Thả một viên bi thép ở nhiệt độ 100 độ C vào một cốc nước chứa 230g nước ở nhiệt độ 50 độ C làm cho nước nóng lên tới 60 độ C. Cho biết nhiệt dung riêng cua nước là 4200 J/kg.K, của thép là 460 J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng cốc và không khí

    a) Tính nhiệt lượng nước đã thu vào.

    b) Tính khối lượng của viên bi thép

    c) Sau đó, nếu muốn cốc nước nóng lên tới nhiệt độ 80 độ C thì cần thả thêm vào mấy viên bi thép ( có khối lượng và nhiệt độ như trên) ?

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(t_1=100^oC\)

    \(c_1=460J/kg.K\)

    \(m_2=230g=0,23kg\)

    \(t_2=50^oC\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(t=60^oC\)

    \(Q_{thu}=?\)

    \(m_1=?\)

    \(t'=80^oC\)

    \(m'_1=?\Rightarrow a=?\left(viên\right)\)

    GIẢI :

    a) Nhiệt lượng nước đã thu vào là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,23.4200.\left(60-50\right)=9660\left(J\right)\)

    b) Nhiệt lượng viên bi thép tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_1.460.\left(100-60\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow0,23.4200.\left(60-50\right)=m_1.460.\left(100-60\right)\)

    \(\Rightarrow9660=18400m_1\)

    \(\Rightarrow m_1=0,525kg\)

    c) Nhiệt lượng thu vào của nước là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,23.4200.\left(80-50\right)=28980\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng tỏa ra của viên bi sắt là :

    \(Q_{tỏa}=m'_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_1.460.\left(100-80\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m'_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow m_1=\dfrac{m_2.c_2.\left(t-t_2\right)}{c_1.\left(t_1-t\right)}=\dfrac{28980}{920}=31,5kg\)

    Vậy nếu muốn cốc nước nóng lên tới 80oC thì cần thả thêm số viên bi là : \(a=\dfrac{31,5}{0,525}=60\left(viên\right)\)

      bởi Hồng Thắm 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nồi nhôm khối lượng 400g chứa nước ở 20\(^0C.\)Để đun sôi nồi nước lên, cần cung cấp nhiệt lượng 1708160J. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K.

    a.tính hiệt lượng nồi nhôm thu vào

    b.tính lượng nước trong nồi

      bởi Xuan Xuan 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • * Tóm tắt:

    \(m_1=400g=0,4kg\)

    \(t_1=20^oC\)

    \(Q=1708160J\)

    \(c_1=880\) J/kg.K

    \(c_2=4200\) J/kg.K

    ------------------------

    a. Q1 = ?

    b. m2 = ?

    Giải

    Nhiệt lượng nồi nhôm thu vào là:

    \(Q_1=c_1.m_1\left(t_2-t_1\right)=880.0,4.\left(100-20\right)=28160\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng để đun nóng nước là:

    \(Q_2=Q-Q_1=1708160-28160=1680000\left(J\right)\)

    Ta có:

    \(Q_2=m_2.c_2\left(t_2-t_1\right)=m_2.4200.\left(100-20\right)=1680000\)

    \(\Rightarrow m_2=\dfrac{1680000}{4200.\left(100-20\right)}=5\) kg

    Vậy lượng nước trong nồi là 5kg

      bởi Nguyễn Huyền 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF