Miền không gian của tình yêu và nỗi nhớ khi đọc Những ngôi sao xa xôi.
Miền không gian của tình yêu và nỗi nhớ khi đọc Những ngôi sao xa xôi.
Trả lời (1)
-
Đọc Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, người đọc tinh ý sẽ thấy ngay sự có mặt của một không gian Hà Nội ngay bên cạnh không gian chiến trường. Hai không gian ấy song song với nhau, vừa tương phản vừa tương hỗ, nhiều khi lẩn quất vào nhau, làm nổi bật tâm trạng của các nhân vật.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng… Đó là lời giới thiệu về mình của nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, một kiểu giới thiệu độc đáo, thu hút bởi vẻ tinh tế, tự tin, thông minh và sự ý thức sâu sắc về cá tính. Nói là nhân vật trung tâm bởi ngoài Phương Định, truyện còn có hai nhân vật chính nữa, Nho và chị Thao, ba nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường chốt ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nho và chị Thao đều hiện lên qua cảm nhận của Phương Định, nhân vật xưng tôi trong truyện. Ba nữ thanh niên ấy lại là “nhân vật trung tâm” của một khung cảnh chiến đấu gian khổ và ác liệt của một đại đội thanh niên xung phong, một cung đường chiến dịch với biết bao dân công, chiến sĩ nhiều binh chủng… Và làn sóng cứ lan ra như thế, như thế. Những ngôi sao xa xôi đã viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng, cụ thể, ngay nơi này, tại một cao điểm trong rất nhiều cao điểm chịu sự bắn phá dữ dội của quân thù thuộc tuyến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, và trừu tượng, trong âm hưởng của nó, của cả một dân tộc đang khát khao hòa bình, thống nhất.
Đọc Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, người đọc tinh ý sẽ thấy ngay sự có mặt của một không gian Hà Nội ngay bên cạnh không gian chiến trường. Hai không gian ấy song song với nhau, vừa tương phản vừa tương hỗ, nhiều khi lẩn quất vào nhau, làm nổi bật tâm trạng của các nhân vật.
Người ta bảo chúng tôi là con gái Hà Nội, liệu có xa nhà được ba ngày? Nhưng chúng tôi ở đây, trên cao điểm này đã ba năm…
- Có đoàn xe ở Hà Nội vào!
- Dân Hà Nội đấy!
- Này, các cô gái Hà Nội ơi! Nhớ mẹ quá hầy!
- Chắc đêm nay các anh ở Hà Nội sẽ vào!
Hà Nội luôn hiện lên như thế, trong lời nói của các nữ thanh niên xung phong, của chiến sĩ chốt cao điểm, của chiến sĩ lái xe... Hà Nội cũng hiện lên mỗi khi họ khủng hoảng nhất, gặp nhiều khó khăn nhất, cần phải vượt qua đau thương nhất. Hà Nội trong lời hát bất chợt của chị Thao, “đây Thăng Long, đây Đông Đô… Hà Nội…”. Chị cất tiếng hát về thủ đô yêu dấu để kìm nén “những tình cảm đang quay cuồng trong chị” khi phải chứng kiến Nho bị thương. Bởi dù “nhạc sai bét, còn giọng thì chua”, nó vẫn xoa dịu nỗi lòng, nó vẫn tránh cho người ta khỏi khóc. Bởi khóc trong khi cần cái cứng cỏi của nhau, với chị, “được xem như là bằng chứng của một sự tự nhục mạ”. Nhưng không gian Hà Nội, phải ở Phương Định, mới thân thuộc và máu thịt hơn cả. Với Phương Định, Hà Nội không chỉ lẩn quất trong tiềm thức như chị Thao, không dè dặt, thì thầm như Nho trong nỗi mong ngóng “các anh ở Hà Nội sẽ vào”, mà là một thế giới thường trực, luôn hiện hữu, như hơi thở, như khí trời. Chỉ cần một phút buông thả cảm xúc, một thoáng gặp sự việc dễ liên tưởng, là lại ngân lên sợi tơ lòng, Hà Nội lại ùa về choáng ngợp. Chỉ một cơn mưa đá thoáng qua cao điểm mà đã làm sống lại cả một ấu thơ Hà Nội trong lòng Phương Định: Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó... Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy cái xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn, trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu... Với riêng bản thân mình, Phương Định thủ thỉ thú nhận: Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi. Nhưng Hà Nội còn là của tất cả các cô, của cả đất nước. Bởi Hà Nội là thủ đô, là trái tim nước Việt, là vì sao sáng trong bầu trời đêm tăm tối để cả dân tộc đang bền bỉ tranh đấu hướng về. Hà Nội, vì thế, vừa là một Hà Nội cụ thể lại cũng vừa là một Hà Nội tượng trưng. Liệu có người chiến sĩ giải phóng quân nào không khắc sâu trong tim mình biểu tượng thiêng liêng của hồn nước? Cho nên, cất lên tiếng nói chung cho cả tập thể của mình, Phương Định dõng dạc, tự hào: Nghiêm trang, chúng tôi nhìn về hướng Bắc. Ở đó có Hà Nội. Chúng tôi xa đã lâu. Chúng tôi nhớ thành phố xanh. Chúng tôi quý sự yên tĩnh như kỉ niệm. Ở đây là nơi mà tuổi trẻ chúng tôi đang lớn lên, nhưng không lúc nào chúng tôi không nhớ tới Hà Nội.
Không ai rời xa Hà Nội mà lại không đem lòng nhung nhớ. Thế hệ các trí thức tiểu tư sản trong những năm kháng Pháp phải rời Hà Nội đã để lại một dòng văn nhung nhớ. Đó là nỗi nhớ “đêm ra đi đất trời ngút lửa” của Hà Nội cảm tử trong thơ Chính Hữu, là “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” trong thơ Quang Dũng, là nỗi nhớ “những mùa thu đã xa” của Hà Nội heo may lay thềm lá nắng trong thơ Nguyễn Đình Thi,… Nỗi nhớ ấy đã hun đúc họ, thúc giục họ lao động và chiến đấu. Và cũng như họ, trong những năm chống Mỹ, một loạt các trí thức trẻ tuổi của mái trường xã hội chủ nghĩa đã xung phong vào chiến trường, bồi đắp phù sa cho dòng văn nhung nhớ. Nỗi nhớ ấy không làm họ bi lụy, nỗi nhớ ấy tiếp thêm sức mạnh và niềm tin. Đó là ý chí: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Đó là tình cảm: Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây. Đó là cuộc sống: Ở chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ. Bởi với họ, thế hệ của những Lê Mã Lương, cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù… Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Nhuận Cầm, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Lê Minh Khuê,… chính là những nhà văn xuất thân từ tầng lớp học sinh sinh viên tình nguyện đó. Họ trực tiếp là người lính chiến đấu trên chiến trường và là những nhà văn trẻ làm nên một chất giọng hùng tráng và lãng mạn rất riêng của văn học Việt Nam thời chống Mỹ.
Trở lại với truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, ngoài không gian Hà Nội làm thành kết cấu độc đáo của tác phẩm, không gian chiến trường với những trận đánh, đường hành quân, với chiến sĩ, thanh niên xung phong,… cũng thể hiện nhiều nét độc đáo trong bút pháp truyện ngắn Lê Minh Khuê. Có thể nói, từ việc lựa chọn ngôi kể, xây dựng và phân tích miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật đến việc sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu, Lê Minh Khuê đã thể hiện rõ tài năng và sự tinh tế của mình. Một phần không khí của câu chuyện có thể xuất phát từ chính vốn sống (Lê Minh Khuê từng là thanh niên xung phong trên cung đường Trường Sơn) nhưng phần lớn thành công truyện ngắn có được có lẽ là nhờ tâm hồn dịu dàng mà bén nhạy của tác giả. Truyện ngắn của Lê Minh Khuê trong những năm chống Mỹ thường là những câu chuyện bình dị ngỡ tưởng như chẳng có gì để kể. Vậy mà các câu chuyện ấy lại gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng, man mác, tươi trẻ mà vẫn rất đỗi đằm thắm, sâu lắng.
Trong Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê đã chọn ngay vai kể ở ngôi thứ nhất, đặt câu chuyện vào miệng cô gái thanh niên xung phong Phương Định thông minh và đa cảm. Qua câu chuyện của cô về cuộc sống trên cao điểm, các biến cố, sự kiện, hành động đều được hiện lên một cách chân thực, gần gũi. Các cảm nhận về ngoại cảnh, đoán định tâm lí bạn bè cũng hiện lên rất mực thân thuộc, tinh tế. Đặc biệt, các hồi tưởng, xúc cảm được thể hiện một cách tự nhiên, bồng bột, sinh động. Tất cả làm cho việc khơi mở vào tính cách và tâm lí nhân vật là một ưu điểm nổi trội của truyện ngắn.
Phương Định là nhân vật được nhà văn chăm chút trong việc xây dựng tính cách và những biến đổi tâm lí. Ngay từ mở đầu truyện ngắn, bằng những câu văn ngắn, thái độ của nhân vật rõ ràng, thẳng thắn, cởi mở, thỉnh thoảng đan xen một chút tinh nghịch hay lãng mạn bay bổng, người đọc đã ít nhiều hình dung ra tính cách của nhân vật xưng tôi. Đến khi tác giả cho nhân vật tự giới thiệu về mình, tính cách tự tin có chút ít kiêu ngầm bởi vẻ xinh xắn của ngoại hình, trí thông minh lanh lẹ đã thực sự được xác nhận. Đó là một nữ sinh thủ đô vừa tròn hai mươi tuổi nhiều mơ mộng. Nhưng ngay sau đó, khi phải đối mặt với cuộc chiến, phải ngồi đợi chờ những đồng đội của mình đang trinh sát dưới làn bom đạn của kẻ thù, cô gái ấy đã ít nhiều trở nên “già” trước tuổi. Cô gắt gỏng, buồn bực, sốt ruột, lo lắng rồi mừng rỡ “muốn la toáng lên vì thích thú” khi thấy có tiếng súng yểm trợ cho đồng đội. Nếu không có phút vui mừng muốn hét lên thì có lẽ không ai dám nghĩ cô còn rất trẻ trung nữa. Nhưng những thanh niên xung phong một thời là như vậy, vẫn thoắt vui thoắt buồn, lúc tinh nghịch lúc ưu tư, nhưng khi vào công việc thì gác hết nỗi niềm riêng lại. Nếu có, chỉ thoảng qua thôi, ý thức về cá nhân mình lại là làm sao để cho bản thân càng trở nên đẹp đẽ trong mắt bạn bè đồng đội. Phá bom, trong cái im lặng đến phát sợ của chiến trường, cô vẫn muốn “không đi khom” bởi ở bên kia, các anh lính cao xạ “không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Còn khi đã tập trung vào công việc rồi thì sẽ quên đi mọi thứ, quên sự sợ hãi, quên cả cái chết chỉ để toan tính cho hoàn thành công việc. Và đối mặt với đau thương mất mát, họ lại càng gắng gượng giữ vững niềm tin, chế định cảm xúc. Họ muốn quên đi nỗi thương đau để tiếp thêm cho nhau sức mạnh. Họ không muốn để lộ sự mềm yếu của mình ra ngoài.
Nhưng họ sẵn sàng cho những phút giây lãng mạn, bay bổng. Chỉ cần một cơ hội là họ lại trở về với tuổi trẻ của mình, sống trong niềm vui tươi, ước mơ, hoài bão tuổi trẻ của mình. Họ bộc lộ say mê về điều đó, họ sẻ chia niềm vui ấy cho tất cả mọi người. Đó là những giờ phút nghỉ giải lao, những lúc đoàn xe ra tiền tuyến đi qua cung đường họ đang làm việc, những lúc chờ đợi quân thù suy tính xem phải đánh phá họ ở những nơi nào…. Thậm thí, với Phương Định, rất đơn giản, chỉ cần là… một cơn mưa đá.
- Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!
Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng.
bởi bach hao 18/01/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết một đoạn văn từ 6-8 câu nên cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ "Đồng Chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn ạ
Mong mn đừng chép mạng
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bản thân em cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống (khoảng 3 đến 5 câu)
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dàn ý kể về một câu chuyện cảm động ở xóm em
10/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chú ý không chép mạng không quá dài đầy đủ các yếu tố trên đề là được ạ cỡ 2 trang giấy thi
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Làm bài 3 cho mình nhé
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.”
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt?
Câu 4. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5
dòng )cho xin đáp án ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Ý nghĩa nhan đề
04/01/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1 (8,0 điểm)
Khi vua bóng đá Pêlêlập được kì tích ghi một ngàn bàn thắng trong cuộc đời cầu thủ
của mình, một kỉ lục cho đến lúc đó chưa ai đạt tới, có người hỏi: "Trong số một ngàn
bàn thắng đã ghi được vào lưới đối thủ, bàn thắng nào làm ông cảm thấy hài lòng nhất?".
"Bàn thẳng thứ 1001!" – Pêlê vui vẻ trả lời với thái độ nghiêm túc, Đố
-
(Trích
99 câu chuyện về triết li, Nguyễn Kim Lân sưu tầm và biên soạn,
NXB Văn hóa Thông tin, 2008, tr.185)
Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.Cho tớ hỏiii vấn đề của bài này là gi được k ặ??
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
hinh anh nhung nguoi linh lai khong chi the hien qua so dung cam qua tinh thuong
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
nêu cảm nhận về tình cảm của con đối với cha trong chiến tranh qua văn bản "chiếc lược ngà"
12/01/2023 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản Làng
14/01/2023 | 0 Trả lời
-
hiện tượng đốt pháo ngày tết
29/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật và cho biết nỗi dung diễn đạt ở các đoạn thơ sau:
a) "Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
b) "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
c) "Người dồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đòng mình tự đục dá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa của câu chuyện cô thompson và cậu teddy
18/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết bài văn nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của ước mơ đối với tuổi trẻ
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 2 phép liên kết và chỉ rõ các pháp liên kết đó
cần gấp ạaaaaaaaaaaaaaa
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
Trong văn bản, tác giả khẳng định: Chúng ta tự để mình bị hạn chế một số mặt đáng kể do môi trường sống, nền giáo dục và việc tin vào những điều không đúng về bản thân mình và thế giới xung quanh....Còn có ý kiến khác cho rằng: Trường học đã giết chết sự sáng tạo của học sinh. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị!
giúp em với ạ
25/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em ve ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta
giúp vớiiiiii
26/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn không quá 15 câu văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau "bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân thành phần khởi ngữ)
07/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn
2. Làng Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn Làng
2. Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
Làm hộ mình bài này với bài này khó quá mình ko làm đc
Lấy tựa đề "Gia đình và quê hương"là" chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi người
Làm hộ mình cái luận cứ này nhé:
Liên hệ mở rộng tới những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy được ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần mỗi người.VD: Quê hương (Đỗ Trung Quan) Quê hương (Tế Hanh
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé. (NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI)
Trong các câu văn trên câu nào được dùng với nghĩa hàm ý? Chỉ rõ hàm ý được chứa trong câu văn mà em vừa xác định. Hàm ý đó thể hiện vẻ đẹp gì ở nhân vật đại đội trưởng?19/03/2023 | 0 Trả lời