YOMEDIA
NONE

Sưu tâm các câu truyện, đoạn thơ về đức tính giản dị của Bác

các câu truyện, đoạn thơ ,.. về đức tính giản dị của Bác(nội dung và ý nghĩa)

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Từ trước tới nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu về hình tượng Hồ Chí Minh trong thơ ca, bài viết ngắn này chỉ tập trung một khía cạnh nhỏ, đó là sự giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong một số bài thơ tiêu biểu ở Việt Nam.

    Tố Hữu là một trong những nhà thơ có nhiều tác phẩm viết về Bác Hồ, đã khắc họa thành công hình tượng Hồ Chí Minh - nhân vật sử thi đẹp nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Riêng về đức tính giản dị của Bác Hồ được tác giả nêu bật trong nhiều bài thơ, tạo điểm sáng trong tấm gương đạo đức cách mạng của Bác. Trong bài Sáng tháng năm Bác xuất hiện đầy thân mật và giản dị:

    Bác kêu con đến bên bàn

    Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.

    Một ngôi nhà đơn sơ nơi làm việc của Bác cũng nói lên được nhiều điều về một lãnh tụ. Và sau đó không lâu chúng ta được gặp lại từ đơn sơ này một lần nữa trong thơ Tố Hữu:

    Làng Sen quê Bác đây rồi

    Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

    Sông Lam nước chảy xanh trời

    Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

    Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

    Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

    Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

    Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

    Hoặc:

    Ba gian nhà trống, nồm đưa võng

    Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.

    (Theo chân Bác)

    Sự đơn sơ ấy không chỉ là ngôi nhà ở Làng Sen, mà chính ngay giữa Thủ đô Hà Nội, nơi ở của một vị Chủ tịch Nước vẫn là một cốt cách thanh bạch, giản dị:

    Nhà gác đơn sơ một góc vườn

    Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

    Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

    Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

    (Theo chân Bác)

    Vừa qua, trong các cuộc thi kể chuyện Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ cơ sở đến quận, huyện, tỉnh thành…hầu như ở đâu cũng nhắc lại bốn câu thơ Tố Hữu viết về sự giản dị mà vĩ đại của Cụ Hồ:

    Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

    Màu quê hương bền bỉ đậm đà

    Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

    Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

    (Sáng tháng năm)

    Chế Lan Viên cũng là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX, khối lượng tác phẩm rất đồ sộ và nhiều thể loại. Ông có khoảng 30 bài viết về Bác Hồ rất thành công. Có lẽ mọi thế hệ người Việt khó quên được bài thơ Người đi tìm hình của nước, khó quên được hình ảnh “viên gạch hồng” chống lại cả một mùa băng giá nơi xứ người trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (đã được Chế Lan Viên tái hiện lại trong bài thơ này). Ở một bài thơ khác của Chế Lan Viên, chúng ta gặp lại từ đơn sơ để diễn tả phẩm chất giản dị của cụ Hồ:

    Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép

    Manh áo chàm, Bác mặc quá đơn sơ.

    Nói về sự giản dị của Người có rất nhiều bài thơ viết về chiếc áo vải, áo ka ki bạc màu, đôi dép lốp cao su... Trong trường ca Mặt đường và khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm viết:

    Đôi dép của Người mòn vẹt gót

    Người đã đi khắp ngả đường đất nước hành quân.

    Cũng là đôi dép của Bác Hồ, nhưng nhà thơ Bằng Việt trong bài Gửi lòng con đến cùng cha lại thể hiện ở một góc độ khác:

    Hành trang Bác chẳng có gì

    Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

    Cho con núi rộng sông dài

    Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

    Riêng Hải Như thì tâm tình:

    Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ

    Người quên Người dành hết thảy cho ta

    (Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…)

    Trở lại với nhà thơ Chế Lan Viên, bằng sự cảm nhận tinh tế đầy trí tuệ, thi sĩ đã khái quát Hồ Chí Minh giản dị như một chân lý:

    Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý

    Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười

    Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác

    Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.

    (Bác)

    Nói về Bác Hồ, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần đã nói rằng Hồ Chủ tịch “càng vĩ đại, càng giản dị”. Đức tính giản dị của Bác ngày hôm nay vẫn là bài học lớn của mỗi cán bộ, đảng viên. Học tập đạo đức của Bác trước tiên nên học tập cách sống giản dị hàng ngày.

      bởi Quỳnh Ngọc Nhi 20/11/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Thơ:
     

    -Bác kêu con đến bên bàn

    Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.

    -Làng Sen quê Bác đây rồi

    Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

    Sông Lam nước chảy xanh trời

    Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

    Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

    Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

    Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

    Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

    -Hành trang Bác chẳng có gì

    Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

    Cho con núi rộng sông dài

    Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

    Truyện:
     

    Giản dị là tính tự nhiên của Bác Hồ. Người giản dị thì có nhiều, nhưng lại có ít người đã đạt thành công to lớn trong sự nghiệp xã hội mà tính giản dị tự nhiên cũng không thay đổi. Tuần báo Đây Paris ra ngày 18/6/1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về phong cách giản dị của Bác.

    Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta đang được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê?”

    Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ Bác nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào để làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh Bác đều học tập theo hành động đó của Bác.

    Trong những ngày thường Bác dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, Bác ngồi chung với hết thảy mọi người . Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các Bộ trưởng, những thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Nhờ có đức tính giản dị của Bác mà khi ngồi ăn với mọi người, Bác không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá mà trái lại, không khí chung lúc nào cũng thân mật, cũng vui vẻ, tạo cho bữa ăn một vẻ ấm áp như gia đình.

    Tính giản dị và thân mật của Bác còn biểu lộ ra trong những bài diễn văn. Không bao giờ Bác tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của mình. Bác thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm nhưng Bác chỉ dùng những câu nôm na khiến cho một người dù quê mùa, chất phác nghe cũng hiểu được ngay. Khi Bác viết xã luận cho báo Cứu Quốc, trước khi đem bài cho nhà in, bao giờ Bác cũng đem đọc cho một số người không biết chữ và những người lớn tuổi cùng nghe. Nếu Bác thấy thính giả tỏ vẻ không hiểu mấy những ý tưởng trong bài viết, lập tức Bác viết lại ngay bài khác. Tất cả đức tính Hồ Chí Minh bao gồm trong một cử chỉ bé nhỏ đó.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của Bác là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của Bác có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng.

    Năm 1971- sau khi Bác Hồ đã mất, một nhà báo, nhà văn người Mỹ, đã viết: “Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găng đi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam. “Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất - cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân nghèo nhất, một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông.”

    Như vậy, giản dị là đức tính cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh, vì có giản dị mới thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mới chống được quan liêu, tham ô, lãng phí, phục vụ dân, phục vụ đất nước. Chúng ta học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thiết nghĩ trước tiên chúng ta nên học tập và rèn luyện đức tính giản dị, vì có giản dị mới gần được dân, sát dân, học tập dân và phục vụ nhân dân.

    Thưa các đồng chí, điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được.

    Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: "Đạo đức của Bác mênh mông lắm, cao siêu lắm, phi thường lắm, khó mà học cho hết được". Vâng, có thể là chúng ta không đạt được những điều phi thường như Bác, nhưng chí ít, nếu phấn đấu nỗ lực, ta có thể học và làm được những điều bình thường của Bác, mà trước hết đó là tính giản dị: giản dị trong cách ăn uống, giản dị trong ăn mặc, giản dị trong những chuyến công tác, khiêm tốn trong cách hành văn và ngay trong cách ứng xử, giao tiếp của chúng ta cần lắm sự giản dị.

     

     

      bởi Nguyễn Hoàng Ngân 24/11/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Ba gian nhà trống, nồm đưa võng

    Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.

    (Theo chân Bác)

     

    Nhà gác đơn sơ một góc vườn

    Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

    Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

    Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

    (Theo chân Bác)

     

    Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

    Màu quê hương bền bỉ đậm đà

    Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

    Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

    (Sáng tháng năm)

     

    Hành trang Bác chẳng có gì

    Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

    Cho con núi rộng sông dài

    Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

    Riêng Hải Như thì tâm tình:

    Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ

    Người quên Người dành hết thảy cho ta

    (Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…)

     

    Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý

    Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười

    Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác

    Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.

    (Bác)

      bởi B Ming_ 25/11/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF