YOMEDIA
NONE

Nêu tập tính sinh học của chó

tập tính sinh học của chó

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1 Tập tính của loài chó.
    Chó cũng như nhiều động vật khác, đời sống tập tính của nó có nhiều đặc thù. Mỗi khi ngủ, nó dán tai xuống đất, bởi mặt đất truyền âm thanh vừa nhanh hơn không khí vừa nghe rõ ràng hơn, chỉ cần nghe thấy tiếng động gì là nó tỉnh ngay lập tức. Ngoài ra nó còn thích lùng sục, săn bắt các loài thú nhỏ, nhất là các giống chó săn. Chúng thường đánh dấu phạm vi lãnh thổ của mình. Thường tấn công khi gặp mèo, thích tha đồ vật rồi giấu đi. Đa số chúng dè dặt khi tới môi trường mới và tiếp xúc với người lạ.
    2 Đặc điểm tiêu hoá.
    Chó là động vật ăn thịt, dạ dày đơn, quá trình tiêu hoá của chúng giống như nhiều động vật ăn thịt khác, bao gồm quá trình tiêu hoá ở miệng, ở dạ dày, ở ruột non và cuối cùng là ở ruột già.
    - Tiêu hoá ở miệng: Chó dùng môi và lưỡi để lấy thức ăn, nếu là thức ăn thịt khối thì dùng răng nanh để xé. Thức ăn vào miệng được nhai sơ bộ, có nước bọt nhào trộn sau đó được chuyển xuống dạ dày. Trong nước bọt có men amylaza có tác dụng thuỷ phân tinh bột.
    - Tiêu hoá ở dạ dày: Ở dạ dày thức ăn tiêu hoá bằng 2 quá trình cơ học và hoá học.
    Tiêu hoá hoá học chủ yếu là do tác dụng của dịch vị. Dịch vị có các chất vô cơ HCl(axit chlohydric) các muối clorua, sunphat… các chất hữu cơ: men pepsin, men Catepxin và men Lipaza ở dạng chưa hoạt động, mucoprotein, axitlactic và nhiều chất hữu cơ khác.
    Pepsinogen nhờ HCl xúc tác biến thành Pepxin hoạt động, phân huỷ protein thức ăn thành albumoz và pepton. Kimozin thường thấy ở dạ dày con vật đang bú sữa. Dưới tác dụng của kimozin, protein sữa được bíên đổi và tạo điều kiện cho pepsin tác động. Lipaza phân huỷ những hạt mỡ đã nhũ tương hoá thành glycerol và axit béo. Ở dạ dày protit được thuỷ phân thành polypeptid và một số axit amin. Rất ít Lipit được tiêu hoá ở đây.
    - Tiêu hoá ruột non: Niêm mạc ở ruột non có 2 loại tuyến có nhiệm vụ tiết dịch ruột: Tuyến Brune (Bruner), Libeckun (Liberkiinhe). Dịch ruột mang tính kiềm (pH = 7,4 - 7,7) gồm có các chất vô cơ và các chất hữu cơ (chất nhầy, men malta, lactaza, sacchataza, amylaza…) (Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự, 1996) [13].
    Tham gia quá trình tiêu hoá ở ruột non có gan và tụy tạng. Tụy tạng tiết dịch tụy gồm các chất vô cơ, hữu cơ như: Trypsinogen, men Lipaza và Maltaza… Gan tiết mật tiêu hoá mỡ, mật trung hoà dưỡng chất để men Trypsin hoạt động, mật sát trùng chống lên men thối, làm tăng nhu động ruột, gan còn có nhịêm vụ phân huỷ và tổng hợp chất đường, tổng hợp ure, giải độc và nhiều chức năng khác.
    Ở ruột non, protid được tiêu hoá nhờ men trypsin, biến polypeptit thành axit amin; gluxit nhờ men amylopxin biến tinh bột thành maltose, biến maltose thành glucose và levulose; Lipit nhờ men lipaza hoạt động rất mạnh nhờ tác dụng của muối mật nhũ tương hoá chất mỡ rồi biến thành glycerol và axit béo.
    - Tiêu hoá ở ruột già: Những chất còn lại chưa tiêu hoá hết ở ruột non bị tống xuống ruột già, tiếp tục được tiêu hoá nhờ các men từ ruột non chuyển xuống. Ở ruột già còn có sự lên men thối và sinh ra chất độc. Ở đây còn có quá trình tái hấp thu nước và muối khoáng, nên phân thường rắn và tạo khuôn thải ra ngoài.
    3 Đặc điểm về sinh lý sinh sản
    - Tuổi thành thục về tính
    Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: Giới tính, thời tiết khí hậu, chế độ dinh dưỡng. Thời gian thành thục về tính của chó đực vào khoảng 8 - 10 tháng tuổi, của chó cái vào khoảng 9 - 15 tháng tuổi.
    - Tuổi thành thục về thể vóc
    Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể vóc đạt mức độ hoàn chỉnh, xương đã cốt hoá hoàn toàn, tầm vóc ổn định. Thời gian thành thục về thể vóc thường chậm hơn thời gian thành thục về tính. Thời gian thành thục về vóc dáng của chó từ 18 - 24 tháng.
    3 CÁC CHỈ TIÊU LÂM SÀNG CHÍNH CỦA CHÓ
    3.1 Thân nhiệt
    Thân nhiệt là nhịêt độ của cơ thể gia súc. Được đo qua trực tràng. Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5 - 39,0oC. Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt thay đổi tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ bệnh.
    Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường cũng bị thay đổi bởi các yếu tố: Lứa tuổi (chó non có thân nhiệt cao hơn chó trưởng thành), tính biệt (con cái có nhiệt độ cao hơn con đực). Sự vận động cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ của chó, khi vận động nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,20C - 0,50C.
    * Ý nghĩa chẩn đoán: Thông qua việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể gia súc, có thể xác định được con vật có bị sốt hay không. Qua đó sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, mức độ, tính chất và tiên lượng bệnh. Sự giảm nhiệt độ thường do mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hoá chất tác dụng, do tổn thương phóng xạ, đặc biệt là do trúng độc… Sự tăng nhiệt độ gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong bệnh cảm nóng, cảm nắng, các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, bệnh kí sinh trùng… gây nên trạng thái sốt cao.
    3.2 Tần số hô hấp (số lần thở/ phút)
    Tần số hô hấp là số lần thở trong một phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý…
    Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút. Chó trưởng thành: Giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20 - 30 lần/phút.
    Tần số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
    - Nhiệt độ bên ngoài môi trường: Khi thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh để toả nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên đến tới 100 - 160 lần/phút.
    - Thời gian trong ngày: Ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa và buổi chiều chó thở nhanh hơn.
    - Tuổi: Con vật càng lớn thì tần số hô hấp càng thấp.
    - Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên.
    3.3 Tần số tim (lần/phút)
    Tim co bóp hoạt động liên tục trong suốt cuộc đời con vật theo một nhịp điệu nhất định gọi là một chu kỳ, khi tim co bóp gọi là tâm thu và khi tim giãn được gọi là tâm trương. Tần số tim mạch được quy định bằng số lần tim co bóp trong một phút. Nhịp tim cũng thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể cũng như của tim.
    Ở trạng thái sinh lý bình thường:
    - Chó con: 200 - 220 lần/phút
    - Chó trưởng thành: 70 - 120 lần/phút
    - Chó già: 70 - 80 lần/phút
    * Ý nghĩa chẩn đoán: Tần số tim đập tăng khi gia súc bị các bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh van tim, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp, các nguyên nhân gây kích thích thần kinh, các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng (trướng hơi, giãn dạ dày…) Tần số tim đập giảm khi gia súc mắc bệnh làm tăng áp lực sọ não, tăng hưng phấn thần kinh mê tẩu, hoặc trong trường hợp gia súc bị viêm thận cấp, huyết não tăng hoặc trúng độc.

      bởi Hằng Nguyễn 16/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF