Tính nhiệt lượng cần truyền cho 0,4 kg Đồng để tăng nhiệt lượng từ 20°C đến 80°C ?
Tính nhiệt lượng cần truyền cho 0,4 kg Đồng để tăng nhiệt lượng từ 20°C đến 80°C . Khi miếng đồng nóng lên đến 80°C thì thả miếng đồng vào 500gr nước có nhiet độ 30°C . Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí cân bằng
Trả lời (37)
-
Tóm tắt
m=0,4kg c1=380J/kgK(theo bảng trong sách nhé bạn)
t1=200C c2=4200J/kgK
t=800C
M=500g=0,5kg t2=300C
t'=?
Giải:
Nhiệt lượng cần truyền cho Đồng để tăng nhiệt độ từ 200C-> 800C là:
Q1=mc1(t-t1)=0,4x380x(80-20)=9120(J)
Khi thả đồng vào trong nước Đồng tỏa nhiệt để giảm nhiệt độ đến t' nước thu nhiệt để tăng nhiệt độ đến t'
Áp dụng Phương trình căn bằng nhiệt bạn nhé!!!
=>Qtỏa=Qthu (theo lập luận ở trên thì ta dễ hiểu rồi!)
mc1(t1-t')=Mc2(t'-t2)
➤0,4x380x(80-t')=0,5x4200x(t'-30)
➢152(80-t')=2100(t'-30)
➝12160-152t'=2100t'-63000
➸2252t'=75160
⇒t'=\(\approx\)33,370C❤❤❤(tính năng mới xài thử cho biết)
bởi Nguyễn Duy 16/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
2) một ô tô có công suất P= 350kW ( không đổi) chuyển động khi không chở hàng với vận tốc V= 72km/h.
a)tính lực kéo của động cơ ô tô này
b) sau đó ô tô chở thêm một thùng hàng với lực kéo là F2=2500N . Hãy tính vận tốc tối đa của ô tô khi chở thêm thùng hàng. Biết xe chuyển động đều trên mọi quãng đường.bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 17/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt :
\(P=350kW=350000W\)
\(v=72km/h=20m/s\)
\(F_2=2500N\)
\(F=?\)
\(v_2=?\)
GIẢI :
a) Lực kéo của động cơ ô tô này là :
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{F.s}{t}=F.\dfrac{s}{t}=F.v\)
\(\Rightarrow F=\dfrac{P}{v}=\dfrac{350000}{20}=17500\left(N\right)\)
b) Tổng lực kéo khi xe chở thêm một thùng hàng là :
\(F'=F+F_2=17500+2500=20000\left(N\right)\)
Vận tốc tối đa của ô tô khi chở thêm thùng hàng là :
\(P=F.v\Rightarrow v=\dfrac{P}{F}=\dfrac{350000}{20000}=17,5\left(m/s\right)\)
Vậy \(\left\{{}\begin{matrix}F=17500N\\v=17,5m/s\end{matrix}\right.\)
bởi Nguyễn Hiệp 17/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
giúp mình với!!!
người ta thả một miếng đồng khối lượng 200g được nung nóng đến 120°C vào 1 chậu đựng nước bằng nhựa đựng 1,5 l nước đang ở 25°C. a, Tính nhiệt lượng đồng tỏa ra
b, Tính nhiệt lượng nước thu vào
c, Tính nhiệt độ cuối cùng của đồng và nước
bởi Hoai Hoai 18/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đổi : 200g = 0,2kg : 1,5l = 1,5kg ( nước )
Cho :
m1 = 0,2kg ; m2 = 1,5kg
t1 = 120oC ; t2 = 25oC
c1 = 380J/kg.K ; c2 = 4200J/kg.K
t - nhiệt độ cuối cùng của đồng và nước.
a/ Nhiệt lượng đồng tỏa ra là:
Q1 = m1.c1.( t1 - t ) = 0,2.380.( 120 - t ) = 9120 - 76t ( J )
b/ Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
Q2 = m2.c2.( t - t2 ) = 1,5.4200.( t - 25 ) = 6300t - 157500 ( J )
c/ Vì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào.
⇒ Ta có phương trình cân bằng nhiệt :
Q1 = Q2
⇔ 9120 - 76t = 6300t - 157500
⇔ 6376t = 166620
⇔ t = 26,1 ( o C )
Vậy nhiệt độ cuối cùng của đồng và nước là 26,1oC.
bởi Hoa thị LÁ Lá 18/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Bài 1. Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ 136oC vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung là 50 J/K và chứa 100g nước 14oC. Xác định khối lượng kẽm và chì trong miếng hợp kim trên, biết nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 18oC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của kẽm và chì tương ứng là 377 J/kg.K và 126 J/kg.k
Bài 2. Một bếp điện đun một ấm đựng 500g nước ở 15oC. Nếu đun 5 phút, nhiệt độ của nước lên đến 23oC. Nếu lượng nước là 750g thì đun trong 5 phút thì nhiệt độ chỉ lên đến 20,8oC. Cho hiệu suất của bếp là 40% và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
a) Tính nhiệt lượng của ấm thi vào để tăng lên 1oC.
b) Tính nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong 1 phút
bởi Thùy Trang 19/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1 :
bởi Huyền Ngọc 20/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C xuống 20°C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra ngoài môi trường xung quanh. Cho biết nghiêtn rung riêng của đồng và nước là 380J/kg.K và 4200J/kg.K
bởi Lê Tấn Vũ 21/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nhiệt lg của nc= nhiệt lg CU tỏa ra
Q2=Q1=M1C1(T1-T)
=0,5.380(80-20)
=11400J
Độ tăng nhiệt độ của nc là:
\(\Delta t\)=Q2/M2.C2
=11400/0,5. 4200
=5,43 ĐỘ C
----Mình nghĩ vậy. Chúc bạn họ tốt---
bởi Hà Thị Nhung 22/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tìm một ví dụ về việc làm thay đổi nhiệt năng cuarmootj vật chỉ bằng thực hiện công, chỉ bằng truyền nhiệt hoặc bằng cả thực hiện công và truyền nhiệt
bởi Bình Nguyen 24/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
1) Thực hiện công: Cọ sát miếng kim loại với vải thô.
2) Truyền nhiệt: Hơ nóng miếng kim loại lên lửa.
3) Thực hiện công và truyền nhiệt: Xoa bàn tay cạnh máy sưởi.
bởi Nguyễn Minh Quang 24/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
1. Một thỏi đồng 450g được đun nóng đến 230⁰C rồi thả vào chậu nhôm khối lượng 200g chứa nước cùng ở nhiệt độ 25⁰C. Khi cân bằng nhiệt nhiệt độ là 30⁰C. Tìm khối lượng nước trong chậu. Biết nhiệt dung riêng của đồng, nhôm, nước lần lượt là:
C1 = 380 J/kg.K, C2 = 880 J/kg.K, C3 = 4200 J/kg.K.
@nguyen thi vang , @đề bài khó wá , @Team lớp A , @Đức Minh , @Nguyễn Hoàng Anh Thư , @Tenten , @Phùng Khánh Linh , @Nguyễn Hải Dương
Cảm ơn mọi người nhiều ạ
bởi Mai Thuy 27/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt :
\(m_1=450g=0,45kg\)
\(t_1=230^oC\)
\(m_2=200g=0,2kg\)
\(t_2=t_3=25^oC\)
\(t=30^oC\)
\(c_1=380J/kg.K\)
\(c_2=880J/kg.K\)
\(c_3=4200J/kg.K\)
Tìm \(m_3=?\)
Giải:
Áp dụng pt cân bằng nhiệt
\(Q_{\text{tỏa }}=Q_{\text{thu}}\)
\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=\left(m_2.c_2+m_3.c_3\right)\left(t-t_2\right)\)
\(\Leftrightarrow0,45.380.\left(230-30\right)=\left(0,2.880+m_3.4200\right)\left(30-25\right)\)
\(\Leftrightarrow34200=880+21000m_3\)
\(\Leftrightarrow33320=21000m_3\Rightarrow m_3=\dfrac{33320}{21000}=1,6kg\)
Vậy khối lượng nước trong chậu là 1,6 kg
bởi Trương Thị Hoài Nhi 27/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
khu cung cấp một nhiệt lượng 7,6 kJ cho một thanh kim loại bằng đồng thì thấy thanh đồng tăng nhiệt độ từ 25 độ C lên đến 50 độ C hãy tinh khối lượng của một thanh đồng biết nhiệt dung riêng của thanh đồng là 380 J/kg
bởi Lê Minh Hải 31/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt :
\(Q=7,6kJ=7600J\)
\(t_1=25^oC\)
\(t_2=50^oC\)
\(c=380J/kg.K\)
\(m=?\)
GIẢI :
Khối lượng của một thanh đồng là :
\(m=\dfrac{Q}{c.\left(t_2-t_1\right)}=\dfrac{7600}{380.\left(50-25\right)}=0,8\left(kg\right)\)
Vậy khối lượng của thanh đồng đó là 0,8kg.
bởi Trần Quốc Sanh 31/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nêu những cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật, chẳng hạn tăng nhiệt năng của một đồng xu
bởi Phong Vu 04/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng :
+ Thực hiện công
+ Truyền nhiệt
VD : muốn tăng nhiệt năng của một đồng xu thì để đồng xu ở ngoài nắng một thời gian lâu hoặc hơ lủa
bởi Nguyễn Trang 04/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một bạn học sinh nói vật đứng yên không có nhiệt năng vì đông năng của nó bằng không . theo em điều này đúng hay sai vì sao
bởi Tay Thu 08/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Theo em, điều này sai vì mọi vật đều được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé riêng biệt được gọi là nguyên tử, phân tử mà chúng lại luôn luôn chuyển động không ngừng về mọi phía nên dù đứng yên thì vẫn có động năng.
bởi Đàoo Giangg 08/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Kích thước của một phân tử H2 vào khoảng 0,00000023 mm hay 23 . 10-8 mm. Hãy tính độ dài của một chuỗi phân tử H2 gồm 2 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau.
bởi Mai Hoa 13/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Giải:
Độ dài của một chuỗi phân tử H2 gồm 2 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau là:
\(l=2000000.23.10^{-8}=0,46\left(mm\right)\)
Vậy:....
bởi Võ Trọng Vĩnh 13/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
1)người ta thả 300g chì ở 100 độ C vào 250g nước ở 58,5 độ C làm cho nước nóng lên tới 60 độ C.
a) tính nhiệt lượng nước thu vào.Biết nhiệt lượng riêng của nước là 4200J/kg.K
b) tính nhiệt dung riêng của chì.
2) người ta thả miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 độ c và 2,5kg nước. nhiệt độ khi có sự cân bằng là 30 độ c
a) tính nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra. C= 380j/kg.K
b) hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ?
3) 1 vật làm kim loại có khối lượng 5kg ở 20 độ c, khi cung cấp 1 nhiệt lượng khoảng 59kj thì nhiệt độ của nó tăng lên 50 độ c. Tính nhiệt dung riêng của 1 kim loại? Kim loại đó tên là gì?
4) thả 300g đồng ở 100 độ c vào 250g nước ở 35 độ c. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt.
5) phải pha bao nhieu lít nước ở 20 độ c vào 3 lít nước ở 100 độ c để nước pha có nhiệt độ là 40 độ c.
6) 1 ấm nhôm có khối lượng là 200g chứa kg nước ở nhiệt độ 30 độ c.
a) để đun nước sôi cần 1 nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 j/kg.K và của nước 4200 j/kg.K
b) người ta thả miếng đồng nung nóng 120 độ c vào ấm nhôm chứa nước ở trên thì nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt là 40 độ c. Tính khối lượng của miếng đồng. Biết nhiệt dung riêng của đồng 380 j/kg.K, bỏ qua sự mất nhiệt ra môi trường.
7) để đun 5 lít nước thừ 20 độ c lên 40 độ c cần bao nhiêu nhiệt lượng?
trả lời và tóm tắt giúp mink luôn nha:* cảm ơn nhiều nhé
giúp trả lời nhanh giùm mình tại sắp thi rồi
bởi Van Tho 19/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1 :
Tóm tắt :
\(m_1=300g=0,3kg\)
\(t_1=100^oC\)
\(m_2=250g=0,25kg\)
\(t_2=58,5^oC\)
\(c_2=4200J/kg.K\)
\(t=60^oC\)
\(Q_{thu}=?\)
\(c_2=?\)
GIẢI :
a) Nhiệt lượng nước thu vào là :
\(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,25.4200.\left(60-58,5\right)=1575\left(J\right)\)
b) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :
\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)
\(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)
\(\Rightarrow c_1=\dfrac{m_2.c_2\left(t-t_2\right)}{m_1.\left(t_1-t\right)}\)
\(\Rightarrow c_1=\dfrac{0,25.4200,\left(60-58,5\right)}{0,3.\left(100-60\right)}=131,25J/kg.K\)
Vì có hap phí nhiệt lượng ra môi trường bên ngoài nên :
\(c_1=130J/kg.K\)
bởi Thủy Lona's 19/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Người ta cần cung cấp một nhiệt lượng 1680000 J để làm m kg nước tăng từ nhiệt độ 20 độ C lên đến nhiệt độ sôi.
a) Tính khối lượng nước
b) Để đun sôi được lượng nước này cần 20 phút. Hỏi mỗi giây nước nhận thêm một nhiệt lượng là bao nhiêu?
c) Người ta thả một khối kim loại vào trong nồi nước trên. Biết khối kim loại có khối lượng 1,5 kg và ở nhiệt độ 25 độ C. Sau khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là 90 độ C. Tính nhiệt dung riêng của khối kim loại. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/ kg.K.bởi Đặng Ngọc Trâm 25/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt:
\(Q=1680000J\)
\(t_1=100^0C\)
\(t=20^0C\)
\(c=4200J\)/kg.K
__________________________
Khối lượng của nước là:
\(Q=m.c.\left(t_1-t\right)\)
hay \(1680000=m.4200.\left(100-20\right)\)
=> \(m=\dfrac{1680000}{4200.80}=5kg\)
Vậy:................................................
bởi Trương Ngọc Hà 25/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
vì sao áo đồng phục mùa hè của học sinh thường là áo trắng?
bởi Hương Lan 03/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Áo trắng hấp thụ nhiệt kém hơn => Mặc mát mẻ trong mùa hè.
bởi Phùng Chính 03/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
1. Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh ?
2. Tạo sao khi ta thổi hơi vào quả bóng cao su, mặc dù được buộc thật chặt nhưng bóng vẫn ngày một xẹp hơi ?
3. Tại sao khi mở lọ nước hoa ở đầu phòng thì một lúc sau ở cuối phòng ngửi thấy ?
4. Tại sao về mùa lạnh, khi sờ vào miếng đồng ta cảm giác lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ?
5. Tại sao xoong, nồi thường được làm bằng kim loại, còn bát, đĩa được làm bằng sứ ?
6. Tại sao cứ vài ngày sau khi bơm căng xăm xe đạp, dù không sử dụng xăm xe vẫn bị xẹp hơi ?
* Các bạn giúp mình với sắp thi HKII rồi ạ.. Cảm ơn rất nhiều !!bởi Bảo Lộc 10/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 3:
Do hiện tượng khuếch tán mà các phân tử nước hoa trà trộn với các phân tử không khí, mặt khác các phân tử nước hoa và các phân tử không khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên do đó mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng → một lúc sau ở cuối phòng mới ngửi thấy.
Câu 4:
Khi về mùa lạnh thì nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ ở ngoài mà đồng thuộc kim loại dẫn nhiệt tốt sẽ có nhiệt độ bằng với nhiệt độ bên ngoài nên khi ta chạm vào đồng sẽ lấy nhiệt của ta rất nhanh nên tay ta bị mất nhiệt sẽ cảm thấy lạnh. Còn khi ta chạm vào gỗ, gỗ thuộc chất rắn dẫn nhiệt kém nên nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ở bên ngoài nên khi ta chạm vào gỗ sẽ lấy nhiệt từ tay ta rất chậm nên tay ta không bị mất nhiệt nên không cảm thấy lạnh bằng khi chạm vào gỗ.
bởi Thảoo Nguyênn 10/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
tại sao 1kg hơi nước lại có thể tích lớn hơn 1kg nước
bởi Bánh Mì 18/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vì khi nước ở thể khí (hơi nước) thì khoảng cách giữa các phân tử nước lớn hơn so với khoảng cách giữa các phân tử nước khi ở thể lỏng, nên 1kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1kg nước.
bởi Nguyen Taylor 18/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Bài tập
Bài 1:
a./ Tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan vào nước?
b./ Tại sao khi muối dưa, cà... ta thường dùng nước nóng?
c./ Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn nước xà phòng lạnh?
d./ Một học sinh cho rằng: Dù nóng hay lạnh vật nào cũng có nhiệt năng. Kết luận đó có đúng không, tại sao?
Bài 2: Mở lọ nước hoa trong lớp, sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?
Bài 3:
a./ Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?
b./ Tại sao vào mùa lạnh sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ?
c./ Tại sao về mùa hè không khí trong nhà mái tôn nóng hơn không khí trong nhà mái tranh, còn về mùa đông không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn không khí trong nhà mái tranh?
d./ Tại sao khi sờ vào len thấy ấm hơn khi sờ vào thanh đồng mặc dù nhiệt độ của hai vật là bằng nhau?
Bài 4:
a./ Tại sao về mùa hè không nên mặc áo sẫm màu?
b./ Hai ống nhôm đựng nước giống nhau đã được đun sôi, một ấm màu trắng, một ấm mày đen. Khi tắt bếp trong điều kiện như nhau thì ấm nào nhanh nguội hơn. Tại sao?
Bài 5:
a./ Giọt nước rơi vào quần áo. Nếu dùng tay chà vào chỗ ấy * Cấm nghĩ bậy =))) * thì mau khô hơn. Tại sao?
b./ Khi mài, cưa, khoan vào các vật cứng, người ta đổ thêm nước vào các vật cần mài. Tại sao?
Bài 6: Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0. Vật lên đén vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Cho biết cơ năng của vật A và C, giải thích
Bài 7: Trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở gần đáy ấm hay gần nắp ấm. Giải thích tại sao?
Bài 8: Các bể chứa xăng thường được quét sơn màu trắng bạc. Tại sao phải làm như vậy
Bài 9: Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Bài 10:
a./ Sau khi đá, quả bóng đang bay lên thì có những dạng cơ năng nào?
b./ Quả bóng bơm căng đang bị ép xuống thì có những dạng cơ năng nào?
Bài 11: So sánh động năng của các vật sau đây:
a./ Hai quả cầu có cũng khối lượng. Quả cầu 1 lăn nhanh hơn quả cầu 2
b./ Cùng chạy nhanh như nhau, xe 2 có khối lượng lớn hơn khối lượng xe 1
Bài 12:
a./ Tính thế năng của vật có khôi lượng P = 50N ở độ cao h = 4m?
b./ Hai vật có cùng khối lượng, vật 1 ở vị trí có độ cao bằng 1/2 độ cao của vật 2. Thế năng hấp dẫn của vật 1 gấp mấy lần thế năng hấp dẫn của vật 2?
Bài 13:
a./ So sánh thế năng đàn hồi của một lò xo khi bị kéo dãn thêm 5cm với khi bị kéo dãn thêm 8cm?
b./ Tại sao càng kéo căng dây cung th&i
bởi thanh duy 26/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 3: a, Vì khi rót nước nóng vào thì phần bên trong cốc sẽ nóng trước và sau đó truyền nhiệt dần ra phần bên ngoài cốc. Nhưng nếu nước quá nóng thì khi rót vào do nhiệt độ bên trong cốc tăng lên đột ngột mà nhiệt đó chưa kịp truyền ra ngoài cốc. Do đó phần bên trong cốc sẽ giãn nở nhanh hƠn bên ngoài cốc dẫn đến hiện tượng giãn nở không đều -> rất dễ làm cốc bị vỡ . Vì vậy để tránh hiện tượng đó thì người ta thường nhúng bát hoặc đĩa vào nước ấm trước để tránh bị vỡ khi cho đồ nóng vào. Cũng tương tự với cốc thủy tinh khi uống chè thì bạn đầu người ta thường rót vào đó một ít nước nóng để tráng đều các cốc, sau đó mới rót NƯỚC nóng vào cốc.
b, Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ. Về mùa lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh hơn trong gỗ nên ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ.
c, Về mùa hè không khí ngoài trời nóng hơn không khí trong nhà. Mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh nên dẫn nhiệt từ ngoài trời vào trong nhà nhanh hơn. Do đó không khí trong nhà mái tôn nóng hơn.
Về mùa đông, không khí trong nhà ấm hơn không khí ngoài trời. Mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh nên dẫn nhiệt từ trong nhà ra ngoài nhanh hơn. Do đó không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn.d, Đồng kim loại là chất dẫn nhiệt tốt hơn len khi ta sờ tay vào đồng hay len thì nhiệt năng trong tay ta truyền vào đồng và len.Nhưng lượng nhiệt năng truyền vào đồng lớn hơn so với lượng nhiệt năng ta truyền vào len vì vậy ta có cảm giác lạnh hơn khi sờ tay vào thanh đồng hay ngược lại ta sờ vào len sẽ ấm hơn khi sờ vào thanh đồng mặc dù nhiệt độ cả hai vật bằng nhau.
bởi Pham Thi Van 26/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
một ấm nhôm có khối lượng 500g đựng 1,5l nước ở nhiệt độ 20.
a/ tính nhiệt lượng để đun sôi ấm nước trên
b/ sau khi nước sôi người ta rót toàn bộ lượng nước trong ấm vào 10l nước ở 20. hỏi nhiệt độ nước sau khi pha là bao nhiêu
bởi Hoàng My 03/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
TỰ gọi
a, Nhiệt lượng cần cung cấp cho bếp để vừa đền nhiệt độ sôi(100o) là:
==" không cho nhiệt dung riêng thế tự nghĩ á????
bởi Vũ Thị Như Thảo 03/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
các bạn cho mình hỏi
Trong thí nghiệm đun sôi nước ở môn vạt lí lớp 6.nước chỉ sôi ở nhiệt độ 98 độ c.Nêu lí do
ai bt trở lại nhé mình cần gấp
thank nhìu
bởi thủy tiên 12/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Theo như lí thuyết thì ta biết nước sôi ở 100oC. Đó chỉ đúng với nước tinh khiết, là nước cất, còn đối với nước thường dùng thì có lần nhiều chất khác nên nhiệt độ sôi không thể đúng bằng 100 oC được, trường hợp này nhiệt độ sôi bị giảm là vì lẫn nhiều chất có nhiệt độ sôi thấp.
bởi Trần Ba 12/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
người dùng dây kéo khúc gỗ chuyển động trên mặt sàn dài 120m, lực kéo theo phương gang có độ lớn 50N. thời gian đi hết quãng đường trên là 1 phút. Tính vận tốc khúc gỗ. Tính công mà người đó thực hiện được?
20/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một thùng đựng nước, cột nước trong thùng cao 1,2m
a/Tính áp suất của nước lên đáy và tính áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 4,5dm? Cho biết trộng lượng riêng của nước là 10 000N/m3
b/Thả một vật có thể tích 50cm3 vào thùng, vật chìm trong nước.Tính lực đẩy acsimet tác dụng lên vật
21/12/2022 | 1 Trả lời
-
Một quả cầu bằng đồng có khối lg 200g, thẻ tích 40cm3. Biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3, trọng lượng riêng của nước là 10 mũ 4 N/m3.a, hỏi quả cầu đặc hay rỗng?b, thả vào nước nó nổi hay chìm?mình đag gấp ạ, cảm ơn
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
một thùng cao 120cm đựng đầy nước. Tính áp suất của nước ở đáy thùng và những điểm cách đáy thùng 40cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m^3
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
một khối gỗ hình lập phương có cạnh là 10cm nổi một nửa trong bình đựng nước. Hãy tính lực đẩy Ácsimet tác dụng lên khối gỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3?
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
một vật có khối lượng 0,96kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 4*6*8cm. tính áp suất lớn nhất, nhỏ nhất tác dụng lên mặt sàn
30/12/2022 | 1 Trả lời
-
Cho một quả cầu đặc nặng 0.1kg và có thể tích là 0.01m3
a) Tính trọng lượng của quả cầu và thể tích phần chìm trong nước của quả cầu trêb khi nó được thả vào nước ở trạng thái cân bằng. Biết trọng lượng riêng của nước bằng 10000N/m3
b) Tính lực nhấn tối thiểu lên quả cầu để nó chìm hoàn toàn trong nước
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
a) thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất
b) vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường
06/01/2023 | 2 Trả lời
-
Một người đi từ nhà đến cơ quan cách nhau 9 km. Sau khi đi được một phần ba quãng đường thì chợt nhớ mình quên một quyển sổ nên quay về lấy và đi ngay đến nơi thì trễ mất 15 phút.
Tính vận tốc của người đó ( Bỏ qua thời gian lên xuống xe khi về nhà).
08/01/2023 | 1 Trả lời
-
Có ba người cùng xuất phát để đi từ vị trí A đến vị trí B cách A 20 km mà chỉ có một chiếc xe đạp chở thêm được một người. Để cả ba người đến vị trí B cùng một lúc thì người đi xe đạp chở một người lên một vị trí M rồi thả để người này đi bộ, sau đó người đi xe đạp quay trở lại để đón người đi bộ trước ở điểm N. Cho biết vận tốc khi đi bộ của hai người như nhau, không đổi và bằng 4 km/h, vận tốc xe đạp là không đổi và bằng 16 km/h, đoạn đường AB thăng và thời gian quay đầu xe là không đáng kể.
a) Hãy xác định vị trí mà người đi xe đạp phải lại và vị trí mà người đi xe đạp đón được người đi bộ trước?
b) Hãy xác định khoảng thời gian mà người đi xe đạp không chở người nào?
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
a. Xe đang chạy trên đường nằm ngang.
b. Xe đang chạy lên dốc nghiêng.
c. Viên bị được thả rơi và đang đi xuống theo phương thẳng đứng.
d. Viên bị nằm yên trên mặt sàn nằm ngang.
14/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thả một vật hình trụ có thể tích 4x10-4 m3 từ độ cao h xuống nước và chìm đến mép trên cùng của hình trụ, tính độ cao h cần phải thả
02/03/2023 | 0 Trả lời
-
Một người phải dùng một lực 80N để kéo một gàu nước từ dưới giếng sâu
9m lên đều, công suất của người đó là 48W. Tính thời gian người đó kéo gàu nước lên?
04/03/2023 | 0 Trả lời
-
a, Tính công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc.
b, Nếu giữ nguyên lực kéo nhưng xe lên dốc với vận tốc 10m/s thì công thực hiện được là bao nhiêu?
c, Tính công suất của động cơ trong hai trường hợp trên.
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
a)Tính công suất của cần trục đã thực hiện
b)Tính khối lượng của vật
25/03/2023 | 0 Trả lời
-
Cho ví dụ về hoạt động trong cuộc sống không sử dụng công cơ học?
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi lượng nước trên. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm 880J/Kg.K
23/04/2023 | 0 Trả lời
-
a. Tỉ số 2000W có ý nghĩa gì?
b. Xe chở khúc gỗ đó hết quãng đường mất bao nhiêu thời gian?
29/04/2023 | 0 Trả lời
-
a) Tính nhiệt lượng nước nhận thêm vào.
b) Tính độ tăng nhiệt độ của nước.
03/05/2023 | 0 Trả lời
-
a, tính nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra
b, hãy tìm khối lượng nước trong cốc biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.k ,của nước là 4200J/kg.k
05/05/2023 | 0 Trả lời
-
Nếu 1 vật toả nhiệt ra và vật khác nhận được thì vật nhận được nhiệt lượng có ích hay là nhiệt lượng toàn phần?
09/05/2023 | 0 Trả lời
-
a) hỏi nhiệt độ của chì ngay sau khi cân bằng nhiệt
b) tính nhiệt lượng của nước thu vào, biết nhiệt lượng của nước 4200 j/ kg.k
c) tính nhiệt dung riêng của chì
d) người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38 độ C. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24 độ C ? biết nhiệt dung diêng của nước là 4200j/ kg.k
12/05/2023 | 0 Trả lời
-
Khi muốn làm lạnh một lon nước ngọt, ta nên đặt cục đá lạnh ở trên hay ở dưới? Vì sao?
12/05/2023 | 1 Trả lời
-
Một quả cầu gang có khối lượng 0,42kg khi thể tích là 80cm3. Quả cầu rông hay đặc biết khối lượng riêng của gang là 7000kg/m3.
13/06/2023 | 0 Trả lời