YOMEDIA
NONE

Tại sao khi nhỏ một giọt mực vào một cốc nước thì toàn bộ nước trong cốc đều có màu mực?

1/ Giải thích tại sao khi nhỏ một giọt mực vào một cốc nước dù không khuấy cũng chỉ một thời gian ngắn thì toàn bộ nước trong cốc đều có màu mực? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Tại sao?

2/ Thả một quả cầu bằng đồng được đun nóng đến nhiệt độ 1200C vào 0,5kg nước ở 300C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 400C. Cho rằng quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là: 380 J/kg.K, 4200 J/kg.K a) Hỏi nhiệt độ của quả cầu và nước khi cân bằng là bao nhiêu? b) Tính nhiệt lượng của nước thu vào? c) Tính khối lượng của quả cầu?

haha

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (35)

  • 1/ - Vì giữa các phân tử nước và giữa các phân tử mực đều có khoảng cách, và do các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng nên các phân tử mực có thể xen vào khoảng cách các phân tử nước và ngược lại.

     - Khi tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn. Vì khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

    2/ a) Nhiệt độ của quả cầu và nước khi cân bằng là 40oC.

    b) Nhiệt lượng nước thu vào:

    Q2= m2. c2.t2= 0,5.4200.(40-30) = 21000J.

    c) Nhiệt lượng đồng tỏa ra:

    Q1= m1. c1.t1= m1. 380.(120-40)= m1.30400

     Nhiệt lượng quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên:

    Q1 = Q2

    m1.30400 = 21000

    \(\Rightarrow\) m1= \(\frac{21000}{30400}\) = 0,69 kg Vậy khối lượng của đồng là 0,69kg 

      bởi Nguyễn Thanh Tình 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Hãy giải thích: tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng luôn có nhiệt năng?

      bởi thu hằng 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  

    Bạn tham khảo câu trả lời của mình nhé:

    Vật luôn có nhiệt năng vì nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật, mà các phân tử luôn chuyển động => Vật luôn có nhiệt năng. 
    Cơ năng là khi vật có khả năng sinh công, mà ko phải vật nào cũng có khả năng sinh công => Vật có thể có hoặc ko có cơ năng.

    Chúc bạn học tốt!hihi

      bởi Vương Thiên Băng 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/Giải thích: tại sao về mùa đông, căn phòng mất nhiệt nhanh hơn vào mùa hè?

    2/Để tăng nhanh quá trình làm lạnh một vật, ta thường tăng hay giảm nhiệt độ của MT bên ngoài? Tại sao?

    3/Tại sao con người thấy nóng nực vào mùa hè?

    4/Tại sao một số động cơ máy móc hoạt động tốt hơn khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống?

     

      bởi thanh hằng 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/ Mùa đông, nhiệt đọ thấp nên nhiệt độ của căn phòng cũng thấp

    2/ Ta sẽ giảm nhiệt đọ của vật ấy

    3/ Do nhiệt độ cao

      bởi Nguyễn Đức 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  nhiệt dung riêng của hợp kim 2 chất phải như thế nào ạ

      bởi Spider man 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tuỳ vào phần trăm mỗi chất chiếm bao nhiêu mà đề bài sẽ cho ra một nhiệt dung riêng nhất định 

      bởi Đắc Lợi 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xoong nước bằng đồng có khối lượng 1kg chứa 3 lít nước ở 200C. Muốn đun sôi xoong nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

    leuleu

      bởi Hoa Hong 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •   bởi Nguyễn Hà 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  Một vật có khối lượng 500g rơi từ độ cao 2m xuống mặt đất.
    a, Lực nào đã thực hiện công cơ học? Tính công của lực này?
    b, Công của trọng lực trong trường hợp một viên bi khối lượng 20g lăn trên sàn nhà là bao nhiêu?

      bởi hà trang 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:
    m1 = 500g; h = 2m
    a. Lực nào thực hiện công cơ học? A=?
    b. m2 = 20g? Công trọng lực?
    Giải:
    a. Lực hút của Trái đất đã thực hiện công cơ học.
    Công của lực hút trái đất:

    \(A=P.h=10m_1.h\)

    \(=10.0,5.2=10\left(J\right)\)
    b. Trong trường hợp này công của trọng lực bằng 0
    Vì vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương trọng lực.

      bởi Thảo Tô 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổ 738 gam nước ở nhệt độ 15 độC vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100 gam, rồi thả ào đó một miếng đồng có khối lượng 200 gam ở nhiệt độ 100 độC. Nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt là 17 độC. Tính nhiệt dung riêng của đồng, biết nhiệt dung riêng của nước là 4186J/kg.K

     

     

     

      bởi Nguyễn Thanh Thảo 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt học lớp 8

      bởi Dương Thu 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong 30 phút. Tính công và công suất của con ngựa.

    2/ a) Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật. Hãy cho ví dụ minh họa cho mỗi cách.
    b) Tại sao rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

     

      bởi Lê Minh 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/ Giải:

    Công của con ngựa khi kéo một cái xe đi được quãng đường 4,5km là:
    A = F.s = 80.4500 = 360000 (J)
    + Công suất của con ngựa là : 

    \(P=\frac{A}{t}=\frac{360000}{1800}=200\left(W\right)\)

    2/

    a) Có hai cách làm biến đổi nhiệt năng của vật đó là:
    + Thực hiện công.
    Ví dụ: Khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nhiệt năng của miếng kim loại đã thay đổi do có sự thực hiện
    công.
    + Truyền nhiệt.
    Ví dụ: Nhúng miếng kim loại vào nước sôi, miếng kim loại nóng lên.
    b )+ Thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra làm cho cốc vỡ.
    + Nếu cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.
    + Muốn cốc khỏi vỡ, nên tráng cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào.
     

      bởi Nguyễn Trọng Tuấn 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 200g đã được nung nóng tới 100oCvào mộtcốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng đến 27oC.
    a) Nhiệt độ của quả cầu nhôm ngay khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
    b) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.k
    c) Tính khối lượng nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k

      bởi Nguyễn Trọng Nhân 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi có cân bằng nhiệt là 27oC.
    b) Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra

    Q1 = m1C1(t1 –t) = 0,2.880.(100 – 27) = 12848J
    c) Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng nhiệt độ đến 27oC
    Q2 = m2C2(t-t2) = m2.4200.(27-20) = \(29400.m_2\)
    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
    Q1 = Q2 => 12848= \(29400.m_2\)
    m2 =\(\frac{12848}{29400}=0,44kg\)
    Vậy khối lượng của nước là 0,44kg.

      bởi Huyền Ngọc 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Vào mùa đông căn phòng mất nhiệt nhanh hay chậm hơn vào mùa hè?

    b) Để tăng nhanh quá trình làm lạnh một vật, phải tăng hay giảm nhiệt độ mt bên ngoài? Vì sao?

    c)Tại sao con người thấy nóng nực vào mùa hè?

    d) Tại sao 1 sao động cơ hoạt động tốt hơn khi nhiệt độ mt ngoài hạ xuống?

      bởi My Le 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • A/mùa đôngcanw phòng mất nhiệt chậm hơn màu hè

    B/giảm vì nhiệt độ thấp nhiệt năng của vật giảm

    C/nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể con người nên con người cảm thấy nóng

    /chưa biết nha

      bởi phan thị loan loan 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người thả miếng đồng có khối lượng là 0.5 kg vào nước. Miếng đồng nguội từ 80* C xuống còn 20* c. Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 15*c nhiệt dung riêng của đồng là 380 j/kg.k nước là 4200j/kg.k . Tính khối lượng của nước

      bởi Đặng Ngọc Trâm 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    mđồng = 0.5 kg

    1đồng = 80°C

    Cđồng = 380 J/kg.k

    1nước = 15°C

    Cnước = 4200 J/kg.k

    2 = 20°C

    _______________________

    mnước = ?

    Giải:

    Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    QTR = QTV

    <=> mđồng . Cđồng . ( t°1đồng - t°2 ) = mnước . Cnước . ( t°2 - 1nước )

    <=> 0.5 . 380 . ( 80 - 20 ) = mnước . 4200 . ( 20 - 15 )

    <=> 11 400 = mnước . 4200 . 5

    <=> 11 400 = 21 000 mnước

    <=> - 21 000 mớc = - 11 400

    <=> mnước ~ 0.54

    Vậy khối lượng nước là 0.54 kg \(\)

      bởi Trần Hạ Uyên 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
    A. Người đứng cả hai chân.
    B. Người đứng co một chân.
    C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
    D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
     2/Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?
    A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
    B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
    C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
    D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
    3/So sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng?
    A. Áp suất và áp lực cùng đơn vị đo
    B. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép
    C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích
    D. Giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào.
    4/Khi xe máy đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang thì áp lực do xe tác dụng lên mặt đất có độ lớn bằng:
    A. trọng lượng của xe và người đi xe
    B. lực kéo của động cơ xe máy
    C. lực cản của mặt đường tác dụng lên xe
    D. không
    5/ Áp lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có cường độ:
    A. bằng trọng lượng của vật
    B. nhỏ hơn trọng lượng của vật
    C. lớn hơn trọng lượng của vật
    D. bằng lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng
    6/Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn?
      bởi Tran Chau 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/      D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.

    2/      B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.

    3/      C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích

    4/      A. trọng lượng của xe và người đi xe

    5/     B. nhỏ hơn trọng lượng của vật

    6/ Mũi kim còn nhọn càng tốt vì chúng ta cần sử dụng một lực nhỏ là có thể xuyên mũi kim qua vải dễ dàng (diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì áp suất càng lớn). Ghế ngồi thì ta không muốn chân xuyên sâu vào nền mà chỉ muốn nó đứng vững chính vì thế mà chân ghế người ta không làm nhọn.

     

      bởi Lê Thị Hoài My 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Tại sao quả bóng bay dù được buộc thật chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?

    2) Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn tan trong nước lạnh?

      bởi trang lan 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1, Tại sao quả bóng bay dù được buộc thật chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
    Vì giữa các nguyên tử của quả bóng có khoảng cách, do đó các phân tử ko khí đã len vào khoảng cách giữa các nguyên tử của quả bóng rồi dần thoát ra ngoài

    2) Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn tan trong nước lạnh?

    - Cả đường và nước đều được cấu tạo từ các phân tử, giữa các phân tử có khoảng cách. 
    - Các phân tử nước chuyển động động không ngừng, va chạm vào các phân tử đường, làm các phân tử này bị tách ra khỏi các hạt đường, làm các phân tử đường đan xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. (mỗi hạt đường nhỏ mà bạn nhìn thấy chứa rất nhiều phân tử đường). 
    - Khi nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, sự va chạm mạnh hơn do đó các phân tử đường bị tách ra khỏi các hạt đường nhanh hơn. Đồng thời khi đó các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn thì chúng chuyển động đen xen vào nhau nhanh hơn tức là đường tan nhanh hơn.

      bởi Nguyễn Thị Duyên 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một miếng nhôm có khối lượng 500g ở 1000C vào 800g nước ở 200C. Tính nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt? Coi như chỉ có miếng nhôm và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lược là 880J/kg.K và 4200J/kg.K

      bởi Tran Chau 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    m1=mnước=800g=0,8kg; C1=Cnước=4200j/Kg.K

    m2=mnhôm=500g=0,5g; C2=Cnhôm=880J/Kg.K

    t1=20oC

    t2=100oC

    t khi cân bằng=t3=?

    Giải

    Nhiệt lượng mà nước thu vào để tăng từ 20oC đến t3 độ C là :

    \(Q_{thu}=C_1.m_1.\Delta t_1=4200.0,8.\left(t_3-20\right)=3360t_3-67200\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng mà nhôm tỏa ra dể giảm từ 100oC xuống t3oC là :

    \(Q_{tỏa}=C_2.m_2.\Delta t_2=880.0,5.\left(100-t_3\right)=44000-440t_3\left(J\right)\)

    Theo pt cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

    \(\Leftrightarrow3360t_3-67200=44000-440t_3\Leftrightarrow3360t_3+440t_3=44000+67200\)

    \(3800t_3=111200\Leftrightarrow t_3\approx29,263\left(^oC\right)\)

    Đáp số : Nhiệt độ cuối cùng khi cân bằng nhiệt (bỏ qua hao phí) là 29,263 oC

    _

    _

    _

    Sai thì thui nka ok

      bởi Nguyễn Huyền 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có hai bình cách nhiệt, bình A chứa 5 lít nước ở 600C, bình B chứa 1 lít nước ở 200C. Đầu tiên, rót một phần nước ở bình A sang bình B. Sau khi cân bằng nhiệt lại rót từ bình B sang bình A một lượng nước bằng với lần rót trước. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt ở bình A là 590. Tính lượng nước đã rót từ bình này sang bình kia trong mỗi lần? Bỏ qua hao phí do tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.

      bởi thu phương 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Gọi lượng nước rót mỗi lần là x ( lít); nhiệt độ cân bằng nhiệt ở bình B là t0(0C); nhiệt dung riêng của nước là c( J/kg.độ); với nước thì 1lít= 1kg

    - Lần rót 1: Từ bình A sang bình B ta có phương trình cân bằng nhiệt ở bình B:

                    x.c.(60 – t0) = 1.c.(t0 – 20)

               x.(60 – t0) = (t0 – 20)

               x = \(\frac{t_0-20}{60-t_0}\)                                       (1)

     - Lần rót 2: Từ bình B sang bình A ta có phương trình cân bằng nhiệt ở bình A:

                   (5-x).c(60-59) = x.c.(59- t0)

               5-x = x.(59- t0)                                  (2)

    - Từ (1;2) ta có: 5- \(\frac{1_0-20}{60-t_0}\)= \(\frac{t_0-20}{60-t_0}\).(59- t0)

     

            5.(60-t0)- t0 + 20 = (t0- 20).(59-t0)

            300- 5t0 –t0 +20 = 59.t0- t02 – 1180 +20.t0

            t02 – 85.t0 + 1500 = 0.

    Giải ra được t0 = 25 (0C) thay vào (1) được x = 1/7( lít)

      bởi Huỳnh Liên Phương 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy chỉ sau một thời gian, toàn bộ nước trong cốc có màu của mực. Tại sao? Nếu nhiệt độ của nước tăng thì hiện tượng xảy ra nhanh hay chậm? 
     

      bởi Van Tho 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì mực tan trong nước. Phân tử cấu tạo nên mực và nước có khoảng cách, chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên chúng đã khuếch tán lẫn nhau. Nếu tăng nhiệt độ lên thì hiện tượng này xảy ra nhanh hơn, vì nhiệt độ càng cao, vận tốc chuyển động của các p tử nước và mực chuyển động càng nhanh. Do đó hiện tượng khuếch tán diễn ra càng nhanh.

      bởi Trần Tiến 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối gỗ hình trụ tiết diện đáy là 150m2 , cao 30cm được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trong lượng riêng của gỗ dg = 2/3(do là trọng lượng riêng của nước do=10 000 N/m). Biết hồ nước sâu 0,8m, bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ.

    a) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước.

    b) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ.

      bởi Bo Bo 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) - Thể tích khối gỗ: Vg  = S.h = 150 . 30 = 4500 cm3 = 0,0045 m3

    - Khối gỗ đang nằm im nên: Pg = FA   Þ   dgVg = doVc     

     ->      hc = \(\frac{d_gV_g}{d_o.S}=\frac{2}{3}.\frac{4500}{150}\) = 20 cm = 0,2 m

    - Trọng lượng khối gỗ là: P = dgVg  = 2/3 doVg = \(\frac{2}{3}10000.0,0045\)= 30 N

    - Vì lực nâng khối gỗ biến thiên từ 0 đến 30 N nên : A = \(\frac{F.S}{2}\) = \(\frac{30.0,2}{2}\) = 3 (J)

    b) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên toàn bộ khối gỗ là:

                                          FA = doVg = 10 000.0,0045 = 45 N

    - Phần gỗ nổi trên mặt nước là : 10 cm = 0,1 m

    * Công để nhấn chìm khối gỗ trong nước: A = \(\frac{F.S}{2}\)  = \(\frac{45.0,1}{2}\) = 2,25 (J)

    * Công để nhấn chìm khối gỗ xuống đáy hồ: A = F.S = 45.(0,8 - 0,3) = 22,5 (J)

    * Toàn bộ công đã thực hiện là

    A = A1 + A2 = 2,25 + 22,5 = 24,75 (J)

    ĐS:        a)  3  (J)

    b) 24,75 (J)

      bởi Đạt Đỗ 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bỏ 100g nước đá ở t1= O0C vào 300g nước ở t2= 20oC.

    a) Nước đá có tan hết không ? Cho nhiệt nóng chảy của nước đá l= 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.k.

    b) Nếu không ,tính khối lượng nước đá còn lại ?

      bởi Đào Thị Nhàn 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi nhiệt lượng của nước là \(Q_t\) từ \(20^oC\) về \(0^oC\) và của nước đá tan hết là \(Q_{thu}\), ta có:
    \(Q_t=m_2c_2.\left(20-0\right)=0,3.4200.20=25200J\)

    \(Q_{thu}=m_1.\lambda=0,1.3,4.10^5=34000J\)

    Ta thấy Qthu > Qtỏa nên nước đá không tan hết. Lượng nước đá chưa tan hết là:

    \(m=\frac{Q_{thu}-Q_{tỏa}}{\lambda}\)\(=\frac{8800}{3,4.10^5}=0,026\left(kg\right)\)

      bởi Nguyễn Trường 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF