YOMEDIA
NONE

Suy nghĩ về câu nói Có tài phải có đức...

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”.
Hãy trình bày suy nghĩ của bạn về luận điểm trên và rút ra bài học cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức của bản thân?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Chúng ta có thể hiểu “Tài” chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp, tài giúp chúng ta giải quyết công việc một cách tốt nhất. Còn“Đức” là đạo đức, là tư cách tác phong, là lối hành xử của người với người. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.
    Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể quên đi gia đình, bạn bè, xã hội. Tài năng có thể giúp chúng ta được nhiều người nể phục nhưng thiếu đạo đức thì bản thân sẽ trở nên kiêu căng độc ác. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho bản thân và mọi người.
    Là sinh viên năm cuối sắp ra trường, sắp phải bắt đầu với một môi trường mới hoàn toàn phức tạp, bộn bề. Song chúng ta hãy ghi nhớ điều chủ tịch Hồ Chí Minh "Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” để trở thành một công dân tốt và có ích cho cộng đồng, xã hội
      bởi Nguyễn Ngọc Ánh Minh 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp 1, ngày 12 tháng 6 năm 1956. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước với bao khó khăn, thử thách.
     

    Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đối với phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của mỗi con người nói chung, người cán bộ, đảng viên của Đảng nói riêng và mối quan hệ biện chứng giữa các phẩm chất ấy. Đức và tài phải được giáo dục, rèn luyện để con người phát triển toàn diện, đủ điều kiện tham gia công tác và cống hiến cho cách mạng. Đức được coi là cái gốc của người cách mạng. Do đó, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó. Lời dạy ấy, chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng phấn đấu vươn lên rèn đức, luyện tài, trở thành người cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, góp công, góp sức cho sự nghiệp kiến thiết nước nhà, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
     

    Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn, thách thức đan xen; sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những yêu cầu mới. Lời dạy của Bác có giá trị thực tiễn sâu sắc; là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động để xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam.

    Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Người, mỗi quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” tích cực học tập, rèn luyện để trở thành người quân nhân cách mạng có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, nâng cao trình độ, năng lực công tác tốt; tự giác chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, gương mẫu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân tốt; xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

      bởi Lê Trần Khả Hân 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON