Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng những cách nào?
câu 1:
a, Khi nào thì vật có thế năng hấp dẫn ? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào yếu tô nào?
b, Khi nào thì vật có động năng ? Động năng phục thuộc vào yếu tố nào?
c, Lấy ví dụ về 1 vật vừa có động năng vừa có thế năng.
câu 2:
a, Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng những cách nào? Ví dụ minh họa?
b, Cá muốn sống được thì phải có không khí để thở, nhưng ta lại thấy cá vẫn sống được trong nước. Hãy giải thích vì sao ?
câu 3:
a, Viết công thức nhiệt lượng của vật cần thu vào để nóng lên? Nêu rõ ý nghĩa của các đại lượng trong công thức?
b, Nói nhiệt dung lượng riêng của nhôm là 880J/kg.K điều đó có nghĩa gì?
câu 4:
Một học sinh thả 300g chỉ ở nhiệt độ 100 độ C vào 250g nước ở nhiệt độ 58,5 độ C làm cho nước nóng lên tới 60 độ C
a, Tính nhiệt lượng của nước thu vào? (Biết nhiệt dung lượng riêng của nước là 4200J/kg.K).
b, Tính nhiệt dung riêng của chì.
Trả lời (37)
-
Câu 4:
a) Nhiệt lượng của nước thu vào là
\(Q_{thu}=m_1\cdot c_1\cdot\left(t_2-t_1\right)=0,25\cdot4200\cdot\left(60-58,5\right)=1575\left(J\right)\)b) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có
Qtỏa=Qthu
\(\Leftrightarrow0,3\cdot c_1\cdot\left(100-60\right)=1575\)
\(\Rightarrow c_1=131,25\) (J/kg.K)
bởi Nguyễn Bảy19/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn nước xà phòng lạnh?
bởi May May20/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
vì xà phóng với quần áo đều được cấu tạo từ các nguyên tử và phân tử, khi nhiệt độ càng cao thì các nguyên từ , phân tử chuyển động càng nhanh , các ngtu ptu va chạm mạnh vào nhau làm cho quần áo sạch hơn và ngược lại
Kh biết mìh tl đúng kh nữa hì ><
bởi Nguyen Hien20/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một ấm nước bằng đồng khối lượng 300g chứa 2 lít nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong ấm từ 25 độ C đến 100 độ C
bởi Sasu ka21/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
\(m_1=300g=0,3kg\)
\(m_2=2l=2kg\)
\(t_1=25^oC\)
\(t_2=100^oC\)
\(c_1=380\) J/Kg.k
\(c_2=4200\) J/kg.k
Nhiệt lượng để ấm đồng nóng lên là:
\(Q_1=c_1.m_1\left(t_2-t_1\right)=380.0,3.\left(100-25\right)=8550\left(J\right)\)
Nhiệt lượng để nước nóng lên là:
\(Q_2=c_2.m_2.\left(t_2-t_1\right)=4200.2.\left(100-25\right)=630000\left(J\right)\)
Nhiệt lượng để đun nóng ấm nước là:
\(Q=Q_1+Q_2=8550+630000=638550\left(J\right)\)
bởi Phạm Công21/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một ấm nhôm khối lượng 500g, chứa 2 lít nước ở 20 độ C. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước
bởi thu hằng22/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt
m1 = 500 g = 0,5 kg
V = 2 lít = 0,002 m3
t1 = 200C
t = 1000C
_________________
Q2 = ? J
Nhiệt lượng của nhôm là :
\(Q_1=m_1.c_1.\Delta t_1\)
\(=0,5.880.\left(t-t_1\right)=0,5.880.\left(100-20\right)=35200\left(J\right)\)
Khối lượng nước là : \(m=D.V=1000.0,002=2\left(kg\right)\)
Nhiệt lượng của nước là :
\(Q_2=m_2.c_2.\Delta t_2\)
\(=2.4200.\left(t-t_1\right)=8400\left(t-t_1\right)=8400\left(100-20\right)=672000\) (J)
Nhiệt lượng tối thiểu cần để đun sôi nước là :
\(Q=Q_1+Q_2\)
\(Q_2=35200+672000=707200\left(J\right)\)
Vậy nhiệt lượng tối thiểu cần để đun sôi nước là 707200 J
bởi Nguyễn Giang23/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Người ta thả một miếng đồng 100 độ C vào 250g nước ở 20 độ C. Sau một thời gian nhiệt độ của miếng đồng và của nước đều bằng 50 độ C.
a, Tính nhiệt lượng của nước thu vào
b, Tính nhiệt lượng của đồng tỏa ra
c, Tính khối lượng của miếng đồng mà người ta thả vào
bởi Lan Ha25/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
a) Nhiệt lượng của nước thu vào là:
\(Q_{thu}=m_1\cdot c_1\cdot\left(t_2-t_1\right)=0,25\cdot4200\cdot\left(50-20\right)=31500\left(J\right)\)
b) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Qtỏa=Qthu=31500(J)
c) Nhiệt lượng của đồng tỏa ra là:
Qtỏa=\(m_1\cdot c_1\cdot\left(t_1-t_2\right)=380\cdot\left(100-50\right)\cdot m_2=19000\cdot m_2\)
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Qtỏa=Qthu
\(\Leftrightarrow19000\cdot m_2=31500\)
\(m_2=\dfrac{31500}{19000}\approx1,658kg\)
bởi Đỗ Thị Thu Hương25/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
người ta cần có 30 lít nước ở nhiệt độ t=35oC để tắm. nhiệt độ ban đầu của nước là t1=20oC . hỏi phải cấp cho khối nước đó một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? bbieets nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
bởi thúy ngọc27/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt :
\(V=30lít=0,03m^3\)
\(t=35^oC\)
\(t_2=20^oC\)
\(c=4200J/kg.K\)
\(Q=?\)
GIẢI :
Ta có : \(D_n=1000kg/m^3\)
Khối lượng của khối nước cần làm nóng là :
\(m=D.V=1000.0,03=30\left(kg\right)\)
Nhiệt lượng cần cung cấp là :
\(Q=m.c.\Delta t=m.c\left(t-t_1\right)=30.4200.\left(35-20\right)=1890000\left(J\right)\)
Vậy nhiệt lượng cần cung cấp cho 30l nước để nó nóng lên 30oC là 1890000J.
bởi nguyễn hoàng nhật Quang27/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Người ta thả 400g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 200C thì nhiệt độ cuối cùng của nước là 26,70C( cho cnước =4200J/kg.K)
a) Tính nhiệt lượng nước thu vào. Cho cnước = 4200J/kg.K
b) Xác định nhiệt dung riêng của đồng
bởi thanh hằng30/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cho biết:
\(m_1=400g=0,4kg\)
\(t_1=120^oC\)
\(m_2=500g=0,5kg\)
\(t_1'=20^oC\)
\(t_2=26,7^oC\)
\(C_2=4200J\)/kg.K
Tìm: a) \(Q_2=?\)
b) \(C_1=?\)
Giải:
a) - Nhiệt lượng của nước thu vào:
\(Q_2=m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)
\(Q_2=0,5.4200\left(26,7-20\right)\)
\(Q_2=14070\left(J\right)\)
b) - Nhiệt lượng của đồng tỏa ra:
\(Q_1=m_1C_1\left(t_1-t_2\right)\)
\(Q_1=0,4.C_1\left(120-26,7\right)\)
\(Q_1\approx37C_1\)(J)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
\(Q_1=Q_2\)
Hay: 14070 = \(37C_1\)
\(C_1\approx380J\)/kg.K
Đáp số: a) \(Q_2=14070\left(J\right)\) b) \(C_1=380J\)/kg.K
xong rồi đó bạn
bởi Phạm Thảo Uyên30/01/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cần cung cấp 1 nhiệt lượng là 63000j để đung nóng 2,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 30*C.Tính nhiẹt độ lúc sau của nước.Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
bởi Nguyễn Anh Hưng03/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cho biết:
Q = 63000J
m = 2,5kg
t = 30\(^oC\)
C = 4200J/kg.K
Tìm: \(t'=?\)
Giải:
Nhiệt độ lúc sau của nước:
Q = mC(\(t'-t\))
63000 = 2,5.4200(\(t'-\)30)
\(\Rightarrow t'=\)36\(\left(^oC\right)\)
Đáp số: t' = 36\(^oC\)
xong rồi đó bạn
bởi nguyen viet cuong03/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Dùng bếp để đun một ấm nước bằng inox có khối lượng 500g chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 25 độ C.Bỏ qua nhiệt lượng hao phí cho môi trường.Biết nhiệt dung riêng của nước và inox lần lượt là 4200J/(kg.K) và 400J/(kg.K).Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước ?
bởi Đặng Ngọc Trâm07/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
nhiệt lượng cần để làm nóng ấm inox là:
Q1=m1.C1.(t2-t1)
Q1=0,5.400.(100-25)
Q1=15000(J)
nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là
Q2=m2.C2.(t2-t1)
=2.4200.(100-25)
=630000(J)
vậy nhiệt lượng cần dung là
Q1+Q2=15000+630000=645000(J)
bởi Phạm Thảo Uyên07/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
một người đẩy một chiếc xe với một lực 300N làm xe chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 5m/s công suất của người đó thực hiện là bao nhiêu ?
bởi Nguyễn Thanh Thảo11/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt :
\(F=300N\)
\(v=5m/s\)
\(P=?\)
GIẢI :
Công suất của người đó thực hiện là :
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{F.s}{t}=F.\dfrac{s}{t}=F.v=300.5=1500\left(W\right)\)
Vậy công suất của người đó thực hiện là 1500W.
bởi vu tat binh11/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
nhúng một thỏi kim loại có khối lượng 1 kg được đun nóng với 99,5 độ C vào 5 kg nước ở nhiệt độ 25 độ c nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 28 độ C bỏ qua nhiệt lượng hao phí trong quá trình trao đổi nhiệt
A /Tính nhiệt độ của nước thu vào ? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4190j/kg.k
b /xác định nhiệt dung riêng của thỏi kim loại?bởi Đào Thị Nhàn16/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt :
\(m_1=1kg\)
\(t_1=99,5^oC\)
\(m_2=5kg\)
\(t_2=25^oC\)
\(c_2=4190J/kg.K\)
\(t=28^oC\)
\(Q_{thu}=?\)
\(c_1=?\)
GIẢI :
a) Nhiệt lượng nước thu vào là :
\(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=5.4190.\left(28-25\right)=62850\left(J\right)\)
b) Nhiệt lượng thỏi kim loại tỏa ra là :
\(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=1.c_1.\left(99,5-28\right)=\)
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :
\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)
\(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)
\(\Rightarrow c_1=\dfrac{m_2.c_2.\left(t-t_2\right)}{m_1.\left(t_1-t\right)}\)
\(\Rightarrow c_1=\dfrac{5.4190.\left(28-25\right)}{1.\left(99,5-28\right)}=\dfrac{104750}{71,5}\approx1465,03J/kg.K\)
bởi Kiều Hoa16/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2 kg đã được đun nóng tới 100 độ C và một cốc nước ở 20 độ C sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều là 27 độ C . bỏ qua sự mất mát nhiệt ở môi trường xung quanh tính:
a/ nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra
b/ khối lượng nước trong cốc
biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880j/kg.k và 4200j/kg.kbởi hà trang22/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cho biết:
\(m_1=0,2kg\)
\(t_1=100^oC\)
\(t_1'=20^oC\)
\(t_2=27^oC\)
\(C_1=880J\)/kg.K
\(C_2=4200J\)/kg.K
Tìm: a) \(Q_1=?\)
b) \(m_2=?\)
Giải:
a) Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra:
\(Q_1=m_1C_1\left(t_1-t_2\right)\)
\(Q_1=0,2.880\left(100-27\right)\)
\(Q_1=12848\left(J\right)\)
b) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
\(Q_1=Q_2\)
Hay: 12848 = \(m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)
12848 = \(m_2.4200\left(27-20\right)\)
12848 = \(29400m_2\)
\(\Rightarrow m_2=\)0,437(kg)
Đáp số: a) \(Q_1=12848J\)
b) \(m_2=0,437kg\)
bởi Trần hải Hà22/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Mai mình thi Lí rồi mà giờ bài này chẳng biết làm sao ai giúp tôi đi !!!
Đề : Một nồi đồng có khối lượng 500g chứa 1lít nước ở nhiệt độ 200C . Để dun sôi nồi nước này cần 1 nhiệt lượng bao nhiêu ?
bởi Nguyễn Thủy28/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
tóm tắt
m1=500g=0,5kg
V2=1 lít
t1=200C
t2=1000C
C1=380J/kg.K
C2=4200J/kg.K
Q=...?
đổi:1 lít= 1kg
nhiệt lượng để đồng nóng lên là
Q1=m.C.(t2-t1)=0,5.380.(100-20)=15200(J)
nhiệt lượng để nước trong nồi sôi là
Q2=m.C.(t2-t1)=1.4200.(100-20)=336000(J)
nhiệt lượng để đun sôi nồi nước là
Q=Q1+Q2=15200+336000=351200 (J)
bởi Hồng Thắm28/02/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Thả 1 quả cầu đồng có KL 0,10 kg, được đun nóng 100 độ C, vào 1 cốc nước ở 10 độ C, sau 1 thời gian , nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng nhau và bằng 30 độ C, Tính nhiệt lượng và KL của nước, coi như quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau
bởi thu phương06/03/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt:
\(m_1=0,10kg\)
\(t_1=100^0C\)
\(t=30^0C\)
\(t_2=10^0C\)
\(c_1=380J\)/kg.K
\(c_2=4200J\)/ kg.J
Giải:
Nhiêt lượng của quả cầu là
\(Q_1=m_1.c_1.\Delta t\) hay \(Q_1=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)\)
=> \(Q_1=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=0,10.380.70=2660J\)
Nhiệt lượng của nước là:
\(Q_2=m_2.c_2.\Delta t\) hay \(Q_2=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)
Nhiệt lượng của quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng của nước là:
\(Q_2=Q_1\)
\(m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=2660J\)
=> \(m_2.4200.\left(30-10\right)=2660J\)
=> \(m_2.4200.20=2660J\)
=> \(m_2=\dfrac{2660}{4200.20}\approx0,04kg\)
Vậy:..................................................................................
bởi Nguyễn Đức Thắng06/03/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
có hai bình cách nhiệt . Bình 1 chứa \(m_1=2kg\) nước ở \(20^0C\) , bình 2 chứa \(m_2=4kg\) nước ở \(t_2=60^0C\) . Người ta rót một lượng nước m từ bình 1 sang bình 2 , sau khi cân bằng nhiệt , người ta rót một lượng nước m như thế từ bình 2 sang bình 1 . Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là \(t_1=21,95^0C\)
a, Tính lượng nước m trong mỗi lần rót và nhiệt độ cân bằng \(t_2\) của bình 2
b, Nếu tiếp tục thực hiện lần hai , tìm nhiệt độ cân bằng của mỗi bình
bởi thu hằng13/03/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
m₁ = 2kg
t₁ = 20ºC
m₂ = 4kg
t₂ = 60ºC
t₁' = 21,5ºC
gọi c là nhiệt dung riêng của nước
khi rót lần thứ nhất thì m(kg) nước ở t₁ = 20ºC thu nhiệt, nước bình 2 tỏa nhiệt
nhiệt độ cân bằng là t₂' (ºC) với 20 < t₂' < 60
ta có Phương trình cân bằng nhiệt:
Qthu = Qtỏa
cm(t₂'-t₁) = cm₂(t₂-t₂')
m(t₂'-20) = 4(60-t₂') (1)
khi rót lần thứ 2 về bình 1 một lượng nước là m (kg) nước thì m (kg) nước ở t₂' > 20ºC = t₁ nên m(kg) nước tỏa nhiệt, nước trong bình m₁ thu nhiệt, nhiệt độ cân bằng là t₁' = 21,5ºC
* lượng nước trong bình m₁ bây h là m₁ - m
ta có phương trình cân bằng nhiệt:
Qthu = Qtỏa
cm₁(t₁'-t₁) = cm(t₂'-t₁')
(2-m)(21,5 - 20) = m(t₂' - 21,5)
(2-m)1,5 = m(t₂' - 21,5)
m(t₂' - 21,5) = 1,5(2-m)
mt₂' - 21,5m = 3 - 1,5m
mt₂' - 20m = 3
m(t₂'-20) = 3 (2)
từ (1) và (2) ta có hệ:
[ m(t₂'-20) = 4(60-t₂')
[ m(t₂'-20) = 3 (2)
ta đc:
4(60-t₂') = 3
240 - 4t₂' = 3
=> 4t₂ = 237
=> t₂ = 59,25 (ºC)
=> m = 3/(t₂' - 20) = 3/(59,25 - 20)
m ~ 0,07 (kg) = 70 g
lần rót thứ 2: rót m = 0,07 kg từ bình 1 sang bình 2
bình 2 đang có 2kg nước ở t₂' = 59,25ºC
m (kg) nước ở t₁' = 21,5ºC
vậy nước bình 2 tỏa nhiệt, m kg nước thu nhiệt
nhiệt độ cân bằng là T ºC vs 21,5 < T < 59,25
phương trình cân bằng nhiệt:
Qthu = Qtỏa
cm(T-t₁') = cm₂(t₂'-T)
0,07.(T - 21,5) = 4(59,25-T)
0,07T - 1,505 = 237 - 4T
4,007T = 238,505
=> T = 59,5 (ºC)
(phù hợp)
bn có thể rút gọnbởi Tuyến Trần13/03/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
một cái ấm bằng nhôm có khối lượng 300g chứa 2 lít nước ở 20 độ C. muốn đun sôi nồi nước cần nhiệt lượng bao nhiêu biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880j/kg.k và 4200j/kg.k
bởi thanh duy21/03/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt:
m1= 300g= 0,3kg
V2= 2 lít => m2= 2kg
t1= 20°C
t2= 100°C
C1= 880 J/kg.K
C2= 4200 J/kg.K
---------------------------
Nhiệt lượng làm vỏ ấm nóng tới 100°C là:
Q1= m1*C1*(t2-t1)= 0,3*880*(100-20)= 21120(J)
Nhiệt lượng làm nước trong ấm nóng tới 100°C là:
Q2= m2*C2*(t2-t1)= 2*4200*(100-20)= 672000(J)
Nhiệt lượng cần thiết để cho cả ấm nước đó sôi là:
Q= Q1+Q2= 21120+672000= 693120(J)
Vậy cần một nhiệt lượng là 693120J thì ấm nước sẽ sôi
bởi Tuấn Phan21/03/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
tính nhiệt lượng cần thiết để cho ấm nhôm có m=3kg chứa 1,5l nước tăng nhiệt độ từ 20 °c lên 100°c. biết c nhôm = 880J/kg.k và c nước =4200J/kg.k
bởi thuy linh29/03/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tóm tắt
\(m_1=3kg\)
\(c_1=880\left(J/kg.K\right)\)
\(\Delta t_1=100-20=80^0C\)
\(V_2=1,5l=0,0015m^3\)
\(D_2=1000\left(m^3/kg\right)\)
\(c_2=4200\left(J/kg.K\right)\)
\(\Delta t_2=100-20=80^0C\)
Lời giải :
Nhiệt lượng do ấm nhôm thu vào là :
\(Q_1=m_1.c_1.\Delta t_1=3.880.80=211200\left(J\right)\)
Nhiệt lượng do nước thu vào là :
\(Q_2=V_2.D_2.c_2.\Delta t_2=0,0015.1000.4200.80=504000\left(J\right)\)
Nhiệt lượng để đun sôi ấm nước là :
\(Q=Q_1+Q_2=211200+504000=715200\left(J\right)\)
Vậy nhiệt lượng để đun sôi ấm nước là \(715200\left(J\right)\)
bởi Phạm Hông29/03/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Máy bay đang bay trên trời, nhận xét nào sau đây là đầy đủ nhất?
A. Máy bay có động năng và nhiệt năng.
B. Máy bay có động năng và thế năng.
C. Máy bay có thế năng và nhiệt năng.
D. Máy bay có cơ năng và nhiệt năng
bởi Thanh Truc06/04/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
câu B nhé!
Vì:
-Máy bay bay trên trời tức là có thế năng vì có một độ cao xác định từ mặt đất -> độ cao của máy bay
-Máy bay có động năng vì: máy bay có vận tốc và khối lượng mà động năng phụ thuộc vào 2 yếu tố chính này!
bởi Tuyên Nông06/04/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một ấm nhôm khối lượng 500g chứa 2kg nước ở nhiệt độ 250C. Người ta thả vào ấm một thanh nhôm khối lượng 500g đã được nung nóng đến nhiệt độ 1200C.
a. Tính nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp?
b. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước trên (khi chưa thả thanh nhôm).
c. Người ta đun sôi ấm nước trên bằng cách thả vào ấm một dây đun có công suất 1000W. Biết hiệu suất của quá trình truyền nhiệt là 60%. Tính thời gian đun sôi ấm nước?
Trong bài cho biết: Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K; của nước là 4200J/kg.K.
bởi Bo Bo15/04/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu c ten làm ko biết đúng ko nữa..
bởi Phạm Thảo Uyên15/04/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Các câu hỏi có liên quan
-
Câu 8
30/06/2020 | 3 Trả lời
-
Viết công thức tính nhiệt lượng
28/06/2020 | 4 Trả lời
-
Các bạn giúp mình nhé
24/06/2020 | 0 Trả lời
-
Dải hộ em với ạ .em cảm ơi rất rấttt nhiều
24/06/2020 | 3 Trả lời
-
Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh hỏi nhiệt năng của miếng đồng và cốc nước thay đổi như thế nào đây là thực hiện công hay truyền nhiệt
21/06/2020 | 6 Trả lời
-
Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm đồng có khối lượng 500g đựng 3l nước ở nhiệt độ 30 độC biết nhiệt dung riêng của ấm đồng là 380/KG
21/06/2020 | 1 Trả lời
-
Mn giúp em :((
19/06/2020 | 5 Trả lời
-
Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 800g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.k.
19/06/2020 | 0 Trả lời
-
người ta thả 300g chì ở 100 độ C vào 250g nước ở 58,5 độ C , kết quả là làm cho nước nóng lên tới 60 độ C. a) tính nhiệt lượng nước thu vào. biết nhiệt dung riêng của nước là 4.200 J/kg.K b ) tính nhiệt dung riêng của chì
18/06/2020 | 0 Trả lời
-
18/06/2020 | 0 Trả lời
-
18/06/2020 | 0 Trả lời
-
Tính nhiệt lượng cần truyền cho 800g đồng để tăng nhiệt độ từ 20°C lên 80°C
18/06/2020 | 0 Trả lời
-
Một thỏi thép nặng 12kg đang có nhiệt độ 20°c . Biết nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.k,nếu khối thép này nhận thêm 1 nhiệt lượng 44,16J thì nhiệt độ của nó tăng lên đến bao nhiêu độ?
17/06/2020 | 0 Trả lời
-
14/06/2020 | 3 Trả lời
-
Công thức tính nhiệt lượng
14/06/2020 | 0 Trả lời
-
một máy kéo hoạt động trong thời gian 30s thực hiện được một công 18kJ. tính công suất của máy kéo
06/06/2020 | 1 Trả lời
-
06/06/2020 | 0 Trả lời
-
Câu 1: một ấm nhôm có khối lượng 300g chứa 2 lít nước ở 20 độ
a, tính nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước trên. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là 880J/Kg.K và 42000J/Kg.k
b, người ta đổ lượng nước sôi ở trên vào bình chứa một lượng nước ở nhiệt độ 20 đọ. nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 36 độ. bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa. hãy tính lượng nước chứa trong bình lúc ban đầu
ai giúp mình với ạ!!!
mình cảm ơn trước ạ!!
05/06/2020 | 0 Trả lời
-
04/06/2020 | 0 Trả lời
-
Một học sinh thả một thỏi kim loại nặng 500g ở nhiệt độ 100 độ C vào 300g nước ở nhiệt độ 20 độ C làm cho nước nóng lên 45 độC Biết rằng nhiệt lượng trao đổi chất xảy ra hoàn toàn giữa thỏi kim loại và nước nhiệt rung riêng của nước là 4200J/kg.K Tính
a, nhiệt lượng nước thu vào
b, Nhiệt rung riêng của thỏi kim loại
c, nhiệt lượng cần để nước và khối kim loại trên nóng lên đến 60 độ C
Mọi ngườigiải cho mình chi tiết với nha nha⊂(・﹏・⊂)
Cảm ơn.
02/06/2020 | 3 Trả lời