YOMEDIA
NONE

Phân tích nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong Hỡi cô tát nước ...

*Ca dao có câu

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng dổ đi

* Truyện Kiều

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non fơi bóng vàng.

Hãy fân tích nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong những câu thơ trên.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Ca dao có câu :
    “ Hỡi cô tát nước bên đàng

    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ”.
    Và trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết :
    “ Long lanh đáy nước in trời
    Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ”.
    Hai cặp câu thơ lục bát, tuy một là khúc hát lao động bình dị còn kia là một kiệt tác văn học nổi tiếng thế nhưng vẫn có sự gặp nhau về mặt tư tưởng. Cả hai câu đều miêu tả cảnh thiên nhiên đầy lãng mạn chứa đựng tình cảm trong sáng của con người, là những lời thơ hay, là kiệt tác nghệ thuật.
    “ Hỡi cô tát nước bên đàng
    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ”.
    Chỉ bằng hai dòng thơ ngắn ngủi nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy lãng mạn, thơ mộng nhưng không kém phần giản dị. Câu thơ đã vẽ nên một bức tranh tràn ngập ánh trăng vàng, tại đó, một cô gái đứng bên đường đang tát nước bằng chiếc gàu sòng với nhũng động tác thật thuần thục. Ánh trăng vàng lan tỏa khắp không gian và in xuống mặt nước trong trẻo. Từ ngữ “ Hỡi cô ”, đây như lời của chàng trai muốn ngỏ lời làm quen với cô gái, một cách làm quen thật tế nhị, thật dễ thương. Anh ta trách “ sao cô múc ánh vàng đổ đi ”, thật ra cô gái chỉ dùng gàu để tát nước thôi nhưng vì ánh trăng kia đã in xuống mặt nước trên cánh đồng lúa và cả trong gàu nước của cô gái nên chàng trai nhìn thấy thế rồi nhờ cớ ấy để trêu ghẹo cô. Một khúc hát lao động không chỉ làm giảm không khí căng thẳng mệt nhọc của công việc mà còn như một khúc hát giao duyên ý nhị bộc lộ tình yêu thiên nhiên và cạnh đó là tình yêu đôi lứa trong sáng. Nếu câu ca dao kia là một bức tranh sinh động thì câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du lại là một bức tranh tĩnh lặng:
    “ Long lanh đáy nước in trời
    Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ”.
    Bức tranh mùa thu vào buổi hoàng hôn thật lãng mạn và yên tĩnh. Nước thu trong veo, long lanh đến nỗi cả bầu trời có thể soi mình ở đấy “ Long lanh đáy nước in trời ”. Khói biếc chính là những làn sương thu mong manh đang vây mắc những ngọn núi trùng điệp, những thành trì to lớn. Ánh nắng chiều vẫn đủ sức nhuộm vàng cả núi non hùng vỹ. Vẻ đẹp huyền bí của một sứ sở thần tiên được phác họa chỉ bằng hai dòng thơ, thật tài tình. Giữa thiên nhiên lãng mạn ấy thấp thoáng tâm trạng vui mừng, khấp khởi của Thúc Sinh sắp tao ngộ cùng Thúy Kiều – người yêu của mình. Người này là một thi sĩ dân gian còn kia lại là một đại thi hào thế nhưng cảm hứng sáng tác của họ đều lấy chất liệu từ thực tế. Đây chỉ là một trong vô vàn nững câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp, huyền bí, quả là đời sống tình cảm của nhân dân ta thật phong phú biết nhường nào.
    ~>Đảm bào các ý cơ bản sau:
    -Đây là những cặp lục bát thuộc loại tuyệt bút trong việc tả cảnh thiên nhiên và biểu hiện tình cảm con người
    -Cặp lục bát của người nghệ sĩ dân gian chỉ bằng mấy nét chấm phá đã làm hiện lên vẻ đẹp huyền ảo,thơ mộng của cảnh tát nước đêm trăng.Mấy chữ "múc ánh trăng vàng" khiến cả không gian,thời gian,nhân vật ,công việc tát nước trở nên thấm đẫm ánh trăng vàng.Bài ca lao động hòa quyện vào bài ca duyên ,tình yêu quê hương,yêu làng quê,....
    -Cặp lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du vẽ nên bức tranh thu kì thú mơ màng thần tiên.Nước thu trong lặng,phản chiếu trời mây,sương khói núi non,nắng vàng thu.Câu thơ tĩnh mà động .Hàm ẩn trong đó cả tâm trạng khấp khởi vui sướng của Thúc Sinh khi được trở lại Lâm Tri với Thúy Kiều vì tưởng rằng mình đã lừa được Hoạn Thư.

      bởi Nguyễn M.Tân 18/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF