YOMEDIA
NONE

Phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Hồi hương ngẫu thư là một trong số các bài thơ xuất sắc nhất của Hạ Tri Chương. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương giản dị, nhẹ nhàng mà sâu sắc của một trái tim nồng hậu thiết tha. Đọc bài thơ ít ai trong chúng ta không thấy xúc động bồi hồi, nhất là khi chúng ta cũng bất ngờ trước ý thơ cua hai câu thơ cuối:

    Nhi đồng tương kiến bất tương thức

    Tiếu vấn: Khách tòng há xứ lai?

    (Trẻ con nhìn lạ không chào

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi)

    Hạ Tri Chương xa quê đã bao năm nay trở về như con ngựa già quay đầu về quê cũ. Bao năm bươn trải khiến mái tóc đã pha sương. Thế nhưng ngần ấy năm cũng là khoảng thời gian mà lúc nào trong lòng của kẻ ly hương cũng canh cánh một nỗi niềm gửi về quê cũ. Vì thế mà khi vừa mới đặt chân về đến quê hương lòng người lữ thứ xao động lắm. Mọi thứ giờ đã đổi thay và mình cũng đã già rồi thế nhưng tự đáy lòng mình, mình thấy mình vẫn đang gắn bó sâu sắc lắm với quê hương. Bao năm xa cách nơi chôn rau cắt rốn, mình vẫn tự hào vì giọng quê chẳng có chút đổi thay.

    Bài thơ cứ thế trôi đi. Cuộc trở về cũng tưởng cứ theo cái mạch ấy mà diễn ra suôn sẻ. Thế nhưng bất ngờ một tình huống nghịch lý đã xảy ra:

    Trẻ con nhìn lạ không chào

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

    Về đến quê hương, vừa bước chân qua khỏi cổng làng, nhà thơ gặp một đám trẻ con, có lẽ nhỏ hơn cái ngày ra đi thủa trước. Đang xúc động bởi hình như đám trẻ gợi về cho mình bao kỷ niệm tuổi thơ. Thế nhưng càng nhìn lại càng thấy lạ. Mình cũng lạ và bọn trẻ lại càng thấy mình lạ lẫm hơn.

    Tình huống bất ngờ nảy sinh từ đó. Lũ trẻ "tương kiến bất tương thức” (nhìn mà khổng biết). Thế nên rất hồn nhiên, lũ trẻ cười hỏi một câu mà khiến nhà thơ cứ thế lặng câm và đau nhói. Thì ra mình đã quá già rồi. Bao năm xa quê dài đằng đặc khiến mình đã trở thành người lạ lẫm trên chính mảnh đất yêu thương. Bạn bè ngày xưa không biết ai còn ai mất. Và cũng không biết trong ngôi làng nhỏ bé này còn ai nhớ đến khuôn mặt, còn ai nghĩ đến sự tồn tại của bản thân ta? Thế là từ một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng, nhà thơ cứ thế đuổi nhau bao câu hơi man mác, bâng khuâng và buồn đau da diết.

    Hai câu thơ hay bởi lời ít mà ý tứ sâu xa. Nó giản dị, nhẹ nhàng mà thâm trầm, sâu lắng. Đọc bài thơ chúng ta mặc sức liên tưởng về những bi kịch và nỗi lòng của khách ly hương. Từ đó chúng ta cũng cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và cao quý biết nhường nào.

      bởi Lê Vinh 02/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương

    Hồi hương ngẫu thư là một trong số các bài thơ xuất sắc nhất của Hạ Tri Chương. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương giản dị, nhẹ nhàng mà sâu sắc của một trái tim nồng hậu thiết tha. Đọc bài thơ ít ai trong chúng ta không thấy xúc động bồi hồi, nhất là khi chúng ta cũng bất ngờ trước ý thơ cua hai câu thơ cuối:

    Nhi đồng tương kiến bất tương thức

    Tiếu vấn: Khách tòng há xứ lai?

    (Trẻ con nhìn lạ không chào

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi)

    Hạ Tri Chương xa quê đã bao năm nay trở về như con ngựa già quay đầu về quê cũ. Bao năm bươn trải khiến mái tóc đã pha sương. Thế nhưng ngần ấy năm cũng là khoảng thời gian mà lúc nào trong lòng của kẻ ly hương cũng canh cánh một nỗi niềm gửi về quê cũ. Vì thế mà khi vừa mới đặt chân về đến quê hương lòng người lữ thứ xao động lắm. Mọi thứ giờ đã đổi thay và mình cũng đã già rồi thế nhưng tự đáy lòng mình, mình thấy mình vẫn đang gắn bó sâu sắc lắm với quê hương. Bao năm xa cách nơi chôn rau cắt rốn, mình vẫn tự hào vì giọng quê chẳng có chút đổi thay.

    Bài thơ cứ thế trôi đi. Cuộc trở về cũng tưởng cứ theo cái mạch ấy mà diễn ra suôn sẻ. Thế nhưng bất ngờ một tình huống nghịch lý đã xảy ra:

    Trẻ con nhìn lạ không chào

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

    Về đến quê hương, vừa bước chân qua khỏi cổng làng, nhà thơ gặp một đám trẻ con, có lẽ nhỏ hơn cái ngày ra đi thủa trước. Đang xúc động bởi hình như đám trẻ gợi về cho mình bao kỷ niệm tuổi thơ. Thế nhưng càng nhìn lại càng thấy lạ. Mình cũng lạ và bọn trẻ lại càng thấy mình lạ lẫm hơn.

    Tình huống bất ngờ nảy sinh từ đó. Lũ trẻ "tương kiến bất tương thức” (nhìn mà khổng biết). Thế nên rất hồn nhiên, lũ trẻ cười hỏi một câu mà khiến nhà thơ cứ thế lặng câm và đau nhói. Thì ra mình đã quá già rồi. Bao năm xa quê dài đằng đặc khiến mình đã trở thành người lạ lẫm trên chính mảnh đất yêu thương. Bạn bè ngày xưa không biết ai còn ai mất. Và cũng không biết trong ngôi làng nhỏ bé này còn ai nhớ đến khuôn mặt, còn ai nghĩ đến sự tồn tại của bản thân ta? Thế là từ một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng, nhà thơ cứ thế đuổi nhau bao câu hơi man mác, bâng khuâng và buồn đau da diết.

    Hai câu thơ hay bởi lời ít mà ý tứ sâu xa. Nó giản dị, nhẹ nhàng mà thâm trầm, sâu lắng. Đọc bài thơ chúng ta mặc sức liên tưởng về những bi kịch và nỗi lòng của khách ly hương. Từ đó chúng ta cũng cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và cao quý biết nhường nào.

      bởi Thiếu Muối Năng 02/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hồi hương ngẫu thư là một trong số các bài thơ xuất sắc nhất của Hạ Tri Chương. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương giản dị, nhẹ nhàng mà sâu sắc của một trái tim nồng hậu thiết tha. Đọc bài thơ ít ai trong chúng ta không thấy xúc động bồi hồi, nhất là khi chúng ta cũng bất ngờ trước ý thơ cua hai câu thơ cuối:

    Nhi đồng tương kiến bất tương thức

    Tiếu vấn: Khách tòng há xứ lai?

    (Trẻ con nhìn lạ không chào

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi)

    Hạ Tri Chương xa quê đã bao năm nay trở về như con ngựa già quay đầu về quê cũ. Bao năm bươn trải khiến mái tóc đã pha sương. Thế nhưng ngần ấy năm cũng là khoảng thời gian mà lúc nào trong lòng của kẻ ly hương cũng canh cánh một nỗi niềm gửi về quê cũ. Vì thế mà khi vừa mới đặt chân về đến quê hương lòng người lữ thứ xao động lắm. Mọi thứ giờ đã đổi thay và mình cũng đã già rồi thế nhưng tự đáy lòng mình, mình thấy mình vẫn đang gắn bó sâu sắc lắm với quê hương. Bao năm xa cách nơi chôn rau cắt rốn, mình vẫn tự hào vì giọng quê chẳng có chút đổi thay.

    Bài thơ cứ thế trôi đi. Cuộc trở về cũng tưởng cứ theo cái mạch ấy mà diễn ra suôn sẻ. Thế nhưng bất ngờ một tình huống nghịch lý đã xảy ra:

    Trẻ con nhìn lạ không chào

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

    Về đến quê hương, vừa bước chân qua khỏi cổng làng, nhà thơ gặp một đám trẻ con, có lẽ nhỏ hơn cái ngày ra đi thủa trước. Đang xúc động bởi hình như đám trẻ gợi về cho mình bao kỷ niệm tuổi thơ. Thế nhưng càng nhìn lại càng thấy lạ. Mình cũng lạ và bọn trẻ lại càng thấy mình lạ lẫm hơn.

    Tình huống bất ngờ nảy sinh từ đó. Lũ trẻ "tương kiến bất tương thức” (nhìn mà khổng biết). Thế nên rất hồn nhiên, lũ trẻ cười hỏi một câu mà khiến nhà thơ cứ thế lặng câm và đau nhói. Thì ra mình đã quá già rồi. Bao năm xa quê dài đằng đặc khiến mình đã trở thành người lạ lẫm trên chính mảnh đất yêu thương. Bạn bè ngày xưa không biết ai còn ai mất. Và cũng không biết trong ngôi làng nhỏ bé này còn ai nhớ đến khuôn mặt, còn ai nghĩ đến sự tồn tại của bản thân ta? Thế là từ một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng, nhà thơ cứ thế đuổi nhau bao câu hơi man mác, bâng khuâng và buồn đau da diết.

    Hai câu thơ hay bởi lời ít mà ý tứ sâu xa. Nó giản dị, nhẹ nhàng mà thâm trầm, sâu lắng. Đọc bài thơ chúng ta mặc sức liên tưởng về những bi kịch và nỗi lòng của khách ly hương. Từ đó chúng ta cũng cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và cao quý biết nhường nào.

      bởi Nguyễn Thị Linh Chi 03/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF