YOMEDIA
NONE

Nghị luận về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Mỗi một người khi sinh ra đều có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình, có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ ta biết nói đầu tiên. Tiếng Việt là ngôn ngữ trong sáng, đa dạng, phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Thế nhưng hiện nay việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ lại trở thành một vấn đề tương đối phức tạp và khó khăn, cùng với đó là việc học tập tiếng nước ngoài cũng khiến cho ngôn ngữ nước nhà có phần thay đổi.

    Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dạng, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt.

    Thêm vào đó, việc sử dụng nhiều tiếng lóng, các từ ngữ nước ngoài, chữ cách tân khiến cho tiếng Việt bị biến chất. Việc học tập tiếng nước ngoài thì ngày càng trở nên phổ biến hơn, thông dụng hơn, dễ dàng hơn. Người Việt sử dụng tiếng Anh ngày càng nhiều và thông thạo. Không những thế tiếng tiếng Hàn, tiếng, Trung Quốc, tiếng Nhật Bản cũng ngày càng phổ biến. Việc học tiếng nước ngoài và học tiếng Việt dường như tỉ lệ nghịch với nhau. Người Việt thì sử dụng tiếng nước ngoài ngày càng nhiều nhưng sử dụng tiếng Việt thì lại càng biến chất, nghèo nàn.

    Có những thay đổi trên một phần là do sự phát triển của cuộc sống xã hội, sự hội nhập của nước ta với thế giới khiến cho các mặt của đời sống xã hội, kinh tế chính trị đều thay đổi trong đó có yếu tố văn hóa. Chúng ta đang đẩy mạnh giảng dạy tiếng nước ngoài trong giáo dục để phục vụ cho việc công tác sau khi ra trường. Các doanh nghiệp nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều. Các bộ phim, chương trình truyền hình, làn sóng idol… đã khiến cho các bạn trẻ ngày càng sử dụng nhiều từ nước ngoài. Thay vào đó, việc vận dụng linh hoạt ngôn ngữ mẹ đẻ khá xa lạ và khó khăn với các bạn. Điều này dẫn đến tiếng Việt ngày càng bị mai một, biến chất, có nhiều từ ngữ thậm chí không còn được sử dụng trong giao tiếp, trong đời sống hàng ngày.

    Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt. Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta.

      bởi Anh Trần 11/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trong thời gian gần đây, việc một số bạn trẻ thích “sinh ngoại”, sử dụng tiếng nước ngoài thay cho tiếng Việt đã gây ra nhiều tranh luận. Với tôi, tiếng mẹ đẻ vẫn là điều mà chúng ta phải gìn giữ, là di sản quý giá của dân tộc còn tiếng nước ngoài chỉ là một phương tiện để chúng ta giao lưu với thế giới. “Tiếng mẹ đẻ” là ngôn ngữ của dân tộc mình, là tiếng nói gốc của ông bà, cha mẹ,...từ ngàn đời xưa. “Tiếng nước ngoài” chỉ chung mọi ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Chúng ta cần thực hiện song song cả việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài. Bởi mỗi người sinh ra chính là từ văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc. Ta được nuôi dưỡng từ những lời ru ầu ơ của bà của mẹ, trưởng thành từ chính thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà sâu sắc ấy. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng giúp chúng ta có thể hội nhập, mở mang tri thức… Giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức. Sử dụng tiếng nước ngoài một cách bừa bãi, thậm chí còn sai lệch, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt không làm các bạn sang trọng hơn mà chỉ hạ thấp chính giá trị con người bạn. Rất nhiều những người thành công trên trường quốc tế như GS Ngô Bảo Châu hay “thần đồng” Đỗ Nhật Nam nhưng họ vẫn dùng tiếng Việt trong giao tiếp hay các bài viết, tiếng nước ngoài chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết. Nhưng nhiều người quan niệm rằng công việc không cần đến ngoại ngữ thì không cần học. Đó là suy nghĩ không toàn diện bởi ngoại ngữ không chỉ là công cụ làm việc mà còn là con thuyền đưa ta khám phá với những quốc gia khác. Vì vậy, mỗi chúng ta bên cạnh việc gìn giữ những giá trị truyền thống của tiếng Việt còn phải không ngừng học hỏi them những ngôn ngữ mới, để cuộc sống them nhiều màu sắc hơn. Với tôi, tiếng Việt giúp tâm hồn tôi trong sáng hơn, bình yên hơn còn những ngôn ngữ khác sẽ giúp trí tuệ tôi được mở mang, giàu có hơn. Hãy luôn để tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài là những chiếc chìa khóa đưa ta đến với thế giới.

      bởi Huất Lộc 26/07/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF