YOMEDIA
NONE

Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nước đá biến thành hơi hoàn toàn ở 100oC ?

Bài 6: Một thỏi nước đá có khối lượng 200g ở -10OC

a/ Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nước đá biến thành hơi hoàn toàn ở 100oC

b/ Nếu bỏ thỏi nước đá trên vào một xô nước bằng nhôm ở 20oC. Sau khi cân bằng nhiệt ta thấy

trong xô còn lại một cục nước đá coa khối lượng 50g. tính lượng nước đã có trong xô lúc đầu. Biết xô có khối lượng 100g.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (38)

  • Tóm tắt:

    m1 = 200 g = 0,2 kg

    t1 = -10oC

    t2 = 100oC

    c1 = 1800J/kg.K

    a)Q = ? J

    b)t3 = 20oC

    t4 = 0oC

    mnước đá còn lại = 50 g

    mnhôm = 100 g = 0,1 kg

    mnước ban đầu = ? kg

    Bài làm:

    a)Nhiệt lượng nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ -10oC lên 0oC là:

    Q1 = m1.c1.(t2 - t1) = 3600 (J)

    Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở 0oC là:

    Q2 = m1.λ = 68000 (J)

    Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 0oC đến 100oC là:

    Q3 = m1.c2(t3 - t2) = 84000 (J)

    Nhiệt lượng nước thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở 100oC là:

    Q4 = m1.L = 460000 (J)

    Nhiệt lượng cần cung cấp trong suốt quá trình là:

    Qtổng = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 = 3600 + 68000 + 84000 + 460000 = 615600 (J)

    Vậy nhiệt lượng cần cung cấp để nước đá biến thành hơi hoàn toàn ở 100oC là 615600 J.

    b) Gọi m là lượng nước đá đã tan: m = 200 - 50 = 150 g = 0,15 kg

    Do nước đá tan không hết nên nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 0oC.

    Nhiệt lượng mà m (kg) nước đá thu vào để nóng chảy là:

    Q' = m.λ = 51000 (J)

    Nhiệt lượng do m' kg nước và xô nhôm tỏa ra để giảm xuống từ 20oC đến 0oC là:

    Q" = (m'.c2 + mnhôm.cnhôm).(20 - 0)

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

    Q" = Q' + Q1

    ⇔ (m'.c2 + mnhôm.cnhôm).(20 - 0) = 51000 + 3600

    ⇔ (m'.4200 + 0,1.880).20 = 54600

    ⇔ m'.4200 + 88 = 2730

    ⇔ m'.4200 = 2642

    ⇒m' = \(\dfrac{1321}{2100}\)(kg).

    Vậy lượng nước đã có sẵn trong xô lúc ban đầu là \(\dfrac{1321}{2100}\) kg.

      bởi Ngọc Thơ 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Một bếp dầu dùng để đun nước, khi đun 1kg nước ở 200C thì sau 10' nước sôi. Biết nhiệt dung được cung cấp một cách đều đặn.

    a/ Tìm thời gian cần thiết để cung cấp lượng nước nói trên bay hơi hoàn toàn. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi của nước là c=4200J/kg.k , L=2,3.106J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với đồ dùng của nước.

    b/ Giải lại câu a nếu tính đến ấm nhôm có khối lượng 200g, có nhiệt dung riêng 880J/kg.k.

      bởi Ban Mai 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a.) Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng nước thì ban đầu đến 100 độ C là:

    Q1 = m . C . (100−t1) = 336000J Nhiệt lượng cần thiết để hóa hơi hết nước là: Q2 = L . m = 2300000J Thời gian cần thiết là: t = \(\dfrac{Q_2}{Q_1}.t\) \(\approx\) 68.45 phút b.) Đun nóng hệ lên 100 độ C cần nhiệt lượng: Q′1 = (m . C + m2 . C2) . (100 − t1) = 350080J Khi nước đến 100 độ C thì nhiệt độ không tăng nữa nhiệt lượng chỉ cung cấp làm hóa hơi do đó nhiệt lượng cần vẫn là Q2 như câu a: t′ = \(\dfrac{Q_1}{Q'_1}.t\approx\) 65.7 phút
      bởi Nguyễn Kim Thoa 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính nhiệt lượng tỏa ra của 10 lít nước ở nhiệt độ 80 độC nguội đi 30 độC . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K

      bởi Lê Tường Vy 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    V=10 lít = 0,01 \(m^3\)

    \(t_1\)= 80 độC

    \(t_2\) = 30 độ C

    c = 4200 J/kg.K

    Q=?

    Giải:

    Khối lượng nước là:

    Ta có m= D.V = 1000.0,01=10kg

    Nhiệt lượng tỏa ra là:

    Q= m.c.△t=10.4200.(80-30)=2100000(J)

      bởi Ngọc Thơ 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •   bởi Nguyễn Thanh Hà 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi \(m_1\) là khối lượng của lượng nước

    \(t_1,t_2\) là nhiệt độ của nước và cơ thể ta

    Ta có: Nhiệt lượng do lượng nước tỏa ra bằng nhiệt lượng do cơ thể ta thu vào:
    \(\Rightarrow Q_{thu}=m_1.C.\left(t_1-t_2\right)=0,16.4200.\left(40,6-36,6\right)=2688\left(J\right)\)

    Vậy...

      bởi Đặng Thảo 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình nhiệt lượng kế có khối lượng mk=100g làm bằng chất có nhiệt dung riêng ck=460J/kg.k chứa 150g nước ở nhiệt độ t1=15°C. Người ta thả vào đó 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc được nung nóng tới nhiệt độ t3=100°C. Nhiệt độ của cả hệ thống khi cân bằng nhiệt là t=17°C. Hãy tìm khối lượng bột nhôm và thiếc trong hỗn hợp. Biết nhiệt dung riêng của nước là c2=4200J/kg.k, nhôm là c3=900J/kg.k, thiếc là c4=230J/kg.k.

      bởi Lê Tường Vy 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt: \(m_k=100g;c_k=460\left(\dfrac{j}{kg.k}\right)\)

    \(m_1=150g;t_1=15^oC;x_2=4200\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\)

    \(c_3=900\left(\dfrac{j}{kg.h}\right)\);\(c_4=230\left(\dfrac{J}{kg.k}\right)\)

    --------------------------------Bài làm----------------------------------

    Gọi khối lượng của nhôm có trong hợp chất là: \(m_3\)

    => khối lượng của thiếc có tỏng hợp chất là: \(m_4=150-m_3\)

    Nhiệt lượng thu vào của bình nhiêt lượng kế và nước là:

    \(Q_{thu}=\left(t-t_1\right)\left(m_k.c_k+m_2.c_2\right)=2\left(100.4600+150.4200\right)\)

    \(=2180000\left(J\right)\)

    Nhiệ lượng tỏa ra của hợp chất là:

    \(Q_{tỏa}=\left(t_3-t\right)\left(m_3.c_3+m_4.c_4\right)=83\left(900m_3+230\left(150-m_3\right)\right)\)

    Nhiệt tỏa băng Nhiệt thu:

    -> Qthu = Q tỏa

    .

    Giải Phương trình trên ta có:

    \(m_3=\)

    :)) giải ko đc

      bởi Võ Thị Thu Phương 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mot​​​ cai ghe co trong luong 50 niuton dat dung vuong voi mat san nha co dien tich tiep xuc cua 4 chan ghe voi mat san nha la 0,01 m2 . tinh ap suat cua ghe len mat san nha luc do

      bởi thúy ngọc 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • áp suất của ghế lên mặt sàn nhà lúc đó là

    \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{50}{0,01}=5000\left(Pa\right)\)

    vậy áp suất của ghế lên mặt sàn nhà lúc đó là 5000Pa

      bởi Trần Tiến 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hãy tính nhiệt lượng cần cung cấp cho một khối đồng có khối lượng 6 kg tăng từ nhiệt độ 33 độ C lên đến nhiệt độ nóng chảy 108 3 độ C biết nhiệt dung riêng của đồng bằng 380 J/kg. K

    Giúp min vs

      bởi Kim Ngan 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • m=6kg t1=33 độ t2=1083 độ c=380J/kg. K Q=?J

    Nhiệt lượng cần cung cấp cho đồng là Q=mc(t2-t1)=6.380.(1083-33)=2394000J

      bởi Khánh Bảo 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta đổ 3l nước ở nhiệt độ 20 độ C vào một bình đựng nước ở nhiệt độ 100 độ C. Hỗn hợp nước thu được có nhiệt độ 40 độ C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường ngoài.
    a) Tính nhiệt lượng mà 3l nước thu được.
    b) Tính khối lượng nước có trung bình.
    Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK khối lượng riêng của nước 1000 kg/m2.
    Trả lời nhanh giúp mình nha. Cảm ơn trước!

      bởi Thanh Nguyên 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(V_{nc}=3l=0,003m^3\)

    \(t_1=100^0C\)

    \(t_2=20^0C\)

    \(t=40^0C\)

    \(c_{nc}=4200J\)/kg.K

    ________________________

    Giải:

    a, Khối lượng của nước là:

    \(m_{nc}=D_{nc}.V_{nc}=1000.0,003=3kg\)

    Nhiệt lượng của nước là:

    \(Q_{nc}=m_{nc}.c_{nc}\left(t-t_2\right)\)= 3.4200. 20= 252000(J)

    Vậy:.......................

      bởi Nguyễn Công Khoa 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một ấm bằng nhôm có khối lượng 500g chứa 2kg nước ở 200C.tính nhiệt lượng cần thiết để đun ấm nước trên sôi.biết

    Cnước=4200J/Kg.K; Cnhôm=880J/Kg.K

      bởi Lê Minh Hải 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1:500g=0,5kg

    m2: 2kg

    Cnước= 4200J/kg.k

    Cnhôm= 880J/kg.k

    t1=1000C

    t2=200C

    ---------------------

    Q=?

    Giải

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nhôm:

    Q1 = m1.c1.(t1-t2)=0,5.880.(100-20)= 35200(J)

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước:

    Q2 = m2.c2.(t1-t2)= 2.4200.(100-20)= 672000(J)

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước:

    Q = Q1+Q2 = 35200+672000 = 707200(J)

    Chúc may mắnhehe

      bởi Đỗ Thị Thu Hương 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao khi bão tan nước biển ấm hơn rất nhiều so với trước khi bão tới?

      bởi Van Tho 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì trước khi bão thì nhiệt độ rất nóng nên nước mới bốc hơi tạo thành những đám mây lớn cộng với không khí từ biển vào nước bốc hơi 1 cách mạnh nên nơi đây rất nóng và khô, khi bão tới thì nước biển hòa với nhiệt độ ở đây nên nó ấm hơn trước khi bão tới

      bởi Nguyễn bảo Hân 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1. Cần cung cấp một nhiệt lượng là 472 500 J để đun sôi 1,5 lít nước.Tính nhiệt độ ban đầu của nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K

    Bài 2 để đun nóng một thanh sắt có khối lượng 2kg ở nhiệt độ ban đầu 40oC người t cung cấp cho thanh sắt một nhiệt lượng là 1343200 J. tính nhiệt độ lúc sau của thanh sắt . biết nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.K

      bởi Lê Tấn Thanh 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1) Q=472500J V=1,5l=>m=1,5kg c=4200J/kg. K t2=100 độ

    Gọi t1 là nhiệt độ ban đầu của Nước ta

    Q=mc (t2-t1)=472500=>t1=25 độ

    Bài 2 ) m=2kg t1=40 độ Q=1343200J t2=?độ c=460 J/kg. K

    Ta có Q=mc. (t2-t1)=1343200=>t2=1500 độ

      bởi Đẹp Chai Sóc 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổ 60cm3 nước vào 6ocm3 rượu thì thể tích của hỗn hợp lớn hơn hay nhỏ hơn 120cm3?vì sao?

      bởi Phạm Phú Lộc Nữ 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổ 60cm3 nước vào 6ocm3 rượu thì thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn 120cm3.Vì giữa các phân tử rượu và nước có khoảng cách nên khi đổ chúng lẫn lại với nhau các phân tử sẽ đan xen nhau chui vào trog những chỗ có khoảng cách nên thể tích hỗn hợp thu đc phải nhỏ hơn 120 cm3

      bởi Trần Thị Hồng Phấn 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bỏ một quả cầu đồng thau có khối lượng 1kg. được nung nóng đến 1000C vào trong thùng sắt có khối lượng 500g đựng 2kg nước ở 20oC (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường)

    a) Xác định nhiệt độ cuối cùng của nước biết nhiệt dung riêng của đồng thau , sắt và nước lần lượt là c1=0.38.103J/kg.độ

    c2=0.46.103J/kg.độ , c3=4.2.103J/kg.độ

    b) Xác định nhiệt lượng cần thiết để đun nước từ nhiệt độ tính ở câu a (có cả quả cầu) đến 50oC

      bởi Kim Ngan 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Rải

    a)Ta có:\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    <=>\(m_{đồng}.c_{đồng}.\left(t_1-t_{CB}\right)=m_{nước}.c_{nước}.\left(t_{CB}-t_2\right)+m_{sắt}.c_{sắt}.\left(t_{CB}-t_2\right)\)<=>\(1.380.\left(100-t_{CB}\right)=\left(2.4200+0,5.460\right)\left(t_{CB}-20\right)\)

    <=>\(t_{CB}\approx23,37\left(^oC\right).\)

    b)Ta có:\(Q_{đồng}=380.1.\left(50-t_{CB}\right)\approx10118\left(J\right)\)

    \(Q_{nước}=4200.2.\left(50-t_{CB}\right)\approx223658\left(J\right)\)

    \(Q_{sắt}=460.0,5.\left(50-t_{CB}\right)\approx6124\left(J\right)\)

    <=>\(Q_{tp}=Q_{đồng}+Q_{sắt}+Q_{nước}=239900\left(J\right)\)

    Vậy ...

      bởi Nguyễn Khoa 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật không có cơ năng khi vật đó

    A.Không có động năng

    B.Không có thế năng hấp dẫn

    C.Không có khả năng sinh công

    D.Không có thế năng đàn hồi

      bởi Dell dell 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật không có cơ năng khi vật đó

    A.Không có động năng

    B.Không có thế năng hấp dẫn

    C.Không có khả năng sinh công

    D.Không có thế năng đàn hồi

      bởi Lê Trần Thủy 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta pa m1(kg) nước nóng vào m2(kg) nước nguội (nhiệt độ chênh nhau 60°C) thì nhiệt độ cân bằng cao hơn nhiệt độ ban đầu của nước nguội 40°C. a) Tính tỉ số b) Sau đó, người ta lại rót thêm m1(kg) nước nóng nữa (vẫn cùng nhiệt độ như của nước nóng lần trước). Hỏi nhiệt độ của nước tăng thêm bao nhiêu độ nữa? (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với các chất và môi trường.)

      bởi thu phương 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính tỉ số nha \(\dfrac{m1}{m2}\) mọi người

      bởi Thái Bá Quân 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ô tô chạy được quáng đường dài 100km với lực kéo là 1400N tiêu thụ hết 10L xăng. Tính hiệu suất của ô tô( biết Nhiệt Lượng tỏa ra là 368.106J)

      bởi hi hi 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Công ôtô thực hiện là:

    A=F.S=1400.100000=14.107J

    Nhiệt lượng do nhiên liệu cháy tỏa ra là:

    Q= m.q =8.4,6.107 = 36,8.107J

    Hiệu suất của ôtô là:

    H= A/Q.100= 14.107/36,8.107= 38,04%

      bởi Nguyễn Thu Hằng 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một ấm nhôm có khối lượng 500g đựng 1,5l nước ở nhiệt độ 20.

    a/ tính nhiệt lượng để đun sôi ấm nước trên

    b/ sau khi nước sôi người ta rót toàn bộ lượng nước trong ấm vào 10l nước ở 20. hỏi nhiệt độ nước sau khi pha là bao nhiêu

      bởi Nguyễn Anh Hưng 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hỏi đáp Vật lý

      bởi Trịnh Hùng Nam 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

      bởi Thu Hang 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì giữa các phân tử có khoảng cách mà khi nuớc nóng thì nhiệt độ tăng lên nên các phân tử đường sẽ chuyển động hỗn loạn không ngừng xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước làm nước có vị ngọt

      bởi nguyễn xuân thái 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • sơ đồ mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang có mấy phân tử, cách mắc của phân tử đó

      bởi Nguyễn Hồng Tiến 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • với lọai chấn lưu điện tử thì bạn mua nó có 2 cái dây màu đỏ thò ra để nối với nguồn 220V nhà bạn, còn 2 cái cục nhựa trắng to to mỗi cái có 2 lỗ nhỏ để cắm 2 đầu ống huỳnh quang vào.
    - về mạch điện tử thì thường nó có mạch xung 2 transistor 13003 tạo xung xoay chiều (để cho 2 điện cực bị electron bắn phá hao mòn như nhau) tần số khoảng vài chục Khz qua 1 cái biến áp nhỏ mắc nối tiếp với bóng huỳnh quang, tần số càng cao thì biến áp càng nhỏ (tất nhiên là trong giới hạn bão hoà từ của lõi ferit).
    - ống huỳnh quang 2 đầu có 2 dây tóc, và ở mỗi đầu đều thò ra 2 cực của dây tóc. khi mắc bóng vào chấn lưu thì 2 sợi dây tóc này sẽ được nối tiếp qua 1 tụ điện rùi tới biến áp của mạch xung. do có dòng điện chạy qua làm dây tóc nóng sáng tạo eletron bắn lung tung thế là ống huỳnh quang cho dòng điện chạy qua làm điện trở của ống nhỏ hơn của dây tóc nên dòng chủ yếu chạy qua ống làm electron va đập với thành ống tạo ánh sáng, 1 phần nhỏ dòng điện cũng chạy qua dây tóc nhưng ko đáng kể.
    - khi ống sáng thì điện áp 2 đầu ống bị sụt xuống (do ăn nhìu điện hơn lúc mồi), tần số cũng tăng lên. do đó dòng qua ống rất lớn so với dòng qua dây tóc.

      bởi Tằng Hồng 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2 :

    Tóm tắt :

    \(m_1=200g=0,2kg\)

    \(t_1=70^oC\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(m_2=250g=0,25kg\)

    \(t_2=40^oC\)

    \(Q_{toả}=?\)

    \(t=?\)

    GIẢI :

    a) Nhiệt lượng mà viên bi nhôm tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=0,2.880.\left(70-t\right)\)

    b) Nhiệt độ ban đầu của nước là :

    \(t_2=40^oC\)

    c) Nhiệt lượng mà nước thu vào là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,25.4200.\left(t-40\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow0,2.880.\left(70-t\right)=0,25.4200.\left(t-40\right)\)

    \(\Rightarrow12320-176t=1050t-42000\)

    \(\Rightarrow t=\dfrac{54320}{1226}\approx44,31^oC\)

    Vậy nhiệt độ khi xảy ra cân bằng nhiệt là 44,31oC.

      bởi Tiến Too 22/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON