YOMEDIA
NONE

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Đây là bài thơ tự do, câu dài, câu ngắn phóng túng phù hợp với đề tài miêu tả một trận gió to, nhà bị tốc mái, gọi là thơ "cổ thể" - thể thơ xuất hiện trước thơ Đường. Do trình độ hạn chế nên chúng ta chỉ đọc bản dịch thơ của nhà thơ Khương Hữu Dụng. Và cũng vì thế, chúng ta chủ yếu tìm hiểu bố cục, hình ảnh, chứ không đi sâu phân tích, đánh giá các từ ngữ cụ thể trong nguyên tác chữ Hán như đối với ba bài thơ trước.

    Bài thơ gồm bốn phần với những bút pháp khác nhau, khá linh hoạt:

    - Phần một:

    Tháng tám thu cao, gió thét già,

    Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.

    Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

    Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,

    Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.

    Năm câu đầu miêu tả cảnh gió làm tốc mái nhà, những tấm cỏ tranh dùng lợp nhà bay sang bờ sông bên kia, treo trên ngọn cây rừng, nhào xuống lòng mương nước. Cảnh tượng thật kinh hoàng. Thơ tả là chính, song vẫn toát ra nỗi khiếp sợ hốt hoảng của nhà thơ - miêu tả, biểu cảm.

    - Phần hai:

    Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

    Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,

    Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre

    Môi khô miệng cháy gào chẳng được,

    Quay về, chống gậy lòng ấm ức!

    Năm câu tiếp vừa kể việc, vừa bộc lộ nỗi xót xa, đau đớn - tự sự kết hợp biểu cảm. Hai hình ảnh đối lập được kể ra, thật đáng thương lắm: Trong khi lũ trẻ thôn nam đua nhau cướp những tấm tranh, chạy đi, thì một ông già, nhà thơ Đỗ Phủ tay chống gậy, miệng thét gào thảm thiết chẳng đòi lại được, cuối cùng đành mang "lòng ấm ức" trở về nhà. Nỗi đau vì cơn gió dữ mùa thu mỗi lúc một tăng.

    - Phần ba:

    Giây lát, gió lặng, mây tối mực,

    Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.

    Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,

    Con nằm xấu nết đạp lót nát

    Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

    Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt.

    Từ trải Cơn loạn ít ngủ nghê Đêm dài ướt át sao cho trót? Tám câu tiếp theo miêu tả trận mưa phũ phàng hành hạ nhà thơ. Mưa mỗi lúc một "dày hạt", nhà thì dột, chăn mền ướt sũng "lạnh tựa sắt", con thơ quấy khóc... Đoạn thơ vừa miêu tả vừa kể chuyện về cuộc đời trôi nổi rồi buông lời thở than, biểu cảm. Hai câu thơ cuối "Từ trải cơn li loạn ít ngủ nghê - Đêm dài ướt át sao cho trót ?" buông ra, khái quát cảnh đời và nỗi đau thân phận đến thê thảm của một kiếp người tài hoa mà bất hạnh. Hình ảnh đêm dài vừa tả thực cái đêm đen mưa gió lúc bấy giờ vừa ẩn dụ cho tình hình đất nước và cuộc đời nhà thơ vào những năm ông phải lưu lạc, li hương vì cảnh nội chiến. Câu thơ cuối cấu trúc dạng câu hỏi, hỏi tu từ "Đêm dài ướt át sao cho trót ?". Do đó, câu thơ vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ vừa ngầm lên án giai cấp thống trị bấy giờ quá hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân không sao tránh khỏi được kiếp sống lầm than, ướt át, tối tăm.

    Như vậy, qua ba phần trên của bài thơ gồm mười tám câu thơ, tác giả bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca vừa tả, vừa kể về một trận gió mưa mùa thu tàn phá căn nhà của mình, vừa ẩn dụ cho bức tranh xã hội đầy li loạn thời kì Trung Đường bấy giờ. Từ đó, nhà thơ cất lên tiếng nói xót xa cho thân phận mình nói riêng, cho kiếp người nói chung trước thiên tai và những tai ương do con người gây ra. Mỗi dòng thơ như một dòng nước mắt cứ tuôn ra, tuôn ra mãi...

    - Đến phần bốn:

    Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

    Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

    Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!

    Kết bài thơ, bất ngờ thay, nhà thơ không tiếp tục thở than mà trái lại, ông bình tĩnh, suy ngẫm để rồi cất lên tiếng nói lạc quan, giãi bày niềm khát vọng lớn lao, cao đẹp. Đỗ Phủ "Ước được nhà rộng muôn ngàn gian" để che khắp thiên hạ, kẻ sĩ cũng như người nghèo đều được sống hạnh phúc. Hai câu kết đoạn, cũng là kết bài thật bất ngờ. Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Đoạn thơ thứ tư, nhất là hai câu kết này thể hiện tấm lòng vị tha (chỉ nghĩ đến người khác, không nghĩ riêng cho mình) và tinh thần nhân đạo (thương người, mong mọi người hạnh phúc) rất đáng quý của Đỗ Phủ. Ước mơ ấy tuy mang màu sắc ảo tưởng, lãng mạn nhưng rất chân thực, bắt nguồn từ cuộc sống có thực và bản tính nhân hậu của một thi sĩ luôn luôn gắn bó với đời, luôn quan tâm và mong muốn nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ đã thể hiện một cách sinh động nổi khổ của bản thân do căn nhà bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã thổ lộ khát vọng cao cả: Ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. Đặt tên cho bài thơ của mình là "bài ca", phải chăng Đỗ Phủ muốn cất cao tiếng hát vì con người, khích lệ con người vượt trên mọi đau khổ của cuộc đời hiện tại để hướng tới một tương lai tươi sáng? Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quý, xứng đáng được người đời tồn là bậc "Thánh Thi".

      bởi can tu 11/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Bạn tham khảo dàn ý chi tiết nhé, mong giúp đỡ đc bạn

     

     

    . Dàn ý chi tiết

    1. Mở bài

    – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

    + Đỗ Phủ là một nhà thơ lớn đời Đường của Trung Quốc.

    + “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” tiêu biểu cho phong cách thơ giàu tính hiện thực và tinh thần nhân đạo của Đỗ Phủ.

    2. Thân bài

    -Ngôi nhà tranh bị gió thu phá: “Tháng tám, thu cao, gió thét gào – Mảnh thấp quay lộn vào mương sa”. Trận cuồng phong dữ dội làm những tấm tranh bay tứ tung khắp mọi nơi: bay sang bờ sông bên kia, bay vào rừng, rơi xuống sông… Căn nhà hoàn toàn bị phá nát. Nhà thơ bất lực nhìn theo từng tấm tranh bay đi.

    -Lũ trẻ con ngang nhiên đến cướp tranh mặc cho sự gào thét đến “môi khô miệng cháy của tác giả”. Xã hội loạn lạc làm đạo đức con người suy đồi đến cùng cực. Trẻ con không được học hành, dạy dỗ trở thành những lũ cướp trơ tráo. Nhà thơ vô cùng đau đớn, xót xa trước cảnh xã hội loạn lạc, đảo điên.

    -Cảnh khốn cùng của gia đình nhà thơ trong đêm mưa rét. Nhà dột, chăn màn ướt, con thơ đạp chăn rách thêm. Đêm mưa dai dẳng mãi. Cái nghèo, cái đói vẫn cứ bám theo.

    -Ước mong của tác giả có ngôi nhà rộng trăm gian để che chở cho cả thiên hạ. Một tấm lòng nhân hậu, bao la, vì nước, vì dân.

    3. Kết bài

    Nêu cảm nghĩ về bài thơ: Bài thơ đã thể hiện nhân cách, tấm lòng cao cả của Đỗ Phủ luôn vì nước, vì dân mà quên đi bản thân mình.

      bởi Khanh Dangiu 11/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF