YOMEDIA
NONE

Nêu cấu tạo ngoài của chim bồ câu và đời sống của thỏ

1. Cấu tạo ngoài của chim bồ câu?
2. Cấu tạo trong của thằn lằn?
3. Đời sống của thỏ?
4. Cấu tạo ngoài của thỏ?
5. Di chuyển của thỏ?
6. Cấu tạo trong của thỏ?
7. Tiến hóa về sinh sản?
8. Những lới ích của đa dạng sinh học. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học?
9. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học. Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học?
10. Thế nào là động vật qúy hiếm. Kể 1 số động vật qúy hiếm. Biện pháp bảo vệ động vật qúy hiếm?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1. Cấu tạo ngoài của chim bồ câu?

    - Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

    - Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

    - Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

    - Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

    - Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

    - Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

    - Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

    2. Cấu tạo trong của thằn lằn?

    - Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.
    - Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
    - Thằn lằn là động vật biến nhiệt.
    - Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.
    - Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

    3. Đời sống của thỏ?

    Trong tự nhiên, thỏ hoang sông ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ấn náu trong hang, bụi rậm đế lần trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi. Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiểu lay ban đêm. Chúng ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ). Thỏ là động vật hằng nhiệt.

    4. Cấu tạo ngoài của thỏ?

    Bộ lông dày xốp --> giữ nhiệt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm

    Chi trước ngắn --> Đào hang, di chuyển

    Chi sau dài, khỏe --> Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi

    Mũi thính, lông xúc giác cảm giác xúc giác nhanh, nhạy --> thăm dò thức ăn, phát hiện sớm kẻ thù, thăm dò môi trường

    Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động được theo các phía --> định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù

    5. Di chuyển của thỏ?

    Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau. Động tác di chuyên của thỏ được minh hoạ ở hình 46.4.

    6. Cấu tạo trong của thỏ?

    - Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
    - Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
    - Tim 4 ngân, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
    - Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

    7. Tiến hóa về sinh sản?

    ở động vật có 2 hình thức sinh sản chính. Đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
    - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau (mà do sự phân đôi cơ thể hoặc mọc chồi).
    - Sinh sản hữu tính (có Ưu thế hơn sinh sản vô tính). Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng), trứng thụ tinh phát triển thành phôi. Có 2 hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

    8. Những lới ích của đa dạng sinh học. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học?

    * Lợi ích của đa dạng sinh học:
    + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người.
    + Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật…
    + Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo.
    + Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống.
    + Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới

    * Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học?

    - Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học:
    + nạn khai thác săn bắn tài nguyên động thực vật và khoáng sản một cách bừa bãi.
    + thiên tai như động đất, núi lửa, cháy, bão,
    + môi trường bị ô nhiễm
    + Ý thức của người dân: đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi…
    + Nhu cầu phát triển của xã hội; xây dựng đô thị, lấy đất nuôi thuỷ sản…
    Biện pháp:
    + Biện pháp: giáo dục, tuyên truyền bảo vệ động vật, cấm săn bắn, chống ô nhiễm…
    + Nghiêm cấm bắt giữ động vật quý hiếm.
    + Xây dựng khu bảo tồn động vật.
    + Nhân nuôi động vật có giá trị.
    9. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học. Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học?
    - Đấu tranh sinh học là một biện pháp sử dụng các sinh vật và những sản phẩm sinh học từ chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
    - Các biện pháp đấu tranh sinh học: dùng thiên địch, dùng vi khuẩn gây bệnh cho sinh vật có hại, làm vô sinh để diệt động vật có hại.
    10. Thế nào là động vật qúy hiếm. Kể 1 số động vật qúy hiếm. Biện pháp bảo vệ động vật qúy hiếm?
    * Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,... đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên

    * Biện pháp bảo vệ động vật qúy hiếm?

    - Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật

    - Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật

    - Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.

    -Không phá nơi ở của chúng.

    -cần đẩy mạnh việc chăn nuôi

    -Trồng cây xanh.

    -Không ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.

      bởi HướngVề Liv MộtPhương 18/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON