Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu
C1:Phân biệt sự khác nhau về hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết của thằn lằn với ếch đồng. C2: a) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đợi sống bay C3: So sánh hệ tuần hoàn của éch với chim bồ câu. Từ đó rút ra sự tiến hoá ? C4: Tính hằng nhiệt của chim của ưu thế gì so với tình biến nhiệt của động vật biến nhiệt. C5: Vì sao hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn sự đẻ trứng ở chim, bò sát, lưỡng cư và cá ? C6: a) Đa dạng sinh học là gì ? Nêu các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học. b) Vì sao mức độ đa dạng về loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại cao hơn ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng ? C7: Biện pháp đấu tranh sinh học là gì ? Nêu ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học.
Trả lời (1)
-
Câu 1:*Thằn lằn:
-Tuần hoàn:+2 vòng tuần hoàn,tim 3 ngăn
+Tim thất có vách hụt
+Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
-Hô hấp:+Hô hấp bằng phổi
+Phổi có nh vách ngăn
-Bài tiết:Thận sau(hậu thận) có kahr năng hấp thụ lại nc->nc tiểu đặc
*Ếch:
-Tuần hoàn:tự làm nha
-Hô hấp:+Xuất hiện phổi.Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng
+Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp
-Bài tiết:Thận vẫn là thận giữa giống cá có ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái lớn trc khi thải ra ngoài qua lỗ huyệt
Câu 2:a)- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.b)- Chim bồ câu trống có cơ quan giao phối tạm thời, thụ tinh trong.
- Đẻ 2 trứng có vỏ đá vôi/lứa, trứng được cả chim trống và mái ấp.
- Chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.Câu 3:Câu hỏi của Hà Đức Hiếu - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến - Hoc24
Câu 4:Chim nói chung và chim bồ câu nói riêng là loài động vật có xương sống và hoạt động tích cực trong đời sống cá thể, đòi hỏi sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể phải diễn ra ổn định. Nếu nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp hoặc quá cao thì các protein, enzyme trong cơ thể bị biến tính và gây ảnh hưởng tới sự chuyển hoá vật chất và năng lượng đã nêu
=> Nhiệt độ trong cơ thể chim phải ổn định
Vậy chim là động vật hằng nhiệt.
ĐV hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao hơn vì có nhiệt độ cơ thể ổn định và có cơ chế điều hòa nhiệt độCâu 5:Hiện tượng thai sinh và đẻ con nuôi con bằng sữa có ưu điểm hơi vì:
- Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng.
- Phôi phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và điều kiện sống thích hợp
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.Cau 6:Tìm câu hỏi tương tự - Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến
Câu 7:
*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
bởi Stunami Linq 06/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản