YOMEDIA
NONE

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Cảnh khuya

3. Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

a) -Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học mà em yêu thích.

b) Chuẩn bị phát biểu

-Tìm ý phát biểu

-Lập giàn ý phát biểu

-Chuẩn bị đoạn văn, bài văn phát biểu

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

     

    PHẦN CHUẨN BỊ :

    CHọn bài : Cảnh khuya

    1.Tìm hiểu đề, tìm ý :

    a.-Đọc bài thơ, có thể thấy cảnh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc rất đẹp, nên thơ, trữ tình. Nét đẹp ấy bình dị, gần gũi, lại có nét cổ điển.

    -Tình cảm của bác :Qua bài thơ, có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tư tưởng của Bác : tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước. Tâm hồn của người thi sĩ thống nhất với tư tưởng của người chiến sĩ.

    =>Chất nghệ sĩ và chiến sĩ tạo nên phong cách riêng của Hồ Chí Minh.

    b.Chi tiết gây chú ý và hứng thú :

    Đó là hình ảnh chưa đựng trong câu thơ “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.

    =>Hình ảnh có sức gợi và phong phú. Mang nét đẹp cổ điển, rất hài hòa.

    c.Qua bài thơ, đầu tiên có thể nhận thấy Bác là người có tâm hồn thi sĩ, yêu thiên nhiên sâu sắc. Bác cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên.Nhưng ở Bác, không chỉ có tình yêu thiên nhiên, mà tình cảm lớn lao nhất, là tình yêu dành cho đất nước. Bác ngắm cảnh thiên nhiên, nhưng cũng không quên đi nỗi lo vận mệnh dân tộc. Tương tự, Bác lo cho đất nước, nhưng cũng không vì thế mà từ chối, bỏ qua sự hiện hữu của thiên nhiên => Tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước hòa quyện. Tâm hồn Bác là sự thống nhất giữa thi sĩ và chiến sĩ.

    2.Dàn bài

    MB :

    -Giới thiệu về tác giả và bài thơ Cảnh khuya.

    TB:

    *Cảm nhận về hình ảnh, âm thanh trong bài thơ :

    -Câu 1+2 : cảnh đêm trăng rừng êm đềm thơ mộng.

    +Giữa không gian tĩnh lặng của đêm, nổi bật tiếng suối chảy róc rách => nghệ thuật : so sánh, lấy động tả tĩnh.

    +Ánh trắng : chiếu sáng mặt đất tạo nên các mảng sáng, tối đan xen nhau => lung linh, huyền ảo.

    =>Tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp, huyền ảo, lung tinh, cuốn hút người đọc.

    *Cảm nhận về tâm trạng, con người của Bác trong bài thơ.

    -Câu 3+4 : Tâm trạng của Bác

    +Trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp , Bác say mê ngắm cnahr.

    +Bác chưa ngủ : 1 phần vì cảnh khuya xinh đẹp làm say đắm tâm hồn nghệ sĩ, nhưng phần nhiều, là vì lo lắng cho tương lai, vận mệnh dân tộc.

    =>Tình yêu thiên nhiên luôn gắn với tình yêu đất nước.

    *Cảm nhận chung về thơ bác, con người Bác.

    KB: Khẳng định đây là bài thơ hay, thể hiện tâm hồn và tinh thần yêu nước của Bác.

    3.Chuẩn bị bài nói :

    Bài làm dưới đây mình sưu tầm và trích dẫn từ bài của bạn Lã Thị Na, lớp 7C2 trường THCS Đoàn Thị Điểm.

    -MB : Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

    -TB :

    Một số đoạn :

    + Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

    Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.

    -KB : Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

      bởi Phạm Hưng 22/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON