YOMEDIA
NONE

Tính lực tối thiểu và công để kéo vật có khối lượng 200kg lên ?

Một vật có khối lượng 200kg. Muốn đưa vật lên cao 5m người ta dùng ròng rọc động

a) Tính lực tối thiểu và công để kéo vật lên. Nếu dùng mặt phẳng nghiêng thay cho ròng rọc động thì chiều dài mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu

b) Tính công suất thực hiện khi kéo vật qua mặt phẳng nghiêng biết thời gian kéo là 15 giây

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (35)

  • a) ta có P=10m=200.10=2000(N)
    công thực hiện để kéo vật lên cao là:2000.5=10000(J)
    do người đó sử dụng ròng rọc động nên đc lợi 2 lần về lực nhưng thiệt 2 lần về quãng đường đi nên lực tối thiể để kéo vật là Fk=1/2P=2000.1/2=1000(N)
    b) ta có p=A/t=10000/15=666.7 (W)
    phần a k cho lực kéo qa mfn thì s tính đc chiều dài??

      bởi Nguyen Linh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Vật A có m=50kg được kéo lên bởi lực F

    a. Lực kéo F là bao nhiêu?

    b. Tính công của lực kéo khi vật được kéo lên cao 3m. Bỏ qua lực ma sát , trọng lượng ròng rọc

      bởi hà trang 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m = 50 kg => P = 500 N

    h = 3m

    a. F = ?

    b. A = ?

    Giải

    Trong trường hợp này ta có:

    F = P

    Mà P = 10m = 500N

    Nên F = 500 N

    b. Công của lực khi kéo vật lên cao 3 m là :

    A = F . S = P . h

    = 500 . 3

    = 1500 (J)

    Đáp số....

      bởi Lại Minh Hải 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:


    Lực nào sau đây là lực ma sát?

    • Lực của lò xo tác dụng vào vật khi treo vật vào lò xo.

    • Lực do Trái Đất tác dụng lên mọi vật.

    • Lực sinh ra giữa mặt đường và bánh xe khi bánh xe lăn trên đường.

    • Lực đẩy của nước tác dụng lên vật khi vật ở trong nước.

    Câu 2:


    Có 2 viên gạch giống hệt nhau được đặt trên mặt đất nằm ngang như sau: Hình A đặt nằm ngang, hình B đặt thẳng đứng. Áp suất của trường hợp nào sinh ra trên mặt đất lớn hơn?

    • Cả 2 trường hợp áp suất là bằng nhau

    • Áp suất trường hợp B nhỏ hơn áp suất trường hợp A 2 lần

    • Trường hợp B

    • Trường hợp A

    Câu 3:


    Có hiện tượng gió mùa là vì

    • các khối khí di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp

    • địa hình thay đổi

    • địa hình nằm gần sườn chắn gió

    • nằm ở nơi hút gió

    Câu 4:


    Muốn không để lại các vết chân vào sàn nhà vừa lát gạch thì người ta thường kê một tấm ván rộng và đi lên ván. Trong trường hợp này đã áp dụng nguyên tắc nào?

    • Lót tấm ván để giảm trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.

    • Lót tấm ván để tăng áp suất tác dụng vào mặt sàn.

    • Lót tấm ván để tăng trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.

    • Lót tấm ván để giảm áp suất tác dụng vào mặt sàn.

    Câu 5:


    Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân và nước lần lượt là . Biết áp suất khí quyển tại độ cao mực nước biển là 76 cmHg. Hỏi cột nước cần phải cao bao nhiêu để tạo được một áp suất bằng áp suất khí quyển tại độ cao mực nước biển ?

    • 103,36m

    • 0,1336m

    • 10,336m

    • 1,0336m

    Câu 6:


    Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là . Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

    • 400 Pa

    • 25000 Pa

    • 250 Pa

    • 2500 Pa

    Câu 7:


    Trong các câu phát biểu sau câu nào đúng:

    • Một vật đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào vật mốc được chọn.

    • Một vật đứng yên thì nó sẽ đứng yên trong mọi trường hợp.

    • Một vật đang chuyển động thì nó sẽ chuyển động trong mọi trường hợp.

    • Một vật đứng yên hay chuyển động còn phụ thuộc vào khoảng cách so với vật khác.

    Câu 8:


    Một chiếc xuồng máy chạy xuôi dòng trên sông từ bến A đến bến B. Biết AB = 18 km . Vận tốc của xuồng khi nước yên lặng là 20 km/h. Nước chảy với

      bởi Lê Minh 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 9) \(v_{tb1}=\frac{\frac{1}{5}s}{t1};v_{tb2}=\frac{\frac{2}{5}s}{t2};v_{tb3}=\frac{\frac{2}{5}s}{t3}\)

    \(v_{tb}=\frac{\frac{1}{5}s+\frac{2}{5}s+\frac{2}{5}s}{t1+t2+t3}=\frac{s}{t1+t2+t3}\)

    \(t1=\frac{\frac{1}{5}s}{vtb1};t2=\frac{\frac{2}{5}s}{vtb2};t3=\frac{\frac{2}{5}s}{vtb3};t1+t2+t3=\frac{s}{vtb}\)

    Thay t1;t2;t3; (t1+t2+t3) bằng các số trên, ta có:

    \(v_{tb}=\frac{\frac{1}{5}s}{\frac{\frac{1}{5}s}{45}}+\frac{\frac{2}{5}s}{\frac{\frac{2}{5}s}{15}}+\frac{\frac{2}{5}s}{\frac{\frac{2}{5}s}{30}}=\frac{s}{v_{tb}}\)

    => vtb=22,5 (km/h)

    Vậy : Chọn B

      bởi Đắc Lợi 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai khối gỗ hình lập phương A và B có cùng cạnh là a = 10cm. Khối A làm bằng gỗ có TLR là d1 = 6000N/m3, khối B làm bằng nhôm có TLR là d2 = 27000N/m3. Hai khối lập phương được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh không co dãn qua tâm của một mặt. Thả hệ thống vào nước có TLR là do = 10000N/m3, coi chậu đủ sâu để hệ thống chìm hoàn toàn.

    a) Tính lực của hệ thống tác dụng lên dáy chậu.

    b) Tính lực căng sợi dây.

      bởi Nguyễn Hạ Lan 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cảm ơn bạn. bạn giỏi quá bài nào cũng làm được hết.

      bởi Phan Thị Hải Hòa 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • để kéo một vật có khối lượng 72 kg lên cao 10m. Người ta dùng một máy kéo có công suất 1580W, biết máy có hiệu suất 75%. Tính thời gian để kéo vật

      bởi Thùy Nguyễn 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Công mà máy đã thực hiện ( đây là công có ích ) để kéo vật là :

    \(A_1=10m.s=10.72.10=7200\left(J\right)\)

    Công toàn phần mà máy đã thực hiện là :

    \(A_2=\dfrac{A_1}{H}=\dfrac{7200}{75\text{%}}=9600\left(J\right)\)

    Vậy thời gian mà máy thực hiện công việc trên là :

    \(t=\dfrac{A}{P}=\dfrac{9600}{1580}\approx6\left(s\right)\)

      bởi Hoà Đinh Trọng 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • công xuất là j ? Tính công xuất của ô tô cs lực kéo là 1000N đi quãng đường 10km mất 10 phút

      bởi Lê Văn Duyệt 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    F= 1000N

    S= 10km= 10000m

    t= 10 phút= 600S

    a, Công suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của một vật (người, máy móc …)

    b, Công của ô tô là:

    A= F*S= 1000*10000= 10000000(J)

    Công suất của ô tô là:

    P= \(\dfrac{A}{t}\)= \(\dfrac{10000000}{600}\)= 1666666,67(W)= 1,6(MW)

      bởi Đồng Thanh Huệ 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi nào nhiệt năng thay đổi

      bởi Nguyễn Anh Hưng 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt năng có thể được tạo ra hoặc thay đổi, bằng cách chuyển hóa giữa năng lượng có hướng (thế năng, động năng định hướng trên tầm vĩ mô) và năng lượng hỗn loạn, qua các quá trình vĩ mô như thực hiện công năng lên vật hoặc trao đổi nhiệt vĩ mô vào vật hoặc các quá trình vi mô như các phản ứng hóa học (như sự cháy), phản ứng hạt nhân (như phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong Mặt Trời), sự ma sát giữa các electron với mạng tinh thể (trong bếp điện) hay ma sát cơ học. Nhiệt có thể được trao đổi qua các quá trình bức xạ, dẫn nhiệt hay đối lưu. Lượng nhiệt năng dự trữ hay chuyển tải trên các vật còn gọi là nhiệt lượng và thường được ký hiệu trong các tính toán bằng chữ Q.

      bởi Nguyễn bảo Hân 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ba ống thông nhau và thông đáy, chứa nước chưa đầy. Đổ vào ống trái một cột dầu cao H1 = 20cm, đổ vào nhánh phải một cột dầu cao H2 = 10cm. Hỏi mực nước ở ống giữa dâng thêm bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của dầu và nước là 8000N/m3 và 10000N/m3.

      bởi Phạm Khánh Linh 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hỏi đáp Vật lý

    Sau khi đổ một lượng dầu cao H1 vào nhánh trái và H2 vào nhánh phải, gọi độ cao cột nước lúc này ở nhánh trái là h1, nhánh trái là h2, ở ống giữa là h3. Gọi dd và dn là trọng lượng riêng của dầu và nước. H1 = 20cm = 0,2m ; H1 = 10cm = 0,1m.

    Xét áp suất tại 3 điểm A, B và C nằm tại đáy mỗi nhánh. Ta có:

    \(p_A=H_1.d_d+h_1.d_n\\ p_B=h_3.d_n\\ p_C=H_2.d_d+h_2.d_n\)

    Áp suất tại đáy 3 nhánh là bằng nhau nên:

    \(p_A=p_B\\ \Rightarrow H_1.d_d+h_1.d_n=h_3.d_n\\ \Rightarrow H_1.d_d=d_n\left(h_3-h_1\right)\\ \Rightarrow h_3-h_1=\dfrac{H_1.d_d}{d_n}=\dfrac{0,2.8000}{10000}=0,16\left(m\right)\\ \Rightarrow h_1=h_3-0,16\left(1\right)\)

    \(p_C=p_B\\ \Rightarrow H_2.d_d+h_2.d_n=h_3.d_n\\ \Rightarrow H_2.d_d=d_n\left(h_3-h_2\right)\\ \Rightarrow h_3-h_2=\dfrac{H_2.d_d}{d_n}=\dfrac{0,1.8000}{10000}=0,08\left(m\right)\\ \Rightarrow h_2=h_3-0,08\left(2\right)\)

    Gọi h là độ cao nước ở mỗi nhánh lúc đầu.

    Nước tuy có di chuyển qua các nhánh nhưng vẫn giữ nguyên thể tích và các nhánh giống nhau, có tiết diện như nhau nên:

    \(h_1+h_2+h_3=3h\left(3\right)\)

    Thay (1), (2) vào (3) ta được:

    \(h_3-0,16+h_3-0,08=3h\\ \Rightarrow3h_3-0,24=3h\\ \Rightarrow3\left(h_3-0,08\right)=3h\\ \Rightarrow h_3-0,08=h\)

    Do đó mực nước ở nhánh giữa sau khi đổ thêm dầu vào hai nhánh cao hơn mực nước ở 3 nhánh lúc đầu là 0,08m = 8cm.

    Hay sau khi đổ thêm dầu vào hai nhánh thì mực nước ở nhánh giữa dâng thêm 8cm.

      bởi Phạm thị Thuận 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài tập Vật lý

    Giúp tôi với nhéthanghoa

      bởi Lê Tường Vy 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 14:

    Thể tích của phần ló ra khỏi nước :

    - Khối lượng của cục nước đá : m = V.D = 360. 0.92 = 331.2 g = 0.3312 kg

    - Trọng lượng của cụ đá : P = 10.m = 10. 0.3312 = 3.321N.

    Khi cục đá nỗi, trọng lượng của cục nước đá bằng đúng trọng lượng của nước bị chiếm chỗ tức bằng lực đẩy Ác-si-mét.

    - Thể tích phần chìm trong nước : \(V^,=\frac{P}{d}=\frac{3.312}{10000}=0,0003312m^3=331.2m^3\)

    -Thể tích phần cục đá nhô ra khỏi nước là : ∆V = V – V= 360 – 331.2 = 28.8 cm3

    Vậy thể tích của phần cục đá nhô ra khỏi nước là : 28,8cm3

      bởi Hà Thị Kim Dung 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thỏi hợp kim bạc-thiếc có thể tích là 1dm3, khối lượng 9,850kg. Xác định khối lượng phần bạc và thiếc trong thỏi hợp kim biết khối lượng riêng của bạc và thiếc lần lượt là 10500kg/m3 và 2700kg/m3.

      bởi Mai Trang 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi:

    \(1dm^3=0,001m^3\)

    Ta có: \(D_{bạc}.V_{bạc}+D_{nhôm}.V_{nhôm}=9,85kg\)

    \(V_{bạc}+V_{nhôm}=0,01m^3\)

    \(\Rightarrow V_{nhôm}=0,001m^3-V_{bạc}\)

    Thay 2V vào, ta có:

    \(D_{bạc}.V_{bạc}+D_{nhôm}.\left(0,001m^3-V_{bạc}\right)=9,85kg\)

    \(\Rightarrow V_{bạc}=\dfrac{11}{12000}\left(m^3\right)\)

    \(V_{nhôm}=0,001-\dfrac{11}{12000}=\dfrac{1}{12000}\left(m^3\right)\)

    \(\Rightarrow m_{bạc}=D_{bạc}.V_{bạc}=10500.\dfrac{11}{12000}=9,625\left(kg\right)\)

    \(m_{nhôm}=D_{nhôm}.V_{nhôm}=2700.\dfrac{1}{12000}=0,225\left(kg\right)\)

    Chúc bạn học tốt!ok

      bởi Nguyễn Quỳnh Anh 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một cốc chứa đầy nước có khối lượng tổng cộng là mo = 260g, thả vào cốc một viên sỏi có khối lượng m = 28,8g lúc này khối lượng của cốc nước tổng cộng là m1 = 276,8g. Tính khối lượng riêng D của sỏi, biết khối lượng riêng của nước là Dn = 1g/cm3.

      bởi thanh hằng 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Do cốc chứa đầy nước nên khi thả viên sỏi vào nước sẽ tràn ra một lượng đúng bằng thể tích viên sỏi.

    Khối lượng nước tràn ra sau khi bỏ viên sỏi:

    \(m'=m_o+m-m_1=260+28,8-276,8=12\left(kg\right)\)

    Thể tích nước tràn ra:

    \(V'=\dfrac{m'}{D_n}=\dfrac{12}{1}=12\left(cm^3\right)\)

    Thể tích viên sỏi: \(V=V'=12\left(cm^3\right)\)

    Khối lượng riêng của sỏi:

    \(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{28,8}{12}=\) 2,4 (g/cm3)

      bởi Dương Như 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối hình hộp chứ nhật được có thể quay không ma sát quanh bản lề gắn tại cạnh A như hình vẽ. Biết khối gỗ nặng 25kg độ dài các cạnh của đáy khối hộp là DC = 70cm; BC = 100cm.

    a) Tính độ lớn của lực F tác dụng vào cạnh C theo hướng CD để có thể nhấc khối gỗ ra khỏi sàn.

    b) Tính độ lớn của lực nhỏ nhất, lớn nhất tác dụng vào cạnh C để nhấc khối gỗ ra khỏi sàn, hướng của các lực này ra sao?

    A B C D

      bởi thanh hằng 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hỏi đáp Vật lý

    a) Có thể coi khối gỗ là một đòn bẩy có điểm tựa tại A.

    Phân tích các lực tác dụng lên đòn bẩy:

    - Trọng lực \(\overrightarrow{P}\) của khối gỗ có chiều từ trên xuống dưới, điểm đặt tại trọng tâm O của khối gỗ, cánh tay đòn là đoạn AH (H là giao điểm của đường vuông góc kẻ từ O đến đoạn thẳng AB với đoạn thẳng AB).

    - Lực đẩy \(\overrightarrow{F}\) có chiều từ trái sang phải phương trùng với cạnh CD, điểm đặt tại cạnh C, cánh tay đòn là đoạn DA.

    Giả sử F là lực tối đa tác dụng vào cạnh C để khối gỗ vẫn giữ nguyên trạng thái cân bằng. Theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

    \(\dfrac{F}{P}=\dfrac{AH}{DA}\)

    Ta có AH = AB/2

    \(\Rightarrow\dfrac{F}{P}=\dfrac{\dfrac{AB}{2}}{DA}\Leftrightarrow F=\dfrac{\dfrac{AB}{2}}{DA}\cdot10m\\ =\dfrac{\dfrac{70}{2}}{100}\cdot250=87,5\left(N\right)\)

    Vậy lực tối thiểu cần tác dụng vào cạnh C theo phương CD để nhấc khối gỗ lên khỏi sàn là \(F>87,5N\)

    b) Để lực F có độ lớn nhỏ nhất thì cánh tay đòn của lực F phải là lớn nhất.

    Ta thấy trong các đoạn thẳng kẻ từ đoạn thẳng CD đến đoạn thẳng AB thì AC là đường lớn nhất do AC là đường xiên của hình chiếu lớn nhất là đoạn AB.

    Vậy để lực F là nhỏ nhất thì nó phải có phương vuông góc với đoạn thẳng AC.

    Theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

    \(\dfrac{F}{P}=\dfrac{AH}{AC} \Leftrightarrow F=\dfrac{AH}{AC}\cdot P\\ =\dfrac{\dfrac{AB}{2}}{\sqrt{AB^2+BC^2}}\cdot10m=\dfrac{\dfrac{70}{2}}{\sqrt{70^2+100^2}}\cdot250\approx71,68\left(N\right)\)

    Vậy lực F nhỏ nhất để có thể nhấc khối gỗ lên khỏi sàn là 71,68N

    Để lực F có độ lớn lớn nhất thì cánh tay đòn của lực F phải là nhỏ nhất.

    Ta thấy cánh tay đòn nhỏ nhất của lực F là đoạn AB. Vậy để lực F là lớn nhất thì nó phải có phương vuông góc với đoạn thẳng AB tức là phương trùng với đoạn thẳng BC.

    Theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

    \(\dfrac{F}{P}=\dfrac{AH}{AB}\Leftrightarrow F=\dfrac{AH}{AB}\cdot P\\ =\dfrac{\dfrac{70}{2}}{70}\cdot250=125\left(N\right)\)

    Vậy lực F lớn nhất để có thể nhấc khối gỗ lên khỏi sàn là 125N

      bởi Đồng Việt Thắng 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • chọn câu trả lời kèm theo giải thích
    1: trong các trường hợp sau đây , trường hợp nào vận của vật thay đổi?
    A.khi có một lực tác dụng lên vật
    B.khi không có lực nào tác dụng lên vật
    C.khi có hai lực tác dụng lên vật
    2:một vật có khối luongj m=4,5kg buộc vào 1 sợi dây . cần phải giữ dây với 1 lực là bao
    nhiêu để cân bằng:
    A.F>45N
    B.F=4,5M
    c.F<45N
    D.F=45N
    3:trạng thái của vật sẽ thay đổi như thế nào khi chịu tác dụng của 2 lực cân bằng?
    A.vật đang đứng yên sẽ chuyển động
    B.vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại
    C.vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên
    D.Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
    4.lực nào sau đây không phải là áp lực
    A.trọng lượng của máy kéo nằm trê đoạn đường nằm ngang
    B.lực kéo khúc gỗ nối với máy kéo qua 1 sợi dây khi máy kéo chạy
    C.Lực của mũi dinh tác dụng lên bảng gỗ khi đóng đinh
    5:câu nào dưới đây nói về áp suất là đúng?
    A.áp suất là lực tác dụng lên mặt bị ép
    B. áp suất là lực ép vuông góc với mặt bị ép
    C.áp suất là lực tác dụng lên 1 đơn vị diện tích
    D.áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép
    6:cách làm nào sau đây không xác định được độ lớn của lực đẩy acsimet
    A.đo trọng lượng Pc của phần vtaj chìm trong nước =>Fa = Pc
    B.treo vật vào lực kế ghi số chỉ P1 của lực kế khi vật ở trong không khí và số chỉ
    P2 của lực kế khi vật nhúng chìm trong nước => Fa = P1-P2
    C.đo trọng lượng Pv của vật nếu vật nổi lên mặt nước =>Fa=Pv
    D.đo trọng lượng Pn của phần nước bị vật chiếm chỗ => Fa=Pn
    7:điều này sau đây nói đúng về áp luật
    A. áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ
    B.áp lực là do mặt giá đỡ tác dụng lên vật
    C.áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
    D.áp lực luôn bằng trọng lượng của vật
    8:trong trường hợp nào cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật bị thay đổi tốc độ và hướng
    A gió thôi cành lá đung đưa
    B đập quả bóng tenis bị bật ngược lại
    C vật rơi từ trên cao xuống
    D hãm phanh xe chạy chậm dần
    9 sau đây trường hợp nào là ma sát lăn
    A ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe
    B ma sát khi dùng xe kéo 1 khúc gỗ mà cây vẫn đứng im
    C ma sát khi đánh diêm
    D ma sát giữa các viên bị với trục bánh xe
    10 :1 học sinh đi bộ từ nhà đến trường dài 3,6km trong 40 phút tính vận tốc của học sinh đó

     

      bởi Ha Ku 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bổ sung:
    câu 1 D khi các lực tác dụng lên vật cân bằng
    câu 4 D lực của đầu búa tác dụng lên đầu đinh khi đóng đinh

      bởi Ngô Phước Tài 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai quả cầu sắt y hệt nhau được treo vào hai đầu một thanh gỗ AB mỏng và khối lượng không đáng kể. Thanh được giữ thăng bằng bởi sợi dây treo tại điểm O cách đều hai đầu thanh.

    Biết OA = OB = l. Nhúng quả cầu treo ở đầu B vào một chất lỏng thì thanh AB mất cân bằng. Để thanh có thể cân bằng trở lại thì phải dịch điểm O về đầu A một đoạn x = 1,08cm. Tìm khối lượng riêng chất lỏng cho khối lượng riêng sắt là 7,8ghttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.cm3

      bởi Lê Nhi 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hỏi đáp Vật lý

    Khi quả cầu ở treo ở B được nhúng vào chất lỏng thì tác dụng lên quả cầu ngoài trọng lực còn có lực đẩy Ác-si-mét của chất lỏng.

    Gọi điểm treo dây mới lad O'. Phân tích các lực trên thanh đòn AB.

    - Lực căng dây bằng trọng lượng của quả cầu treo ở A kí hiệu là P, chiều từ trên xuống, điểm đặt tại đầu A, cánh tay đòn O'A = l - x.

    - Lực căng dây bằng hợp lực của hai lực ngược chiều là lực đẩy Ác-si-mét FA chiều từ dưới lên và trọng lượng P của vật nặng B chiều từ trên xuống, cánh tay đòn của lực căng dây này là O'B = l + x.

    Do hệ thống đang cân bằng nên theo điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có:

    \(P.O'A=\left(P-F_A\right).O'B\\ \Rightarrow P.\left(l-x\right)=\left(P-F_A\right)\left(l+x\right)\left(1\right)\)

    Gọi thể tích của hai quả cầu là V, khối lượng riêng của chất lỏng là D, khối lượng riêng của sắt là Ds. Hai quả cầu được nhúng chìm ta có:

    \(P=10D_s.V;F_A=10D.V\)

    Thay vào (1) ta được:

    \(10D_s.V\left(l-x\right)=\left(10D_s.V-10D.V\right)\left(l+x\right)\\ \Rightarrow D_s.V\left(l-x\right)=V\left(D_s-D\right)\left(l+x\right)\\ \Rightarrow D_s\left(l-x\right)=\left(D_s-D\right)\left(l+x\right)\\ \Rightarrow D=D_s-\dfrac{D_s\left(l-x\right)}{l+x}=7,8-\dfrac{7,8\left(20-1,08\right)}{20+1,08}\approx0,8\left(g|cm^3\right)\)

    Vậy khối lượng riêng của chất lỏng là 0,8g/cm3.

      bởi trần văn Miến 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trên quãng đường dài 100 km, có 2 xe một và hai cùng xuất phát và chuyển động gặp nhau với vận tốc tương ứng là 30km/h và 20km/h cùng lúc 2 xe chuyển động thì có 1 con ong bắt đầu xuất phát từ xe 1 bay tới xe 2 sau khi gặp xe 2 nó quay lại gặp xe1 ... và lại bay tới xe 2. con ong chuyển động lặp đi lặp lại tới khi 2 xe gặp nhau. biết vận tốc của con ong là 60km/h. tính quãng đường ong bay.

      bởi ngọc trang 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Coi 2 xe đứng yên so với xe 1 thì vận tốc của xe 2 so với xe 1 là :

    \(V_{21}=V_2+V_1=50\)(km/h)

    Thời gian để 2 xe gặp nhau là :

    \(t=\frac{S}{V_{21}}=\frac{100}{50}=2\left(h\right)\)

    Vì thời gian ong bay bằng t/g hai xe chuyển động . Nên quãng đường ong bay là :

    \(S_0=V_0t=60.2=120\)(km/h)

    Chúc bạn học tốt!!!

      bởi nguyễn hoàng nhật Quang 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối gỗ hình hộp có kich thước 20.30.50 (cm). Thả khối gỗ vào trong nước, biết khối lượng riêng của gỗ bằng \(\dfrac{8}{10}\)khối lượng riêng của nước.

    a) Khối gỗ nổi hay chìm trong nước, tại sao?

    b) Nếu khối gỗ nổi, tính thể tích gỗ nổi trên mặt nước?

    c) Nếu khối gỗ nổi, có thể đặt thêm một vật có khối lượng tối đa là bao nhiêu lên khối gỗ để nó chìm ngay tại mặt nước. Cho khối lượng riêng của nước là D2 = 1000kghttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.m3.

      bởi Nguyễn Anh Hưng 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 20cm = 0,2m ; 30cm = 0,3m ; 50cm = 0,5m.

    a) Gọi D1 là KLR của gỗ. Ta có:

    \(D_1=\dfrac{8}{10}D_2\Rightarrow D_1< D_2\)

    Do đó khối gỗ sẽ nổi trong nước.

    b) Gọi P và FA là trọng lượng của khối gỗ và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối gỗ khi nó nổi trên nước, V và Vn là thể tích khối gỗ và thể tích phần nổi của khối gỗ. Ta có:

    \(P=F_A\\ \Rightarrow10D_1.V=10D_2\left(V-V_n\right)\\ \Rightarrow D_1.V=D_2.\left(V-V_n\right)\\ \Rightarrow\dfrac{D_1.V}{D_2}-V=-V_n\\ \Rightarrow-V_n=\dfrac{8}{10}\left(0,2.0,3.0,5\right)-\left(0,2.0,3.0,5\right)=-6.10^{-3}\\ \Rightarrow V_n=6.10^{-3}\left(m^3\right)=6\left(dm^3\right)\)

    Thể tích phần gỗ nổi là 6dm3.

    c) Gọi m là khối lượng của vật nặng cần đặt lên khối gỗ. Lúc này tác dụng lên khối gỗ có lực đẩy Ác-si-mét (FA'), trọng lượng khối gỗ (P) và trọng lượng của vật nặng (Pm). Khối gỗ chìm hoàn toàn trong nước.

    Khi khối gỗ và vật cân bằng ta có:

    \(P+P_m=F_A'\\ \Rightarrow10D_1.V+10m=10D_2.V\\ \Rightarrow D_1.V+m=D_2.V\\ \Rightarrow m=D_2.V-D_1.V=V\left(D_2-D_1\right)\left(1\right)\)

    Thay \(D_1=\dfrac{8}{10}D_2\) vào (1) ta được:

    \(m=\left(D_2-\dfrac{8}{10}D_2\right)V\\ \Rightarrow m=\left(1000-\dfrac{8}{10}1000\right)\left(0,2.0,3.0,5\right)=6\left(kg\right)\)

    Cần đặt một vật có khối lượng tối đa là 6kg để khói gỗ cìm ngay dưới mặt nước.

      bởi Điệp Hồng 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 20cm thả trong nước. Phần nổi của khối gỗ là h = 5cm. Khối lượng riêng nước là D0 = 1000kg/m3.

    a) Tính khối lượng riêng D1 của gỗ?

    b) Nối khối gỗ với mọt quả cầu sắt đặc có khối lượng riêng D2 = 7800kg/m3 bằng một sợi dây mảnh không co dãn. Quả cầu phải có khối lượng tối thiểu là bao nhiêu để khối gỗ chìm hoàn toàn trong nước?

      bởi Nguyễn Hạ Lan 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 20cm = 0,2m ; 5cm = 0,05m.

    Gọi:

    P
    Trọng lượng khối gỗ
    FA Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối gỗ
    FA1 Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối gỗ sau khi nối quả cầu
    P2 Trọng lượng quả cầu sắt
    FA2 Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu sắt
    m Khối lượng quả cầu

    a) Khi khối gỗ cân bằng trong nước:

    Trọng lượng riêng của gỗ là 750kg/m3.

    b) Nối thêm quả cầu sắt vào khối gỗ, khối gỗ chìm hoàn toàn trong nước. Khi hệ thống cân bằng ta có:

    \(P+P_2=F_{A1}+F_{A2}\\ \Rightarrow10D_1.a^3+10m=10D_0.a^3+10D_0\cdot\dfrac{m}{D_2}\\ \Rightarrow m+D_1.a^3=D_0.a^3+D_0\cdot\dfrac{m}{D_2}\)

    Thay các giá trị vào:

    \(m+750\left(0,2\right)^3=10000\left(0,2\right)^3+1000\cdot\dfrac{m}{7800}\\ \Rightarrow m+6=8+\dfrac{1000m}{7800}\\ \Rightarrow m-\dfrac{m}{7,8}=2\\ \Rightarrow7,8m-m=15,6\\ \Rightarrow m\approx2,3\left(kg\right)\)

      bởi Phạm Thị Hồng Tuyết 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một máy bơm có công suất 2kW, hiệu suất 80%. Tính thời gian đưa 5000l nước lên cao 20m ( khối lượng riêng của nước là 1000kghttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.m3)

      bởi Nguyễn Thủy 11/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(P=2kW=2000W;H=80\%;\\ V=5000l=5m^3;h=20m\)

    Gọi t là thời gian bơm nước lên.

    Công toàn phần để máy sinh ra để bơm hết khối nước là:

    \(A_{tp}=P.t=2000t\)

    Khối lượng của khối nước cần bơm là:

    \(m=D.V=1000.5=5000\left(kg\right)\)

    Công có ích cần để bơm khối nước lên là:

    \(A_{ci}=10m.h=50000.25=1250000\left(J\right)\)

    Hiệu suất máy là 80%

    \(\Rightarrow\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}.100=80\\ \Rightarrow A_{tp}=\dfrac{A_{ci}}{0,8}=\dfrac{1250000}{0,8}=1562500\left(J\right)\)

    Vậy thời gian cần để bơm khối nước là:

    \(A_{tp}=2000t\\ \Rightarrow t=\dfrac{A_{tp}}{2000}=\dfrac{1562500}{2000}=781,25\left(s\right)\approx13,02\left(h\right)\)

      bởi Lê Nguyễn Hà My 11/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF