YOMEDIA
NONE

Tính công cản của ma sát trên đoạn đường dốc 30m ?

Nêu một vận động viên đi xe đạp khi leo hết 1 đoạn dốc 30m đã tiêu tốn hết 1 công là 25j hãy tính công cản của ma sát trên đoạn đường đó biếtt rằng người và xe có khối lượng là 75 kg

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (39)

  • Tóm tắt :

    \(h=30m\)

    \(A_{tp}=25kJ=25000J\)

    \(m=75kg\)

    \(A_{ms}=?\)

    GIẢI :

    Trọng lượng của xe là:

    \(P=10m=10.75=750\left(N\right)\)

    Công có ích là :

    \(A_{ci}=P.h=750.30=22500\left(J\right)\)

    Công cản của ma sát trên đoạn đường đó là :

    \(A_{ms}=A_{tp}-A_{ci}=25000-22500=2500\left(J\right)\)

    Vậy công cản của ma sát trên đoạn đường đó là 2500J.

      bởi Nguyễn duy Quang 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Cách đổi từ m/s ra km/h

    m/ph ra km/h?

    cm/ph ra m/s

    cm/ph ra km/h

    km/h ra m/s

      bởi Lan Anh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Để t nói rõ cho bạn hiểu, bạn đi càng nhiều thời gian thì quãng đường đi được càng dài, ví dụ 1s đi được 1m thì 1h đi được 3600m. Vì vậy đại lượng thời gian sẽ tỉ lệ thuận với quãng đường bạn đi được.

    - Cách đổi m/s ra km/h: Gọi x (m) là quãng đường đi được trong 1s, ta lấy:

    + x nhân với 3600 (vì 1h = 3600s)

    + 3600x chia cho 1000 (vì 1km = 1000m).

    - Cách khác: Đổi x (m) ra km rồi nhân với 3600 (s).

    - Tương tự, gọi x là quãng đường cần đổi, ta có:

    + m/ph --> km/h: \(\dfrac{60x}{1000}\left(1h=60';1km=1000m\right)\)

    + cm/ph --> km/h: \(\dfrac{60x}{100000}\left(1km=100000cm\right)\)

    + km/h --> m/s: \(\dfrac{1000x}{3600}\)

      bởi Đông Nguyễn 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 18 mét so với mặt nước biển cho trọng lượng riêng của nước là 10300 niutơn trên mét khối

    a, tính áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn ở độ sâu ấy

    b, biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn chịu được là 298700 niutơn trên mét vuông hỏi người thợ lặn chỉ lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn

      bởi Van Tho 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(h=18m\)

    \(d_n=10300N\)/m3

    a) \(p_1=?\)

    b) \(p_2=298700N\)/m3

    \(h_2=?\)

    GIẢI :

    a) Áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn ở độ sâu đó là:

    \(p_1=d_n.h=10300.18=185400\left(Pa\right)\)

    b) Độ sâu an toàn cho người thợ lặn là :

    \(h_2=\dfrac{p_2}{d_n}=\dfrac{298700}{10300}=2,9\left(m\right)\)

      bởi trần thanh thương 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nêu ví dụ trong đó lực thực hiện công và 1 ví dụ lực không thực hiện công

      bởi Dell dell 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • * lực thực hiện công :

    _ bò kéo xe (lực kéo của com bò làm xe chuyển động)

    * lực không thực hiện công :

    _ ng lực sĩ nâng tạ (lực do ng lực sĩ tác dụng vào tạ nhưng nó ko chuyển động)

      bởi Hoa thị LÁ Lá 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ba người đi xe đạp từ a đến b trên đoạn đg thẳng ab người thứ nhất đi với vận tốc là 10km|h người thứ hai xuất phát sau người thứ nhất là 30 phút và đi với vận tốc là 20 km|h người thứ 3 xuất phát sau người thứ 2 là 10 phút

    a)hỏi người thứ 2 gặp người thứ nhất cách vị trí xuất phát bao xa?

    b)sau khi gặp người thứ nhất người thứ 3đi thêm 40 phút nữa thì sẽ cách đều người thứ nhất và người thứ 2 tìm vận tốc người thứ 3

    1 câ

      bởi Trần Hoàng Mai 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sau khi ng 2 bắt đầu xuất phát người 1 đi được quãng đường là
    \(10.\dfrac{1}{2}=5\left(km\right)\)
    Quãng đường người 2 đi được là :
    \(S_1=5+v_1.t\)
    quang dng nguoi 2 di dc la
    \(\text{s2=v2.t }\)khi người 2 gặp người 1 ta có \(\text{s1=s2}\) suy ra \(\text{t= 0.5h}\)
    vậy người 2 gặp người 1 cách vị trì xuất phát là 10km
    b) Khi người 3 xuất phát thì người 1đã đi được :
    \(v_1t01=1o\left(\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{6}\right)=\dfrac{20}{3}km\)
    Người 2 đi được :
    \(v_2t02=20.\dfrac{1}{6}=\dfrac{10}{3}km\)
    khi do quang duong chuyen dong cua ng1,ng2,ng3
    s1=\(\dfrac{20}{3}\)+10t.s2=\(\dfrac{10}{3}\)+20t,s3=v3t
    khi người 3 gạp người 1 ta có s3=s1 suy ra t=\(\dfrac{20}{3}\)(v3-10) (1)
    sau 40 phut tiep quang dng chuyen dong cua ng 1,2,3 lan luot la
    s1=\(\dfrac{20}{3}\)+10(t+\(\dfrac{2}{3}\))=10t+\(\dfrac{40}{3}\)
    s2=10/3+20(t+2/3)
    s3=v3(t+2/3)
    theo gia thiet :s1+s2=2s3suy ra t=90-6v3/4v3-90 (2)
    từ 1 v2 ta có 4v2/3-90v3+300=0
    giải phương trình được nhiệm : v3=18,43km/h va v3=1,069km/h vay v3=18,43km/h

      bởi Trần NgọcAnh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một người đứng cách 1 đường thẳng một đoạn h là 50 m ở trên đg có 1 oto đang chạy lại gần người đó với vận tốc là 36km|h khi người ấy thấy oto còn cách mik 130m thì bắt đầu chạy ra đg để đón oto theo hướng vuông góc với mặt đg hỏi người đó phải chạy với vận tốc bao nhiêu để đón đc xe oto

      bởi Nguyễn Thanh Trà 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi
    vị trí người đứng là: A
    vị trí xe lúc đầu là: B
    vị trí người gặp xe là :C

    Ta có :
    \(AB=a=130m\)

    \(AC=h=50m\)

    \(BC=s_1\)
    \(v_1=10\)m/s
    \(t_1=t_2\)
    \(v_2=...?\)
    Giải
    \(S_1=\sqrt{\left(a^2-b^2\right)}=36.12=432\left(m\right)\)
    \(t_1=\dfrac{S_1}{v_1}=\dfrac{\sqrt{\left(a^2-h^2\right)}}{v_1}=\dfrac{432}{36}=12\left(s\right)\)
    \(v_2=\dfrac{h}{t_2}=\dfrac{s_2}{t_1}=\dfrac{50}{12}=\dfrac{25}{6}=4,1\left(6\right)\approx4,17\left(m\backslash s\right)\)

      bởi Lê Văn Nam 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tìm khối lượng thiếc cần thiết để pha trộn với 1 kg bạc để đc 1 hợp kim có khối lượng riêng 10000kg/m3.biết khối lượng riêng của bạc laf10500kg/m3 và khối lượng riêng của thiếc là 7100kg/m3

      bởi Choco Choco 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mbạc/Dbạc +mthiếc/Dthiếc=mhỗn hợp/Dhỗn hợp

    <=>1/10500+mthiếc/7100=(1+ mthiếc)/10000

    <=> mthiếc=..... bấm máy tihs

      bởi Trần Thị Thanh Xuân 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 3m. Xác định trọng lượng của xà lan biết sà lan ngập sâu trong nước 1,2m. Trọng lượng riêng của nước là 1000N/m3

      bởi Long lanh 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thể tích phần xà lan ngập trong nước :

    4.2.0,5 = 4 (m3)

    Lực đẩy acsimet tác dụng lên sà lan :

    Fa = dv = 10000.4 = 40000(N)

    Vì sà lan nổi trên mặt nước

    => Fa = P

    => P = 40000 (N)

      bởi Từ Ngọc Long 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có hai tấm ván được dùng làm mặt phẳng nghiêng để đẩy hàng lên oto, tấm thứ nhất dài 3.5m, tấm thứ hai dài 2.5m. Dùng tấm thứ nhất ta được lợi gì? dùng tấm thứ hai ta được lợi gì?

      bởi Phan Quân 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tấm thứ nhất lợi về lực

    tấm thứ 2 lợi về quãng đường

      bởi phạm nguyễn quỳnh nhiên 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một bình chứa một chất lỏng có trọng lượng riêng d0 chiêu cao của cột chất lỏng trong bình là h0. cách phía trên mặt thoáng một khoảng h1 người ta thả rơi thẳng đứng một vật nhỏ đặc và đồng chất vào bình chất lỏng khi vật nhỏ chạm đáy bình cũng chính là vận tốc của nó bằng tính trọng lượng riêng của chất làm vật bpr qua lực cản không khí và chất lỏng đối với vật

      bởi Dương Minh Tuấn 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tham khao:Cơ học lớp 8

      bởi Trương Thuy Van Vân 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1: Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai bên chênh lệch nhau 33 mm. Trọng lượng riêng của nước là 10300 N/m3, của xăng là 7000 N/m3. Độ cao của cột xăng là

    A. 10 mm.

    B. 100 mm.

    C. 10,3 mm.

    D. 103 mm.

    Câu 2: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng tự nhiên này thì

    A. Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên.

    B. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.

    C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.

    D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên.

    Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?

    A. Tốc độ tức thời là tốc độ tại 1 thời điểm xác định, hay tại 1 vị trí xác định trên quỹ đạo.

    B. Trong chuyển động đều, tốc độ tại mọi thời điểm đều bằng nhau.

    C. Trong chuyển động không đều, tốc độ tại các vị trí khác nhau trên quỹ đạo có giá trị khác nhau.

    D. Ta không thể xác định được tốc độ tức thời của vật chuyển động tại một vị trí xác định vì không có quãng đường đi được s.

    Câu 4: Một vận động viên bắn súng bắn một phát đạn vào bia cách chỗ người đó đứng là 330 m. Thời gian từ lúc bắn đến lúc người đó nghe thấy tiếng đạn nổ là 1,6s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s,. Thời gian từ lúc bắn đến lúc đạn trúng bia là

    A. 0,4 s.

    B. 0,5 s.

    C. 0,6 s.

    D. 0,8 s.

    Câu 5: Giải thích nào sau đây là sai?

    A. Đặt 1 li nước lên trên tờ giấy mỏng đặt trên bàn. Giật mạnh tờ giấy ra khỏi cốc thì cốc vẫn đứng yên. Do quán tính nên cốc chưa kịp thay đổi vận tốc khi ta giật nhanh.

    B. Khi ô tô đột ngột rẽ trái, hành khách trên xe bị nghiêng sang phải. Do quán tính hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp xúc chuyển động theo hướng cũ nên bị nghiêng người sang phải.

    C. Khi đang đi đột ngột chân ta bị trượt thì ta sẽ ngã người về phía sau. Khi bàn chân bị trượt nhanh ra phía trước, do có quán tính nên thân người vẫn giữ tốc độ ban đầu, do đó người ta ngã về phía sau.

    D. Khi hắt, nước trong cốc sẽ ra ngoài là vì nước bị cốc tác dụng 1 lực.

    (LẦN NÀY CŨNG NGUY HIỂM KHÔNG KÉM ĐÂU!!!! HELP ME) ( T_T)

    (MÀ LÀM PHIỀN MỌI NGƯỜI CHỌN ĐÁP ÁN NÀO THÌ HÃY GIẢI THÍCH HỘ MK NHÉ)

    (MƠN NHÌU) (^_^)

      bởi Bình Nguyen 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 nè

    Hỏi đáp Vật lý Xét A là một điểm nằm dưới đáy cột xăng(ở mặt thoáng cột nước biển)

    Và B là một điểm nằm cùng 1 mặt phẳng nằm ngang với điểm A (Trong lòng cột nước biển)

    Ta có: \(P_A=P_B\)

    \(P_A=d_xh\)\(P_B=d_n\left(h-33\right)\)

    \(\Rightarrow d_xh=d_n\left(h-33\right)=d_nh-33d_n\)

    \(\Rightarrow\left(d_n-d_x\right).h=18.d_n\)

    \(\Rightarrow h=\dfrac{d_1}{d_1-d_2}.33=\dfrac{10300}{10300-7000}.33=103\left(mm\right)\)

    Vậy câu 1 chọn D bằng 103 mm

      bởi Nguyễn Cường Quốc 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • điền kiện để một vật chìm xuống nổi lên, lơ lừng trong chất lỏng.

      bởi ngọc trang 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • điều kiện để một vật chìm xuống nổi lên, lơ lừng trong chất lỏng.

    - Nhúng vật vào chất lỏng thì :

    + Vật chìm xuống khi : \(F_A< P\)

    + Vật nổi lên khi :\(F_A>D\)

    + Vật lơ lửng khi : \(F_A=P\)

      bởi Nguyễn Lê Hùng 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ?

    A. Do lỗi của nhà sản xuất

    B. Để nước trà trong ấm có thể bay hơi

    C. Để lợi dụng áp suất khí quyển

    D. Không phải do các lý do trên

      bởi Lê Vinh 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • C. Để lợi dụng áp suất khí quyển vì :

    Khi nắp ấm trà kín,khi rót nước ra,áp suất không khí sẽ đẩy vào từ vòi ấm,điều này khiến cho nước khó thoát ra ngoài.Còn khi nắp ấm có một lỗ nhỏ,không khí sẽ vào trong ấm qua lỗ nhỏ đó khi rót trà giúp làm cân bằng với áp suất đẩy vào từ vòi ấm,làm cho việc rót trà sẽ dễ dàng hơn.

      bởi Bằng Ngọc 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 : Hãy giải thích tại sao quả bóng cao su được bơm căng và buộc thật chặt nhưng ngày một xẹp dần

    Câu 2 : Ngồi gần bép lửa ta thấy nóng . có phải do ko khí đã truyền nhiệt lượng đến ta làm ta nóng lên ko ? tại sao?

    Câu 3 :Hùng và Nam muốn kéo nhũng viên gạch lên cao 4m, mỗi viên gạch nặng 10N .Mỗi lần Hùng kéo được 8 viên gạch mất 10 giây.còn Nam mỗi lần kéo được 10 viên gạch mất 20 giấy

    a, tính công thực hiện được của Hùng Và Nam

    b, Tính công suất của Hùng và Nam

    Câu 4: Dẫn nhiệt là gì ?

    Câu 5 :Một ấm nhôm có khối lượng 600g chứa 2,5l nước.Tính nhiệt lượng tối thiểu cần cung cấp để lạm lượng nước trên tăng thêm 35*C . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k,của nhôm là 880J/kg.k

      bởi thủy tiên 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 : Hãy giải thích tại sao quả bóng cao su được bơm căng và buộc thật chặt nhưng ngày một xẹp dần

    - Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này thoát ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.

    Câu 3 :Hùng và Nam muốn kéo nhũng viên gạch lên cao 4m, mỗi viên gạch nặng 10N .Mỗi lần Hùng kéo được 8 viên gạch mất 10 giây.còn Nam mỗi lần kéo được 10 viên gạch mất 20 giấy

    a, tính công thực hiện được của Hùng Và Nam

    b, Tính công suất của Hùng và Nam

    Tóm tắt :

    h = 4m

    P1 viên gạch = 10N

    Hùng : kéo 8 viên gạch mất 10s

    Nam : kéo 10 viên gạch mất 20s

    a) AHùng = ? J

    ANam = ? J

    b) ℘Hùng = ? W

    Nam = ? W

    Giải :

    a) Công thực hiện được của Hùng là :

    AHùng = P8 viên gạch . h = 10 . 8 . 4 = 320 J

    Công thực hiện được của Nam là :

    ANam = P10 viên gạch . h = 10 . 10 . 4 = 400 J

    b) Công suất của Hùng là :

    Hùng = \(\dfrac{320}{10}=32W\)

    Công suất của Nam là :

    Nam = \(\dfrac{400}{20}=20W\)

    Đáp số : ................(tự ghi)

    Câu 4: Dẫn nhiệt là gì ?

    - Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác, xảy ra ở chất rắn

    Câu 5 :Một ấm nhôm có khối lượng 600g chứa 2,5l nước.Tính nhiệt lượng tối thiểu cần cung cấp để lạm lượng nước trên tăng thêm 35*C . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k,của nhôm là 880J/kg.k

    Tóm tắt :

    m1 = 600g = 0,6 kg

    c1 = 880 J / kg.K

    V2 = 2,5l

    \(\Delta t\) = 35oC

    c2 = 4200 J / kg.K

    Giải :

    V2 = 2,5l => m2 = 2,5 kg

    Ta có : Q = Q1 + Q2 = (m1 . c1 . \(\Delta t\)) + (m2 . c2 . \(\Delta t\)) = (0,6 . 880 . 35) + (2,5 . 4200 . 35) = 35. (0,6 . 880 + 2,5 . 4200) = 385 980 J

    Vậy ......................... (tự ghi)

      bởi Trần Vĩ 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người thợ lặn, lặn ở độ sâu 40m so với mặt nước biển.

    a) Tính áp suất ở độ sâu đó.

    b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 180cm2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này. Biết trọng lượng riêng của nước biển 10300N/m3.

      bởi Nguyễn Anh Hưng 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(h=40m\\ d=10300N|m^3\\ \overline{a)p=?}\\ b)s=180cm^2=0,018m^2\\ F=?\)

    Giải:

    a) Áp suất ở độ sâu đó là:

    \(p=d.h=10300.40=412000\left(Pa\right)\)

    Vậy Áp suất ở độ sâu này là 412000Pa

    b) Áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này là:

    \(p=\dfrac{F}{s}\Rightarrow F=p.s=412000.0,018=7416\left(N\right)\)

    Vậy áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này là 7416N

      bởi Phạm Phương 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một bình thủy tinh cao 1,2 m được chứa đầy nước

    a) tính áp suất do nước lên điểm a của đáy bình cho trọng lượng riêng của nước bằng 10000 N/m3

    b) tính áp suất của nước tác dụng lên điểm b cách đáy bình 0,65 m

      bởi Thanh Nguyên 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tăt :

    \(h_b=1,2m\)

    a) \(p_A=?\)

    \(d_n=10000\) \(\text{N/m}\)3

    b) \(p_B\)

    \(h_x=0,65m\)

    GIẢI :

    a) Áp suất của điểm A là:

    \(p_A=d_n.h_b=10000.1,2=12000\left(Pa\right)\)

    b) Độ sâu của điểm B cách mặt thoáng :

    \(h_B=h_b-h_x=1,2-0,65=0,55\left(m\right)\)

    Áp suất của nước tác dụng lên điểm B là:

    \(p_B=d_n.h_B=10000.0,55=5500\left(Pa\right)\)

      bởi Bùi Xuân Chiến 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 2 xe chuyển động trên đoạn đường thẳng ABC với BC = 3AB. Lúc 7h xe 1 ở A, xe 2 ở B cùng chạy về C. Tói 12h cả 2 xe cùng tói C. Tìm tỉ số vậ tốc của 2 xe.

      bởi Van Tho 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thời gian2 xe đến C:

    12-7=5(h)

    Vận tốc xe 1: \(\dfrac{AB+BC}{5}=\dfrac{AB+3AB}{5}=\dfrac{4AB}{5}\)

    Vận tốc xe 2:\(\dfrac{BC}{5}=\dfrac{3AB}{5}\)

    Tỉ số vận tốc xe 1 và xe2:\(\dfrac{4AB}{5}:\dfrac{3AB}{5}=\dfrac{4AB}{5}\times\dfrac{5}{3AB}=\dfrac{4}{3}\)

    Vậy tỉ số xe1 và xe2 là\(\dfrac{4}{3}\)

      bởi Khánh Huyền 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào ?

      bởi Mai Thuy 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào ?

    Trả lời :

    - Điểm đặt : trên vật

    - Phương: thẳng đứng

    - Chiều : từ dưới lên

    - Độ lớn: \(F_A=d.V\)( V là thể tích vật chiếm chỗ, d là trọng lượng riêng của chất lỏng)

      bởi Trần hải Hà 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có hai vận động viên đua xe đạp cùng xuất phát tại một địa điểm và chuyển động trên cùng quỹ đạo dạng đường tròn có bán kính 1m. người thứ nhất xuất phát với vận tốc 40 km/h, người thứ 2 xuất phát với vận tốc 45km/h.

    Hỏi: a) Nếu đi cùng chiều thì sau bao nhiêu lâu kể từ lúc xuất phát hai xe gặp nhau lần thứ nhất. b) Nếu đi cùng chiều thì sau bao nhiêu lâu kể từ lúc xuất phát hai xe gặp nhau lần thứ 10. c) Nếu đi ngược chiều thì sau bao nhiêu lâu kể từ lúc xuất phát hai xe gặp nhau lần thứ nhất. d) Nếu đi ngược chiều thì sau bao nhiêu lâu kể từ lúc xuất phát hai xe gặp nhau lần thứ 15
      bởi Phạm Khánh Ngọc 18/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi t là thời gian gặp nhau của 2 xe ke từ lúc xuất phát

    Doi 1m = 10-3 km

    Chu vi ( độ dài ) của quỹ đạo :

    C= d . 3,14 = 2r.3,14= 2.10-3. 3,14 = 6,28 . 10-3 (km)

    a) Gọi t là thời gian gặp nhau của 2 xe ke từ lúc xuất phát Quang đường xe 1 và 2 đi được lần lượt là :

    S1 = v1t

    S2 = v2t

    Vì 2 xe chuyển động cung chiều , ta có :

    S2 -S1 = C

    <=> (v2 - v1 ) t = 6,28 .10-3

    <=> t =\(\dfrac{6,28.10^{-3}}{v_2-v_1}=\dfrac{6,28.10^{-3}}{45-40}=1,256.10^{-3}\) (h)

    Vậy nếu đi cùng chiều thì sau 1,256 . 10-3 hai e gặp nhau

    b) Thời gian 2 xe gặp nhau lần thứ 10 :

    10 . 1,256 . 10-3 = 0,01256 (h)

    c) Gọi t' là thời gian hai xe gặp nhau kể từ lúc xuất phát

    Quãng đường xe 1 và 2 đi lần lượt là :

    S1'= v1t'

    S2'= v2t'

    Vì 2 xe đi nguoc chiều , ta có :

    S2' + S1'=C

    <=> (v2 +v1)t' = 6,28 . 10-3

    <=> t' = \(\dfrac{6,28.10^{-3}}{v_2+v_1}=\dfrac{6,28.10^{-3}}{45+40}=0,073.10^{-3}\left(h\right)\)

    đ) Thời gian 2 xe gặp nhau lần thứ 15 :

    15. 0,073 .10-3 =1.12 . 10-3 (h)

      bởi Hoàng Hữu Dương 18/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi xe đạp trên một đoạn đường AB trên 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 14km/h ;1/3 đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc 10km/h ;1/3 đoạn đường cuối đi với vận tốc 8km/h; Hỏi vận tốc trung bình trên cả quãng đường là bao nhiêu???

    help meok

      bởi Nguyễn Lệ Diễm 27/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi \(s,s_1,s_2,s_3\)lần lượt là tổng độ dài quãng đường AB, \(\dfrac{1}{3}\) đoạn đường đầu tiên, \(\dfrac{1}{3}\) đoạn đường tiếp theo, \(\dfrac{1}{3}\) đoạn đường còn lại.

    \(v_1,v_2,v_3\) lần lượt là vận tốc xe đi trên \(\dfrac{1}{3}\) đoạn đường đầu, \(\dfrac{1}{3}\) đoạn đường tiếp theo, \(\dfrac{1}{3}\) đoạn đường còn lại

    Thời gian \(t_1\) để xe đi hết \(\dfrac{1}{3}\) đoạn đường AB là :

    \(t_1=\dfrac{s_1}{v_1}=\dfrac{s}{14}\)

    Thời gian \(t_2\) để xe đi hết \(\dfrac{1}{3}\) đoạn đường tiếp theo là :

    \(t_2=\dfrac{s_2}{v_2}=\dfrac{s}{10}\)

    Thời gian \(t_3\) để xe đi hết đoạn đường còn lại là :

    \(t_3=\dfrac{s_3}{v_3}=\dfrac{s}{8}\)

    Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:

    \(v_{tb}=\dfrac{s}{t_1+t_2+t_3}=\dfrac{s}{s\left(\dfrac{1}{14}+\dfrac{1}{10}+\dfrac{1}{8}\right)}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{14}+\dfrac{1}{10}+\dfrac{1}{8}}=\dfrac{280}{83}\approx3,4km\)

      bởi Hoàng Hữu Dương 28/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON