YOMEDIA
NONE

Tính nhiệt dung riêng của đồng ?

Đổ 738g nước ở nhiệt độ 150C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 170C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4168J/kg.K. Hãy tính nhiệt dung riêng của đồng.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (37)

  • Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra : Q1 = m1c1(t1 – t) = 16,6c1(J)​

    Nhiệt lượng nước thu vào : Q2 = m2c2(t – t2) = 6178,536 (J)​

    Nhiệt lượng nhiệt lượng kế thu vào : Q3 = m3c1(t – t2) = 0,2c1(J)​

    Phương trình cân bằng nhiệt : ​Q1 = Q2 + Q3

    ​<=> 16,6c1 = 6178,536 + 0,2c1

    Chúc bạn học tốt!

      bởi Trần Nhơn 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Một đồng hào bằng nhôm có khối lượng 0.4kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của đồng hào nhôm và của nước đều bằng 27°C. Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K
    a) Tính nhiệt lượng do miếng đồng hào tỏa ra
    b) Tính khối lượng của nước trong chậu
    c) Nếu tiếp tục đổ vào cốc nước trên 1 lít nước sôi thì khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của miếng đồng hào là bao nhiêu?( coi như chỉ có đồng hào và nước trao đổi nhiệt cho nhau)

      bởi Nguyễn Sơn Ca 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1=0,4 kg

    c1=880J/kg.K

    t1=100

    t=27

    t2=20

    c2=4200J/kg.K

    m2: Khối lượng nước

    m3=1kg(do V3=1 lít )

    *Khi chưa bỏ 1 lit nước sôi vào :

    Ta có phương trình cần bằng nhiệt :

    Q tỏa=Q thu

    -> m1.c1.(t1-t)=m2.c2(t-t2)

    ->0,4.880.(100-27)=m2.4200(27-20)

    ->m2=0,87kg (Mình làm qua ý của câu b )

    *Khi bỏ 1 lít nước sôi (t3:nhiệt độ cân bằng của nước khi bỏ 1 lít nước sôi vào )

    Nhiệt lượng mà 1 lít nước sôi tỏa ra là :Q tỏa =m3.(100-t3).c2

    Nhiệt lượng mà 0,87 kg nước thu vào là :Q thu=m2.(t3-t).c2

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt

    Q tỏa=Q thu

    ->m3.(100-t3).c2=m2.(t3-t).c2

    ->1.(100-t3)=0,87.(t3-27)

    ->t3\(\approx\)66

    Nhiệt lượng mà 1,87 kg nước tỏa ra (m2+m3=1+0,87)là Q tỏa=(m2+m3).c2.(t3-t4)=m1.c1(t4-t)

    Nhiệt lượng mà 0,4 kg nhôm thu vào là:Q thu=m1.c1(t4-t)

    Ta có phương trình cần bằng nhiệt ;

    Q tỏa=Q thu

    ->(m2+m3).c2.(t3-t4)=m1.c1(t4-t)

    ->(1+0,87).4200(66-t4)=0,4.880(t4-27)

    ->t4=64,32

    (t4 là nhiệt độ can bằng tức là nhiệt độ đồng hào lúc sau)

    Mình làm nhanh nên không biết có đúng hay không

      bởi Nguyen Lâm Oanh 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 2 bình đựng cùng 1 loại chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 2 đổ vào bình 1 và đo nhiệt độ cân bằng ở bình 1 sau 4 lần đổ cuối: 200C, 350C, không ghi, 500C. Tính nhiệt độ cân bằng ở lần bị bỏ sót không ghi và nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đổ vào bình 1. Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đều như nhau; bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.

      bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • m1 là kl từng ca nước, m2 là kl trong bình, c là nhiệt dung riêng của chất lỏng đó, t1 là nhiệt độ ca nc, t là nhiệt độ thiếu ko ghi
    Ta có các pt cân bằng nhiệt:
    Lần 1: bỏ qua
    Lần 2: m1 c (t1-35) = (m1 + m2)c (35-20) <=> (t1 -50)/15 = m2/m1
    Lần 3: m1 c ( t1 -t) = (2m1 +m2) c ( t-350 <=> ( t1 -3t +70)/(t-35) = m2/m1
    Lần 4: m1(t1 +50) = (3 m1+m2)c(50-t) <=> (t1 +3t -200)/(50-t) = m2/m1
    từ đó suy ra (t1-3t+70)/(t-35)=(t1+3t)/(50-t) = m2/m1
    áp dụng T/C dãy tỷ số bằng nhau => (2 t1-130)/15 = m2/m1.
    mà (t1 -50)/15 = m2/m1
    nên t1 = 80 (độ C)
    từ đó tìm ra t = 44(độ C)

      bởi Trungg Việt 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối nước đá khối lượng m1 = 2kg ở nhiệt độ -50C.

    a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá trên biến thành hơi hoàn toàn ở 1000C? Hãy vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến thiên nhiệt độ theo nhiệt lượng được cung cấp?

    b) Bỏ khối nước đá nói trên vào một ca nhôm chứa nước ở 500C. Sau khi có cân bằng nhiệt người ta thấy còn sót lại 100g nước đá chưa tan hết. Tính lượng nước đã có trong ca nhôm biết ca nhôm có khối lượng mn = 500g. Cho Cnd = 1800J/kg.K; Cn = 4200J/kg.K; Cnh = 880J/kg.K; \(\lambda\) = 3,4.105 J/kg; L = 2,3.106 J/kg.

      bởi Nguyễn Thanh Trà 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=2kg\)

    \(t_1=-5^oC\)

    \(t_2=100^oC\)

    \(c_1=1800J/kg.K\)

    a) \(Q=?\)

    b) \(t_3=50^oC\)

    \(t_4=0^oC\)

    \(m'_1=100g=0,1kg\)

    \(m_2=500g=0,5kg\)

    \(C_{H_2O}=4200J/kg.K\)

    \(C_2=880J/kg.K\)

    \(\lambda=3,4.10^5J/kg\)

    \(L=2,3.10^6J/kg\)

    GIẢI :

    a) Nhiệt lượng nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ -5oC đến 0oC là :

    \(Q_1=m_1.c_1.\left(0-t_1\right)=2.1800.\left[0-\left(-5\right)\right]=18000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước đá thu vào đê nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ 0oC là :

    \(Q_2=\lambda.m_1=3,4.10^5.2=680000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào để nhiệt độ tăng từ 0oC đến 100oC là :

    \(Q_3=m_1.c_{H_2O}.\left(100-0\right)=2.4200.100=840000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở 100oC là :

    \(Q_4=L.m_1=2,3.10^6.2=4600000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần cung cấp để khối nước đá biến thiên nhiệt độ theo lượng nước 100oC là :

    \(Q=Q_1+Q_2+Q_3+Q_4\)

    \(Q=18000+680000+840000+4600000=6138000\left(J\right)\)

    b) Lượng nước đá đã tan là :

    \(m_t=2-0,1=1,9\left(kg\right)\)

    Nhiệt lượng thu vào của 1,9kg nước đá để tan chảy là:

    \(Q_c=\lambda.m_t=3,4.10^5.1,9=646000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng tỏa ra của 1,9kg nước và xô nhôm để giảm xuống từ 50oC đến 0oC là :

    \(Q_t=\left(m'.c_{H_2O}+m_2.c_2\right)\left(t_3-t_4\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_t=Q_c+Q_1\)

    \(\Rightarrow\left(m'.4200+0,5.880\right)\left(50-0\right)=646000+18000\)

    \(\Rightarrow\left(4200m'+440\right).50=664000\)

    \(\Rightarrow210000m'+22000=664000\)

    \(\Rightarrow m'=\dfrac{664000-210000}{22000}\approx20,64\left(kg\right)\)

    Khối lượng nước đá đã có trong ca nhôm là 20,64kg.

      bởi Đoàn Mỹ Ánh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có hai bình cách nhiệt, bình 1 chứa m1 = 2kg nước ở t1 = 200C, bình 2 chứa m2 = 4kg nước ở nhiệt độ t2 = 600C. Người ta rót một lượng nước m từ bình 1 sang bình 2, sau khi cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước như vậy từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là t'1 = 21,950C:

    a) Tính lượng nước m và nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt trong bình 2 (t'2)

    b) Nếu tiếp tục thực hiện như vậy một lần nữa, tìm nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt ở mỗi bình lúc này?

      bởi Nguyễn Thủy 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • m₁ = 2kg
    t₁ = 20ºC
    m₂ = 4kg
    t₂ = 60ºC
    t₁' = 21,5ºC
    gọi c là nhiệt dung riêng của nước
    khi rót lần thứ nhất thì m(kg) nước ở t₁ = 20ºC thu nhiệt, nước bình 2 tỏa nhiệt
    nhiệt độ cân bằng là t₂' (ºC) với 20 < t₂' < 60
    ta có Phương trình cân bằng nhiệt:
    Qthu = Qtỏa
    cm(t₂'-t₁) = cm₂(t₂-t₂')
    m(t₂'-20) = 4(60-t₂') (1)

    khi rót lần thứ 2 về bình 1 một lượng nước là m (kg) nước thì m (kg) nước ở t₂' > 20ºC = t₁ nên m(kg) nước tỏa nhiệt, nước trong bình m₁ thu nhiệt, nhiệt độ cân bằng là t₁' = 21,5ºC
    * lượng nước trong bình m₁ bây h là m₁ - m
    ta có phương trình cân bằng nhiệt:
    Qthu = Qtỏa
    cm₁(t₁'-t₁) = cm(t₂'-t₁')
    (2-m)(21,5 - 20) = m(t₂' - 21,5)
    (2-m)1,5 = m(t₂' - 21,5)
    m(t₂' - 21,5) = 1,5(2-m)
    mt₂' - 21,5m = 3 - 1,5m
    mt₂' - 20m = 3
    m(t₂'-20) = 3 (2)
    từ (1) và (2) ta có hệ:
    [ m(t₂'-20) = 4(60-t₂')
    [ m(t₂'-20) = 3 (2)
    ta đc:
    4(60-t₂') = 3
    240 - 4t₂' = 3
    => 4t₂ = 237
    => t₂ = 59,25 (ºC)
    => m = 3/(t₂' - 20) = 3/(59,25 - 20)
    m ~ 0,07 (kg) = 70 g

    lần rót thứ 2: rót m = 0,07 kg từ bình 1 sang bình 2
    bình 2 đang có 2kg nước ở t₂' = 59,25ºC
    m (kg) nước ở t₁' = 21,5ºC
    vậy nước bình 2 tỏa nhiệt, m kg nước thu nhiệt
    nhiệt độ cân bằng là T ºC vs 21,5 < T < 59,25
    phương trình cân bằng nhiệt:
    Qthu = Qtỏa
    cm(T-t₁') = cm₂(t₂'-T)
    0,07.(T - 21,5) = 4(59,25-T)
    0,07T - 1,505 = 237 - 4T
    4,007T = 238,505
    => T = 59,5 (ºC)

      bởi Jung Joon Hyung Hyung 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 4: Một bình nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 128g chứa 240g nước ở 8,4°C. Người ta thả vào một miếng kim loại có khối lượng 192g đã được nung nóng tới 100°C. Nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt là 21,5°C.

      bởi Sam sung 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề bảo tính gì vậy bạn ?

      bởi Phùng Chính 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 3: Một bình bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg đựng 0,118 kg nước ở nhiệt 20°C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 75°C. Xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt.

      bởi Nguyễn Hạ Lan 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề bảo tính gì vậy ?

      bởi vu tat binh 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một thỏi Đồng nặng 450g ở 230oC vào ấm nước chứa 1,58kg nước ở 25oC; nhiệt độ sau cùng là 30oC. Tính khối lượng ấm nhôm.

      bởi bich thu 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • BL :

    Nhiệt lượng thỏi đồng tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\Delta t=m_1c_1\left(t-t_2\right)\)

    Nhiệt lượng ấm nhôm và nước trong ấm thu vào là :

    \(Q_{thu}=\left(m_2.c_2+m_3.c_3\right)\left(t-t_2\right)\)

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow m_1c_1\left(t-t_2\right)=\left(m_2c_2+m_3c_3\right)\left(t-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow m_3=\dfrac{\dfrac{m_1c_1\left(t_1-t\right)}{t-2}-m_2c_2}{c_3}\)

    \(\Leftrightarrow m_3=\dfrac{\dfrac{0,45.380.\left(230-30\right)}{30-25}-1,58.880}{4200}=\dfrac{\dfrac{34200}{5}+878,42}{4200}=\dfrac{7718,42}{4200}\approx1,84\left(kg\right)\)

    Vậy................

      bởi Lê Thị Mỹ Lợi 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả đồng thời 500g Sắt ở 180oC, 400g Đồng ở 150oC, 600g Chì ở 100oC vào 10 lít nước ở 150C. Tính nhiệt độ cân bằng. (Tính bằng 2 cách)

      bởi Duy Quang 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=500g=0,5kg\)

    \(t_1=180^oC\)

    \(m_2=400g=0,4kg\)

    \(t_2=150^oC\)

    \(m_3=600g=0,6kg\)

    \(t_3=100^oC\)

    \(V_4=10lít=0,01m^3\)

    \(t_4=15^oC\)

    ********************************

    \(t=?\)

    BL :

    \(m_4=D.V_4=1000.0,01=10kg\)

    Ta có : \(Q_1+Q_2+Q_3=Q_4\)

    \(\Rightarrow m_1c_1\left(t-t_1\right)+m_2c_c\left(t-t_2\right)+m_3c_3\left(t-t_3\right)=m_4c_4\left(t_4-t\right)\)

    \(\Rightarrow0,5.460\left(t-180\right)+0,4.380\left(t-150\right)+0,6.130\left(t-100\right)=10.4200\left(15-t\right)\)

    \(\Rightarrow230\left(t-180\right)+152\left(t-150\right)+78\left(t-100\right)=42000\left(15-t\right)\)

    \(\Rightarrow230t-41400+152t-22800+78t-7800=630000-42000t\)

    \(\Rightarrow460t-72000=630000-42000t\)

    \(\Rightarrow460t+42000t=72000+630000\)

    \(\Rightarrow42460t=702000\)

    \(\Rightarrow t=\dfrac{702000}{42460}\approx16,53^oC\)

    Vậy nhiệt độ cân bằng là 16,53oC.

      bởi Ngọc Huyền 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 2 lượng nước bằng nhau ở nhiệt độ T1 và T2 biết T2 - 2 t 1 ,sau khi trộn chung nhiệt độ cuối cùng của chúng là 28°C Tính T1 và T2

      bởi Nguyen Ngoc 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có: Qtoả = Qthu

    \(\Leftrightarrow\) m.c.\(\Delta\)t1 = m.c.\(\Delta\)t2

    \(\Leftrightarrow\) t - t1 = t2 - t

    \(\Leftrightarrow\) t - t1 = 2t1 - t

    \(\Leftrightarrow\) 28 - t1 = 2t1 - 28

    \(\Leftrightarrow\) - t1 - 2t1 = - 28 - 28

    \(\Leftrightarrow\) -3t1 = - 56

    \(\Leftrightarrow\) t1 \(\approx\) 18,7 oC

    Ta có: t2 = 2t1

    \(\Leftrightarrow\) t2 = 2 . 18,7 \(\approx\) 37,4 oC

      bởi Nguyễn Phương 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1:Phải pha bao nhiêu lít nước ở 20 độ C vào 3 lít nước ở 100 độ c để nước pha có nhiệt độ là 40 độ C?

    2: Người ta thả đồng thời 200g sắt ở \(^{15^0}\)C và 450g đồng ở \(^{25^0C}\) vào 150g nước ở \(^{80^0C}\). Tính nhiệt độ khi cân bằng?

    3: Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 200g chứa 0,5 lít nước ở nhiệt độ \(^{15^0C}\). người ta thả vào một thỏi nhôm ở \(^{100^0C}\). Nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế khi cân bằng là \(^{20^0C}\). Tính khối lượng của nhôm. Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường. Biết nhiệt dung riêng của đông là 380 J/kg.K, nước là 4200J/Kg.K, của nhôm là 880J/Kg.K
    4: Một ấm nhôm khôi sluowngj 250g chứa 1 lít nước ở \(^{20^0C}\). Tính nhiệt lượng cần để đum sôi lượng nước nói trên. Biết nhiệt dung riêng của nhôm cà nước lần lượt là 880 J/Kg.K, 4200 J/Kg.k
    5: Người ta dùng máy bơm để bơm 10\(^{m^3}\) nước lên cao 4,5 mét.
    a: Tính công của máy bơm thự hiện được.
    b: Thời gian để bơm nước là 30 phút. Tính công suất của máy bơm.

      bởi Huong Duong 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 4:

    Tóm tắt:

    \(m_{nh}=250g=0,25kg\)

    \(t_1=20^0C\)

    \(V_{mc}=1l=0,001m^3\)

    \(t_2=100^0C\)

    \(c_{nh}=880\) J/kg.K

    \(c_{nc}=4200\) J/kg.K

    Giải:

    Nhiệt lượng của nước tỏa ra ra là:

    \(Q_{nc}=m_{nc}.c_{nc}.\left(t_2-t_1\right)=0,001.1000.4200.80=336000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng của nhôm tỏa ra là:

    \(Q_{nh}=m_{nh}.c_{nh}.\left(t_2-t_1\right)=0,25.880.80=17600\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng để đun nước trong bình là:

    \(Q=Q_{nc}+Q_{nh}=336000+17600=\text{353600}\)(J)

    Vậy:.............................

      bởi Kiều Nhi 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cần cung cấp một nhiệt lượng là 630000 J để đun nóng 2,5 lít nước cung cấp cho một nhiệt lượng là 378000J . hỏi lượng nước đã đun là bn? ( nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K )

      bởi Nguyễn Thủy 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2,5 lít = 2,5 dm3 = 0,0025 m3

    Khối lượng của nước là: D = \(\dfrac{m}{V}\)

    \(\Rightarrow\) m = D.V = 1000 . 0,0025 = 2,5 kg

    Độ tăng nhiệt độ của nước:

    Q1 = m1 . c . \(\Delta\)t \(\Leftrightarrow\) \(\Delta\)t = \(\dfrac{Q_1}{m_1.c}\) = \(\dfrac{630000}{2,5.4200}\) = 60oC

    Lượng nước cần tìm:

    Q2 = m2 . c .\(\Delta\)t \(\Leftrightarrow\) m2 = \(\dfrac{Q_2}{c.\Delta t}\) = \(\dfrac{378000}{4200.60}\) = 1,5 kg

    Mik đặt lời giải ko đc hay lắm bạn tự đặt lại nha :")

      bởi Trần Tuyết Nhi 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài1: pha một lượng nước vào nước nóng ở 10oC . nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 20oC. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng .Hỏi nhiệt độ lúc đầu của nước nóng bằng bao nhiêu?

      bởi Nguyễn Thị Trang 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(t^0_1=10^0C\)

    \(t^0_c=20^0C\)

    \(m_1=3m_2\)

    \(c=4200\left(J/kg.K\right)\)

    ________________________

    \(t^0_1=?\)

    Giải:

    Nhiệt lượng do nước lạnh thu vào là:

    \(Q_1=m_1\Delta t^0_1c=3m_2\left(t^0_c-t^0_1\right)c=3m_2\left(20-10\right)4200=126000m_2\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng do nước nóng tỏa ra là:

    \(Q_2=m_2\Delta t^0_2c=m_2\left(t^0_2-t^0_c\right)c=m_2\left(t^0_2-20\right)4200=4200m_2t^0_2-84000m_2\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    \(\Leftrightarrow126000m_2=4200m_2t^0_2-84000m_2\)

    \(\Leftrightarrow126000m_2=m_2\left(4200t^0_2-84000\right)\)

    \(\Leftrightarrow126000=4200t^0_2-84000\)

    \(\Leftrightarrow4200t^0_2=84000+126000\)

    \(\Leftrightarrow4200t^0_2=210000\)

    \(\Leftrightarrow t^0_2=\dfrac{210000}{4200}=50\left(^0C\right)\)

    Vậy ...

      bởi Nguyễn Thị Thanh Hương 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 độ C vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 40 độ C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình nước và môi trường bên ngoài.

      bởi Hy Vũ 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=600g=0,6kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(c_1=380J/kg.K\)

    \(m_2=2,5kg\)

    \(t=40^oC\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(t_2=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=0,6.380.\left(100-40\right)=13680\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng nước thu vào là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=2,5.4200.\left(40-t_2\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow0,6.380.\left(100-40\right)=2,5.4200.\left(40-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow13680=420000-10500t_2\)

    \(\Rightarrow t_2=\dfrac{420000-13680}{10500}\approx38,7^oC\)

    Vậy nước nóng lên : \(\Delta t_2=t-t_2=40-38,7=1,3^oC\)

      bởi Le Dao Cam Tu 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một nhiệt lượng kế chứa 500ml nước ở nhiệt độ 25 độ C. Người ta thả vào đó một thỏi sắt nung ở nhiệt độ 140 độ C, nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 40 độ C

    a) Tính khối lượng của thỏi sắt? Biết nhiệt dung rieng của nước và của sắt là c1= 4200 J/kg.K, c2= 460J/kg.K

    b) thực tế Qhp= 20% Q tỏa, nếu với khối lượng nước, sắt và nhiệt độ ban đầu của chúng như trên thì nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?

      bởi na na 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Do 500ml nước tương đương với 0,5(kg) nước.

    a,Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{toa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow m_1.c_1\Delta t_1=m_2.c_2.\Delta t_2\)

    \(\Leftrightarrow m_2=\dfrac{m_1c_1\Delta t_1}{c_2\Delta t_2}=\dfrac{0,5.4200.\left(40-25\right)}{460.\left(140-40\right)}\simeq0,68\left(kg\right)\)

      bởi Nguyễn Hoàng Huy 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thanh sắt có khối lượng 600g được nung nóng tới 120oC rồi bỏ vào bình chứa 1 lít nước. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của cả hệ là 50oC. Nhiệt độ ban đầu của nước?

    Biết NDR của sắt là 460J/kgK,nước là 4200J/kgK. Coi như chỉ có thanh sắt và nước truyền nhiệt cho nhau✔

      bởi Nguyễn Bảo Trâm 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng của thanh sắt khi giảm nhiệt độ từ 120oC xuống 50oC là:

    Qthanh sắt= cts.mts.\(\Delta\)t = 460 .0,6 .(120-50) = 19320 (J)
    Theo nguyên lí truyền nhiệt : Nhiệt lượng của thanh sắt tỏa ra bằng nhiệt lượng của của nước thu vào:

    Qthanh sắt = Qnước = 19320 (J)

    Nhiệt lượng của nước là:

    \(\Delta\) t = \(\dfrac{Q}{c.m}\)=\(\dfrac{19320}{4200.1}\) = 4,6oC

    Nhiệt độ ban đầu của nước là:

    t= 50-4,6 = 45,4oC

    Vậy nhiệt độ ban đầu của nước là 45,4oC

      bởi Hoàng Nhã 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta bỏ một thỏi đồng có khối lượng 100 ( g ) lấy ở bếp lò ra vào 0,5 kg nước ở nhiệt độ 20oC thì nước nóng lên được 22oC. Tìm nhiệt độ band dầu của thỏi đồng biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K

      bởi can tu 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng của nước khi tăng nhiệt độ từ 20oC lên 22oC là:

    Qnước= cnước .mnước. \(\Delta\)t = 4200.0,5. (22-20) = 4200 (J)

    Theo nguyên lí truyền nhiệt: Nhiệt lượng của nước thu vào bằng nhiệt lượng của thỏi đồng tỏa ra:

    Qnước = Q = 4200 J

    Độ tăng nhiệt độ của thỏi đồng là:

    \(\Delta\)t = \(\dfrac{Q}{c.m}\)= \(\dfrac{4200}{380.0,1}\) \(\approx\) 110,43oC

    Nhiệt độ ban đầu của thỏi đồng là:

    t = 110,43+22= 132,43oC

    Vậy...

      bởi Trần Miedy 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong một bình bằng đồng có k/l \(m_1=400g\) co chua \(m_2=500g\) nước ở cùng nđ \(40^0C\) . Thả vào đó một mau nước đá ở nhiệt độ \(t_3=-10^0C\) .Khi cân bằng nhiệt ta thấy còn xót lại \(m^'=75g\) nước đá chưa tan . Xác định k/l ban đầu \(m_3\) của nước đá . Nhiet RR của đồng , nước và nước đá là \(C_1=400J/Kg.K;C_2=4200J/Kg.K;C_3=2100J/Kg.K\) . Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ=\(3,4.10^5J/Kg\)

      bởi Bi do 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hỏi đáp Vật lý

      bởi Hoàng Công 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 2: Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa m​1=4kg nước ở nhiệt độ t​1=20°C, bình 2 chứa m​​2=8kg nước ở t​​2=40°C. Người ta trút một lượng nước m từ bình 2 sang bình 1. Sau khi nhiệt độ ở bình 1 đã ổn định, người ta trút một lượng m từ bình 1 sang bình 2. Nhiệt độ ở bình 2 khi cân bằng nhiệt là t'​2=38°C.

    Hãy tính lượng nước m đã trút trong mỗi lần và nhiệt độ t'​​1 ở bình 1.

      bởi khanh nguyen 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • P/s : Tham khảo

    Ta có :

    Lúc đổ từ bình 2 sang bình 1 thì phương trình cân bằng nhiệt là :

    \(Q_1=Q_2\)

    \(\Leftrightarrow m_1C\left(t-t_1\right)=mC\left(t_2-t\right)\)

    \(\Leftrightarrow4\left(t-20\right)=m\left(40-t\right)\)

    \(\Leftrightarrow4t-80=40m-mt\)

    \(\Leftrightarrow4t+mt=40m+80\)

    \(\Rightarrow t=\dfrac{40m+80}{4+m}\left(1\right)\)

    Ta lại có : Lúc trúc từ bình 1 sang bình 2 thì phương trình cân bằng nhiệt là : \(Q_1=Q_2\)

    \(\Leftrightarrow mC\left(t'-t\right)=\left(m_2-m\right)C\left(t_2-t'\right)\)

    \(\Leftrightarrow m\left(38-t\right)=\left(8-m\right)\left(40-38\right)\)

    \(\Leftrightarrow m\left(38-\dfrac{40m+80}{m+4}\right)=2\left(8-m\right)\)(thế phương trình 1 vào đây)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{m\left(38m+152-40m-80\right)}{m+4}=16-2m\)

    \(\Leftrightarrow m\left(72-2m\right)=\left(16-2m\right)\left(m+4\right)\)

    \(\Leftrightarrow72m-2m^2=16m+64-2m^2-8m\)

    \(\Leftrightarrow72m-2m^2=8m-2m^2+64\)

    \(\Rightarrow64m-64=0\)

    \(\Rightarrow m=1kg\)

    \(\Rightarrow t=24^oC\)

    Vậy lượng nước đã trút là 1kg và nhiệt độ ổn định ở bình 1 là 24oC

      bởi Nguyễn Hường 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON