YOMEDIA
NONE

Tính nhiệt độ trong xô nước khi đã có sự cân bằng nhiệt ?

người ta thả một cục sát khối lượng 2 kg ở 100 độ C vào một xô chứa 4kg nước ở nhiệt độ 30 độ C. tính nhiệt độ trong xô nước khi đã có sự cân bằng nhiệt. cho biết nhiệt dung riêng của sát là 460J/kg.K. nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh bằng 10% nhiệt lượng do sắt tỏa ra.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (39)

  • Hiệu suất tỏa nhiệt của cục sắt là:

    H = 100% - 10% = 90%

    Ta có:

    m1 = 2kg ; t1 = 100oC ; C1 = 460 J/kg.K

    m2 = 4kg ; t2 = 30oC ; C2 = 4200 J/kg.K

    Goi t la nhiet do can bang cua he:

    Ta có phương trình:

    Qtoa . 90% = Qthu

    \(\dfrac{90m_1C_1\left(t_1-t\right)}{100}=m_2C_2\left(t-t_2\right)\)

    ⇒ 90.2.460.(100 - t) = 100.4.4200.(t - 30)

    ⇒ 828.104 - 82800.t = 168 .104.t - 504.105

    ⇒ 1 762 800.t = 5 868.104

    \(t\approx33,29^oC\)

      bởi huỳnh suong 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 20 độ C .Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng tối thiểu bằng bao nhiêu ?

      bởi Lê Nhi 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt

    m1=0,5 kg

    V=2lít=> m2=2kg

    c1=880 J/kg.K

    c2=420J/kg.k

    t1=t2=20oC

    t=100oC

    Q3=???

    Giải

    Nhiệt lượng

    cần để đun sôi ấm nước là

    Q3=Q1+Q2

    <=> Q3=m1.c1.(t-t1)+m2.c2,(t-t2)

    <=>Q3=0,5 .880 (100-20)+2.4200(100-20)

    <=>Q3=35200+672000

    <=>Q3=707200 (J)

    Đ/s 707200(J)

      bởi Nguyễn Ngọc 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có một bình cách nhiệt. Bình thứ nhất chứa 5 lít nước ở nhiệt độ t1=600C, bình thứ 2 chứa 1 lít nước ở nhiệt độ t2=200C. Đầu tiên rót một phần nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai, sau đó khi trong bình đã cân bằng nhiệt, người ta lại rót từ bình thứ hai sang bình thứ nhất một lượng nước để cho hai bình có dung tích bằng lúc đầu. Sau các thao tác đó nhiệt độ của nước trong bình thứ nhất là t'1=590C. Hỏi đã rót bao nhiêu nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai và ngược lại.

      bởi Lê Nhi 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì bài dài nên bạn tự tóm tắt nha thông cảm tí

    Lượng nước ở b1 là: m1=v1.D=5(kg)

    Lượng nước ở b2 là m2=V2.D=1(kg)

    Gọi lượng nước cần tìm là m3 nhiệt độ sau khi cân bằng ở bình 2 là t3

    Nhiệt lượng thu vào của nước b2 là:

    Q1=m2.C.(t3-t2)

    Nhiệt lượng tỏa ra của nước từ b1 sang b2 là:

    Q2=m3.C.(t1-t3)

    Áp dụng pt cân bằng nhiệt ta có:Q1=Q2\(\Leftrightarrow m2.C.(t3-t2)=m3.C.(t1-t3)\)

    \(\Leftrightarrow (t3-20)=m3.(60-t3)\)

    \(\Leftrightarrow m3= \dfrac{t3-20}{60-t3}\)(1)

    Nhiệt lượng tỏa ra của nước ở b1 là;

    Q3=(m1-m3).C.(t1-t4)
    Nhiệt lượng thu vào của nước cần tìm là:

    Q4=m3.C.(t4-t3)

    Ấp dụng pt cân bằng nhiệt ta có:

    Q3=Q4 suy ra 5-m3=m3.(59-t3)(2)

    Theo (1) thay m3 vào vào pt 2 thì pt trở thành 1 ẩn sau đó bạn tự giải đi (cảm ơn nha)

      bởi Huỳnh Yến 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm bằng nhôm có khối lượng 0,4kg chứa 0,5 lít nước ở 300C. Để đun sôi nước người ta dùng bếp điện loại 220V - 1100W, hiệu suất 88%. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1=880J/kg.độ, của nước là C2=4200J/kg.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là L=2,4.106J/kg. Bếp dùng ở hiệu điện thế 220V; bỏ qua sự tỏa nhiệt của ấm và nước ra môi trường bên ngoài.

    a) Tính thời gian cần để đun sôi nước

    b) Khi nước bắt đầu sôi, nếu đun thêm 4 phút nữa thì có bao nhiêu phần trăm hơi nước bị hóa hơi?

      bởi Mai Trang 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) V=0,5l=>m2=0,5kg

    Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi cả ấm nước là :

    Q1=(m1.c1+m2.c2).(t2-t1)

    =>Qthu=(0,4.880+0,5.4200).(100-30)=171640J

    Nhiệt lượng hóa hơi của nước là

    Q2=m2.L=2,4.106.0,5=1200000J

    =>Qthu=Q1+Q2=171640+1200000=1371640J

    \(H=\dfrac{Qthu}{Qt\text{ỏa}}.100\text{=88%=>\dfrac{1371640}{Qtp}.100%=80%=>Q t\text{ỏa} =1558681,818J}\)

    Ta lại có Q tỏa =A

    =>1558681,818=p.t

    =>1558681,818=1100.t

    =>t=1416,98s

      bởi Thương Nguyễn 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thanh đồng có khối lượng 500g được nung nóng tới 80oC rồi thả và một bình nước ở 25oC có thể tích 3 lít. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt?

      bởi Bin Nguyễn 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt

    m1=500gam=0,5 kg

    t1=80oC

    c1=380 J/kg.K

    V=3l => m2 =3kg

    t2=25oC

    c2=4200 J/kg>K

    t=???

    Giải

    Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là

    Q1=m1.c1.(t1-1)

    <=> Q1= 0,5.380.(80-t)

    <=> Q1=190(80-t)

    Nhiệt lượng nước thu vào là

    Q2=m2.c2.(t-t2)

    <=>Q2=3.4200(t-25)

    <=>Q2= 12600(t-25)

    do Nhiệt lượng miếng đồng tỏa = Nhiệt lượng nước thu vào

    => Q1=Q2

    <=>190(80-t)=12600(t-25)

    <=> 15200-190t=12600t-315000

    <=>-190t-12600t=-315000-15200

    <=> -12790t=-330200

    <=> t≃25,9 oC

    đáp số 25,9oC

      bởi Hoàng Anh Nam 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một hỗn hợp gồm 3 chất lỏng ko tác dụng hóa học vs nhau có khối lượng lần lượt là m1= 1kg; m2= 2kg; m3= 3kg. Bt nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là: c1=2500J/kgK, t1=10oC, c2=4200J/kgK, t2=5oC, c3=3000J/kgK, t3=50oC.Hỏi:

    a) Nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt?

    b) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng hỗn hợp đến t,=30oC ?

      bởi Bình Nguyen 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • â) Gọi nhiệt độ hồn hợp khi cân bằng nhiệt là x

    Ap dung phuong trinh can bang nhiet , ta co pt :

    Q1 + Q2 = Q3

    <=> m1c1(x-10)+ m2c2(x-5) =m3c3(50-x)

    <=> 1.2500(x-10) + 2.4200(x-5) = 3.3000(50-x)

    <=>2500x-25000 + 4800x -24000 = 450000 - 9000x

    <=>2500x+4800x+9000x=450000+25000+24000

    <=>16300x =499000

    <=>x =30,6

    Vậy nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là 30,6

    b) Theo đề bài , ta có nhiệt lượng của hỗn hợp là :

    Q = Q1 +Q2 +Q3

    <=> Q = 1.2500(30-10) +2 .4200(30-5) +3.3000(50-30)

    <=> Q =50000 +210000 +180000

    <=> Q =440000

    Vậy nhiệt lượng cần cung cấp là 440000 J

      bởi Nguyễn Ấn 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong một nhiệt lượng kế, ban đầu có chứa m0=400g nước ở nhiệt độ t0=250C. Người ta đổ thêm một khối lượng nước m1 ở nhiệt độ tx vào bình. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là t1=200C. Cho thêm một cục nước đá khối lượng m2 có nhiệt độ t2= -100C vào bình thì cuối cùng trong bình có M=700g nước ở nhiệt độ t3=50C.

    a) Tính các khối lượng m1, m2

    b) Tính nhiệt độ tx

    Cho biết nhiệt dung riêng của nước C1=4200J/kg.độ của nước đá C2=2100J/kg.độ; nhiệt độ nóng chảy của nước đá \(\lambda\)=336000J/kg

    Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của các chất trong bình với nhiệt lượng kế và với môi trường xung quanh.

      bởi thu thủy 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) *Khi do m1 (kg) nước vào nhiệt lượng kế ,ta có pt :

    Q0 = Q1

    <=> m0.c1.(t0 - t1 ) = m1.c1 (t1 - tx)

    <=>0,4 .(25-20 ) = m1 . (20 -tx )

    <=> m1 (20 - tx ) = 2

    <=> tx = \(\dfrac{20m_1-2}{m_1}\) (1)

    *Khi bỏ cục đá vào nhiệt lượng kế :

    Ta co : M = m0 + m1 + m2

    => m2 = M- m0 - m1 = 0,7 - 0,4 - m1 = 0,3 - m1

    Nhiệt lượng tổng cộng của cục đá :

    Qda = Q-10 den 0 + Q0*C + Q0 den t3

    <=> Qda = m2.c2. (0 - t2 ) + m2 .\(\curlywedge\) + m2 . c1 ( t3 - 0)

    <=> Qda = (0,3 - m1 ) .2100.10+ (0,3 - m1 ).336000 + (0,3 - m1 ) 4200.5

    <=> Qda = 378 000 (0,3 - m1 )

    <=> Qda = 113400 - 378000m1

    Nhiệt lượng tỏa ra của nước trong nhiệt lượng kế :

    Qnuoc = (0,4+m1). c1.(t1- t3)= (0,4+ m1).4200.(20-5)= 25 200+63000m1

    Áp dụng pt cân bằng nhiệt , ta có :

    Qda = Qnuoc

    <=> 113 400 - 378 000 m1 = 25 200 + 63 000 m1

    <=> m1 = 0,2

    => m2 = 0,3 - m1 = 0,3 - 0,2 = 0,1

    Vay......................

    b) Thay m1 = 0,2 vào (1) , tá dược :

    tx = \(\dfrac{20m_1-2}{m_1}=\dfrac{20.0,2-2}{0,2}=10\)

    Vay ....................

      bởi Truong Thị Liên 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình đứng mđ kg nước đá đã đập vụn và mn kg nước ở nhiệt độ o độ c. Mở nắp cho bình thông với bên ngoài không khí để cho nước đá chảy hết sau thời gian t1(s) và tăng nhiệt độ từ 0 độ C đến t độ C sau t2(s). Cho biết nhiệt nóng chảy của nước đá là l (J/kg) và nhiệt dung riếng cưa nước là C(J/kg.K) Tìm nhiệt độ cuối t theo mđ, mn, t1 và t2

      bởi Nguyễn Quang Thanh Tú 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gấp k tớ giải cko

      bởi Đồng Thanh Huệ 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 bình nhiêt lượng kế bằng đồng có kl 300g va t1=25oC.

    .người ta rót vào đó m1=200g nước ở nhiệt độ t2=320C

    đồng thời thả vào đó một miếng thép có kl m2=100g,

    có nhiệt độ 92oC.xác định nhiệt độ cuối cùng của nước ??

      bởi bala bala 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    m1 = 200g = 0,2 kg

    m2 = 100g = 0,1 kg

    m3 = 300g = 0,3 kg

    t1 = 25oC

    t2 = 32oC

    t3 = 92oC

    t = ?

    c1 = 4200 J/Kg.K

    c2 = 460 J/Kg.K

    c3 = 380 J/Kg.K

    Nhiệt lượng nước tỏa ra là:

    Q1 = m1.c1.\(\Delta t\) = m1.c1.(t2 - t) = 0,2.4200.(32 - t) = 26880 - 840t J

    Nhiệt lượng miếng thép tỏa ra là:

    Q2 = m2.c2.\(\Delta t\) = m2.c2.(t3 - t) = 0,1.460.(92 - t) = 4232 - 46t J

    Nhiệt lượng thu vào của nhiệt lượng kế bằng đồng là:

    Q3 = m3.c3.\(\Delta t\) = m3.c3.(t - t1) = 0,3.380.(t - 25) = 114t - 2850 J

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

    Q thu vào = Q tỏa ra

    \(\Leftrightarrow\) Q3 = Q1 + Q2

    \(\Leftrightarrow114t-2850=26880-840t+4232-46t\)

    \(\Leftrightarrow114t+840t+46t=26880+4232+2850\)

    \(\Leftrightarrow1000t=33962\)

    \(\Leftrightarrow t=\dfrac{33962}{1000}\)

    \(\Leftrightarrow t=33,962\approx34\)

    Vậy nhiệt độ cuối cùng của nước là khoảng 34oC

      bởi Nguyễn thảo 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hòa 3l nước ở nhiệt độ 92oC với 5l nước ở 75oC va 12l nước ở

    10oC thì đc nước có nhiệt độ bao nhiu???

      bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt:

    V1=3l=>m1=3kg t1=920C

    V2=5l=>m5=5kg t2=750C

    V3=12l=>m3=12kg t3=100C t=?

    Giải:

    Giả sử cả 3lượng nước trên đều thu nhiệt .

    Ta có PT sau:

    Q1+Q2+Q3=0

    <=>m1c(t-t1)+m2c(t-t2)+m3c(t-t3)=0

    <=>3(t-92)+5(t-75)+12(t-10)=0

    Giải phương trình trên: ta tìm ra t=38,550C

      bởi Soobin Lâm 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả 300g sắt ở 10*C và 400g đồng ở 25*C vào 200g nước ở 200*C. Biết Cfe=460J/KgK, Ccu=380J/KgK, Cnc=4200J/KgK.

    a) Cho biết gần cuối quá trình truyền nhiệt, vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt? Vì sao?

    b) Tính khối lượng của sắt, đồng, nước khi cân bằng nhiệt.

      bởi Thùy Trang 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ai biết cái nào thả trước, cái nào thả sau.

      bởi Tran Anh Tai 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trộn 2 lít nước ở nhiệt độ t1 vào 4 lít nước ở nhiệt dộ t2 khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ là 600C. Xem hệ cô lập. Tính nhiệt độ t1, t2. Biết t2=4t1.

      bởi Nguyễn Thị Lưu 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Do : t2 = 4t1 ⇒ 4 lít nước đã truyền nhiệt cho 2 lít nước

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt :

    Qtỏa = Qthu

    ⇔ m1.C.( t - t1) = m2.C.( t2 - t)

    ⇔ 2.4200.( 60 - t1) = 4.4200.( 4t1 - 60)

    ⇔ 504000 - 8400t1 = 67200t1 - 1008000

    ⇔ 75600t1 = 1512000

    ⇔ t1 = 20oC

    ⇒ t2 = 4.20 = 80OC

      bởi Nguyễn My 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Trộn nước đang ở nhiệt độ 24°C với nước đang ở nhiệt độ 56°C. Biết khối lượng của hai lượng nước bằng nhau. Hãy tính nhiệt độ của nước khi đã ổn định

      bởi My Hien 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt

    t1=24°C

    t2=56°C

    t=?

    Giải

    Áp dụng PTCBN, ta có:

    Q toả=Q thu

    <=>m.c.(t2-t)=m.c.(t-t1)

    <=>56-t=t-24

    <=>80=2t

    <=>t=40(t/m)

    Vậy nhiệt độ khi cân bằng là 40°C.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

      bởi Lê Thị Thúy Liên 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xô nước có khối lượng 2kg, nhiệt độ ban đầu là 20oC, nhiệt dung riêng 4200J/kg.k. Người ta thả vào xô nước này 1 thanh nhôm có khối lượng 1kg, nhiệt dung riêng là 880J/kg.k. Khi có cân bằng nhiệt, người ta thấy nhiệt độ cân bằng của chúng là 25oC. Tìm nhiệt độ ban đầu của thanh nhôm.

      bởi Lan Anh 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=2kg\)

    \(t_1=20^oC\)

    \(c_1=4200J/kg.K\)

    \(m_2=1kg\)

    \(c_2=880J/kg.K\)

    \(t=25^oC\)

    \(t_2=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng thu vào của nước là :

    \(Q_{thu}=m_1.c_1.\left(t-t_1\right)=2.4200.\left(25-20\right)=42000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng tỏa ra của thanh nhôm là :

    \(Q_{tỏa}=m_2.c_2.\left(t_2-t\right)=1.880.\left(t_2-25\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t-t_1\right)=m_2.c_2.\left(t_2-t\right)\)

    \(\Rightarrow2.4200.\left(25-20\right)=1.880.\left(t_2-25\right)\)

    \(\Rightarrow42000=880\left(t_2-25\right)\)

    \(\Rightarrow42000=880t_2-22000\)

    \(\Rightarrow t_2=\dfrac{42000+22000}{880}\approx72,73^oC\)

    Vậy nhiệt độ ban đầu của thanh nhôm là 72,73oC

      bởi Nguyễn Quốc Uy 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Càng .......... khi khối lượng của vật cànglớn

      bởi het roi 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -càng \(lớn\) khi khối lượng của vật càng lớn

    chúc bạn học tốt!

      bởi Nguyễn Minh Quang 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • @Hung nguyen

    1. Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15oC. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500g được nung nóng tới 100oC? ( Lấy nhiệt dung riêng của đồng thau là 368J/kg.K, của nước là 4 186J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt lượng kế và môi trường bên ngoài ).

    2. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 100oC và 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30oC. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài?

    3. Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15oC vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17oC. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 186J/kg.K.

    4. Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35oC thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15oC. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 190J/kg.K.

    5. Một tấm nhôm và một tấm thép có cùng khối lượng m, cùng nhiệt độ ban đầu t0 = 20oC. Cung cấp cho mỗi tấm cùng một nhiệt lượng Q. Biết tấm thép nóng lên đến nhiệt độ 80oC. Hỏi tấm nhôm nóng lên đến nhiệt độ bao nhiêu?

      bởi Nguyễn Anh Hưng 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 :

    Gọi nhiệt độ cân bằng là t
    Ta có pt cân bằng nhiệt
    m1.c1.(t-15) = m2.c2( 100-t)
    => t = [m1.c1.15 +m2.c2.100]/(m1.c1 +m2.c2)
    t = [2.4200.15 + 0,5.380.100]/(2.4200 + 0,5.380)
    t = 16,88 oC

      bởi Nguyễn Rose 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta trộn rượu vào nước có khối lượng là 6kg ở 50 C.Tính khối lượng của rượi và nước đã pha .Biết nhiệt độ ban đâu của rượi là 70 C, nước là 15 C.

    nhiệt dung riêng của rượi là 2500, nước là 4200
      bởi Trần Hoàng Mai 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1+m_2=6kg\)

    \(t=50^oC\)

    \(t_1=70^oC\)

    \(t_2=15^oC\)

    \(c_1=2500J/kgK\)

    \(c_2=4200J/kgK\)

    \(m_1=?kg\)

    \(m_2=?kg\)

    GIẢI :

    Ta có : \(m_1+m_2=6kg\)

    \(m_1=6-m_2\) (1)

    Ta có : \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow m_1.2500\left(70-50\right)=m_2.4200\left(50-15\right)\)

    \(\Rightarrow m_1.50000=m_2.147000\)

    \(\Rightarrow m_2=\dfrac{50000m_1}{147000}\) (2)

    Thay (1) vào (2) ta được :

    \(50000\left(6-m_2\right)=147000m_2\)

    \(\Leftrightarrow300000-50000m_2=147000m_2\)

    \(\Leftrightarrow197000m_2=300000\)

    \(\Leftrightarrow m_2=\dfrac{300000}{197000}\approx1,52\left(kg\right)\)

    Thay \(m_2\) vào (1) ta có :

    \(m_1=6-m_2=6-1,52=4,48\left(kg\right)\)

      bởi Trần Thúy Phương 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 5:Thả một quả cầu bằng đồng 0,4 kg được nung nóng nhiệt độ 120oC vào một cốc nước và quả cầu là 40oC.

    a)Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kgK

    b)Tìm khối lượng của nước có trong cốc

    c)Thả tiếp quả cầu 2 như trên vào cốc nước tìm nhiệt độ quả cầu khi cân bằng nhiệt

    d)Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho cốc nước ở trên(đã thả các quả cầu) tăng lên 100oC

      bởi Mai Vàng 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • c) Nhiệt lượng 2 quả cầu thả sau tỏa ra là :

    Qtỏa = 2.m1.C1.( t1 - t')

    Qtỏa = 2.0,4.380.(120 - t')

    Qtỏa = 36480 - 304t'

    Ta có pt cân bằng nhiệt :

    Qtỏa = Q1 + Q2

    ⇔ 0,4.380( t' - 40) + 0,19.4200.( t' - 40) = 36480 - 304t'

    Tự giải ra nột nhé

    d) Nhiệt lượng nước cần để tăng 100oC là :

    Q = 0,19.4200. 100

    Tìm t' ở câu c rùi thay vào là OK

    P/S : chắc zậy

      bởi Đức Tiến 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 2 bình cách nhiệt , bình thứ nhất chứa 3l ở \(90^0C\) , bình thứ hai chứa \(2l\)\(30^0C\) . Người ta rót một lượng nước có thể tích \(\Delta V\) từ bình thứ nhất sang bình thứ hai . Khi bình thứ hai đã cân bằng nhiệt thì người ta rót một lượng nước đúng bằng \(\Delta V\) từ bình thứ hai sang bình thứ nhất để lượng nước hai bình như lúc đầu . Nhiệt độ ở bình thứ nhất sau khi cân bằng là \(70^0C\) . Xác định lượng nước \(\Delta V\) đã rót ở mỗi lần .

    P/S : Mình cần lời giải rõ ràng và chính xác .

      bởi An Nhiên 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài làm:

    Gọi x là nhiệt độ cân bằng của bình 2 sau khi rót lần 1.

    (1) Qtỏa = Qthu

    ⇔ mnước.c.Δt = mnước.c.Δt

    ⇔ mnước.4200.(90 - x) = 2.4200.(x - 30)

    ⇔ m(80 - x) = 2.(x - 20)

    Xét quá trình rót m kg nước ở xoC vào (3 - m) kg nước ở 90oC → nhiệt độ sau khi cân bằng là 70oC:

    (2) Qtỏa = Qthu

    ⇔ mnước.c.Δt = mnước.c.Δt

    ⇔ (3 - m).4200.(90 - 70) = m.4200.(70 - x)

    ⇔ (3 - m).(90 - 70) = m.(70 - x)

    ⇔ (3 - m).20 = m.(70 - x)

    \(\left\{{}\begin{matrix}m.\left(90-x\right)=2.\left(x-20\right)\\\left(3-m\right).20=m.\left(70-x\right)\end{matrix}\right.\)(dòng trên là theo (1) nhé)

    \(\left\{{}\begin{matrix}90m-xm=2x-40\\60-20m=70m-xm\end{matrix}\right.\)

    \(\left\{{}\begin{matrix}90m-xm=2x-40\\60=90m-xm\end{matrix}\right.\)

    ⇒ 60 = 2x - 40 (đều bằng 90m - xm)

    ⇔ 2x - 40 = 60

    ⇔ 2x = 100

    ⇒ x = 50(oC)

    Từ (1) ⇒ m(80 - 50) = 2.(50 - 20)

    ⇔ m.30 = 60

    ⇒ m = 2(lít)

    Vậy lượng nước \(\Delta V\) đã rót ở mỗi lần là 2 lít.

    (Giờ tui mới nhìn thấy câu hỏi này; chắc không cần tóm tắt đâu nhỉ:])

      bởi Kim Nhã Tô 17/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

  • Một ống nghiệm hình trụ đựng nước đá đến độ cao h1=40cm. Một ống nghiệm khác có cùng tiết diện đựng nước ở nhiệt độ t1=4độC đến đọ cao h2=10cm. Người ta rót hết nước ở ống nghiệm thứ 2 vào ống nghiệm thứ nhất. Khi có cân bằng nhiệt, mực nước trong ống nghiệm dâng cao thêm Đenta h1=0,2cm so với lúc vừa rót xong.
    a, Tính nhiệt độ ban đầu của nước đá. Biết nhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt là c1=4200J/kg.k, c2=2100J/kg.k, Lamda= 3,4.10mu5, khối lượng riêng của nước và đá lần lượt là D1=1200kg/m khối, D2=900kg/m khối. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.

    \

      bởi Co Nan 26/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mực nước dâng cao thêm 2cm => chứng tỏ có 1 phần nước bị đông đặc

    gọi x là chiều cao phần nước bị đông đặc ta có tcb=0 độ C

    m=D1.S.x=D2.S.(x+\(\Delta h\))=>x=6.10-3m ( ten làm theo Dn=1200kg/m3 chứ thực tế thì Dn=1000kg/m3 nhé )

    ptcnb

    Q tỏa = QThu

    => Q1+Q2=Q3=> D1.S.c1.h2 .(4-0)+\(\curlywedge.S.D1.x\)=c2.S.h1.D2.(0-t2)

    =>1200.4200.0,1.4+\(\curlywedge.1200.6.10^{-3}=2100.0,4.900.\left(0-t2\right)=>t2=\dfrac{-124}{21}\)

    Vậy nhiệt độ ban đầu của nước đá là \(\dfrac{-124}{21}\) độ C

      bởi Nguyễn Phương Mai 26/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF