YOMEDIA
NONE

Sưu tầm 20 câu ca dao, tục ngữ nói về quê hương Nam Định

Sưu tầm 20 câu ca dao , tục ngữ nói về quê hương Nam Định

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Trước hết đó là những câu phương ngôn có kèm theo địa chỉ cụ thể (vùng, phần nhiều là những làng - xã theo tên nôm hoặc tên hành chính) chỉ đặc điểm địa lý, tự nhiên hoặc hành chính của một vùng, miền, chẳng hạn:

    "Nam Chân thất Cổ, Giao Thuỷ lục Hoành"
    "Nam Chân thất Cổ, Hải Hậu cửu An"

    Hoặc để chỉ địa giới vùng Quần Anh, Hải Hậu xưa:

    "Đông Cồn Quay, cồn Bẹ,
    Tây núi Lẹ, Thần Phù".

    Nhiều hơn cả là những phương ngôn về đặc điểm đặc sản, sản vật, nghề nghiệp, tính cách con người - qua cách nhìn, cách phác hoạ dân gian, của một làng quê Nam Định

    Về nghề thủ công :

    "Làng Vân lò rèn,
    Làng Sen go khổ"
    *
    " Mộc tượng xã Trung,
    Tài phùng xã Thượng,
    Nề tượng Phương Đê"
    *
    "Bình Lãng rút kén, ươm tơ,
    Chợ trâu Quỹ Nhất, bánh đa làng Vò "
    *
    "Hay đan trại Cối
    Múa rối làng Tè
    Rè rè Liên Tỉnh"

    Về đặc sản của làng quê :

    "Muối Xuân An, cam xã Thượng"
    Giầy Gôi, xôi Báng, rượu Hàu "

    Về học hành, dòng họ:

    "Hoành Nha họ Vũ,
    Trà Lũ họ Trần"
    " Văn quan Phủ,
    Phú quan Nghè,
    Kinh nghĩa chỉ huy là quan Hoàng giáp"
    "Đậu phụ Thuỷ Nhai, Tú tài Hành Thiện",..

    Về chợ búa, hội hè:

    "Bỏ con bỏ cháu, không bỏ hai mươi sáu chợ Ninh"
    "Bỏ tổ bỏ tiên không ai bỏ chợ Viềng mồng tám"...

    Về con người :

    "Gái Hải Lạng, lang chợ Chùa",
    "Gan như gan Cát Giả"
    "Trai Giang Tả, gái Lã Điền " ...

    Cũng có những câu, dẫu có nhắc tới địa danh của những miền quê khác, nhưng "dấu ấn" Nam Định lại rất rõ ràng:

    "Than đá Hòn Gai,
    Sơn nâu Yên Bái,
    Quần Anh lụa nái
    Rượu cái Kiên Lao”

    Cũng không thể rạch ròi về số lượng những câu ca dao Nam Định đã góp vào kho tàng chung ca dao người Việt. Dù áp dụng phân loại, tập hợp dân ca, ca dao theo cách gì từ xếp thể loại theo chủ đề (đất nước, con người, lao động sản xuất, tình yêu nam nữ, hôn nhân, gia đình, chống áp bức bóc lột...) hay tập hợp theo vần abc... cũng tìm gặp hoặc nghe thấy ở Nam Định không khó khăn gì. Những khúc ca dao, sâu lắng trữ tình thuộc vào loại hay nhất trong ca dao Việt Nam cũng là tiếng lòng muôn thuở, gợi lên cảnh, tình của con người Nam Định:

    "Qua đình ngả nón trông đình,
    Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"

    "Hỡi cô tát nước bên đàng
    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi"...

    Trong kho tàng chung ấy, vẫn nhìn ra, lắng được những khúc riêng của người Nam Định (Những câu ca dao này hẳn chưa phải là những câu hay nhất trong kho tàng ca dao Nam Định). Chẳng hạn cảnh sắc quê hương được hoá thân qua lời của một chàng trai Nam Định:

    "Hỡi cô thắt dải lưng xanh
    Có về Nam Định với anh thì về
    Nam Định có bến đò chè
    Có nghề dệt lụa, có nghề ươm tơ".

    Là cảnh trí một vùng:

    "Quần Anh có tiếng từ xưa
    Biển đình Phong Lạc, bia chùa Phúc Lâm
    Khách về khách vẫn hỏi thăm
    Nước chè cầu Ngói, tơ tằm chợ Lương"

    Là "phân công" của lễ hội vùng Phủ Dày:

    "Ba năm vua mở khoa thi
    Đệ Nhất thì hát, Đệ Nhì thì bơi
    Đệ Tam thì đánh cờ người
    Phương Bông, Đệ Tứ mồng mười tháng ba".

    Nếu, vùng phía bắc, dạo qua một vùng Mỹ Lộc, với những:

    "Cao Đài thì đóng cối xay
    Dần, sàng, rổ, rá về ngay Vạn Đồn
    Làng Vọc bánh đúc, bánh hòn,
    Làng Xá bắt ốc đi mòn đôi chân
    Làng Nguộn làm bút, làm cân
    Làng La dệt vải tinh quân mọi nghề"

    thì, vùng phía nam, với một vệt Nam Trực, Trực Ninh:

    "Hương Cát mặc áo bù nâu
    Hàng sáo Cát Chử bụi đầu ai kêu
    Văn Lãng đội vạt áo dài
    Ruộng nương cũng lắm đi hai ba ngày
    Nam Lạng lắm chiếu, lắm đay
    An Quần xe vẹt, xe đay suốt ngày
    Lịch Đông thì lắm buôn thay
    Xối Đông đóng đất tày tày lắm ghê
    Trung Lao đan thúng ngồi lê
    Hạ Đồng đan lưới đan te cả ngày
    Mấy làng phong tục cũng hay
    Xung quanh những nước non này từ xưa ..."

    Không thể bỏ qua một mảng tục ngữ ca dao rất phong phú về hệ thống chợ búa, buôn bán của người Nam Định. Từ lời "nhắn ai là khách thập phương" về lịch họp chợ của vùng Hải Hậu:

    "Ngày một, ngày bảy chợ Lương,
    Hai, sáu Ninh Cường, năm, chín Đông Biên
    Cồn Chàm mười bốn là phiên
    Ba, tám chợ Đền thêm chợ Xã Trung
    Chợ Đình buổi sớm họp đông
    Nửa buổi phe Sáu, bên sông chợ Cầu
    Giáp Phương Đê, sớm chợ Dâu
    Lẻ: chợ Cồn Cốc, chẵn âu Đông Cường"

    đến những phiên chợ cụ thể như sáu phiên một tháng của chợ Chùa (Nam Giang - Nam Trực):

    "Xanh mắt là chị hàng na
    Mặn mà hàng muối, ngọt hoa hàng đường..."

    Chợ Bắc (Trà Lũ - Xuân Trường) với:

    "Chuối tiêu, chuối ngự ngồi vành bờ sông
    Hàng gốm, hàng nón lều trong..."

    Hình ảnh đậm nhất được phác hoạ qua thơ ca dân gian người Việt nói chung, người Nam Định nói riêng là con người lao động.

    Đây là "lịch" làm lụng trong năm của phụ nữ vùng Ý Yên:

    "Tháng giêng gà gáy cơm đèn
    Chị em sắm sửa đồng tiền rong chơi...
    Tháng hai về đồng Yên Hoà
    Tháng ba kiếm củi gánh ra chợ Dần
    Tháng tư cắt lúa tám xuân
    Tháng năm cắt rạ ngày ăn quan tiền..."...

    Cảnh sinh hoạt "Đời ông cho chí đời cha, bao đời để lại" của những gia đình dệt vải:

    "... Tối tối đèn lửa thắp lên
    Vợ chồng con cái tay liền xa quay..."

    Đây là cách đánh giá cái "đẹp" của người phụ nữ :

    "Nhất đẹp con gái làng Cầu
    Khéo ăn, khéo mặc khéo hầu mẹ cha..."

    Chảy từ ngọn nguồn quy luật tình cảm tự nhiên, những khúc hát, bài ca về tình yêu nam nữ chiếm một phần đặc biệt phong phú và không bao giờ cạn trong dân ca, ca dao.

    Những lời ca đẹp đến nao lòng:

    "Yêu nhau đứng ở đàng xa
    Con mắt ngó lại bằng ba đứng gần "...

    Thường vút lên trong những đêm trăng, hội làng Bắc Bộ, như càng thấy gần gũi hơn, da diết, trữ tình hơn trong các chiếu chèo, trên các nẻo đường, những khung cảnh của vùng quê Nam Định.

    Còn không ít những câu giản dị, mà chân tình, đằm thắm "mời chàng xơi điếu thuốc này, ăn rồi tỉnh tỉnh, say say mặc lòng" của cô gái có địa chỉ "em nay là gái má hồng tỉnh Nam". Hoặc nỗi niềm "muốn cho một chốn đôi quê, chốn ra Ngô Xá, chốn về Phương Nhi" giữa miền Ý Yên - Nam Định.

      bởi Hồ Ngọc Phương Uyên 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON