YOMEDIA
NONE

Trong các góc lượng giác có tia đầu \(Ou\), tia cuối \(Ov\) cho trước, chứng minh rằng, có một góc lượng giác duy nhất \(\left( {Ou,Ov} \right)\)có số đo \(\alpha , - \pi < \alpha \le \pi \) và chứng minh rằng \(\left| \alpha \right|\) là số đo rađian của góc hình học \(uOv\).

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Nếu một góc lượng giác \(\left( {Ou,Ov} \right)\) có số đo \(\alpha , - \pi  < \alpha  \le \pi \), thì mọi góc lượng giác \(\left( {Ou,Ov} \right)\) khác có số đo \(\alpha  + k2\pi \left( {k \in Z\backslash \left\{ 0 \right\}} \right)\), nhưng dễ thấy \(\alpha  + k2\pi  \notin \left( { - \pi ;\pi } \right]\), với k nguyên khác 0, vậy góc lượng giác đó là duy nhất.

    Khi hai tia \(Ou,Ov\) đối nhau thì một góc lượng giác \(\left( {Ou,Ov} \right)\) có số đo là \(\pi \) và \(\pi \) cũng là số đo rađian của góc bẹt uOv. Khi Ou, Ov không đối nhau thì số đo góc hình học uOv là \(\beta \), \(0 \le \beta  < \pi \) và sđ\(\left( {Ou,Ov} \right)\) là \(\beta  + k2\pi \) hoặc \( - \beta  + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\) tức là:

    sđ \(\left( {Ou,Ov} \right) = \alpha  + k2\pi ;\left| \alpha  \right| = \beta \).

      bởi Bùi Anh Tuấn 22/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF