YOMEDIA

Thiếu Muối Năng's Profile

Thiếu Muối Năng

Thiếu Muối Năng

20/03/2004

Số câu hỏi 1
Số câu trả lời 24
Điểm 101
Kết bạn

Bạn bè (1)

Hoạt động gần đây (26)

  • Thiếu Muối Năng đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn chứng minh đức tính giản dị của con người. Cách đây 4 năm

    Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vìsự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý. Ôi ! Vị lãnh tụ vĩ đại của tổ quốc thân yêu !

  • Thiếu Muối Năng đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn trong đó có sự dụng trạng ngữ. Cách đây 4 năm

    Mưa! Lại mưa! Từ trong nhà, Hoa tỏ ra ngán ngẩm. Những lúc như thế, cô lại nhớ nhà và nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu. Thật vui biết bao! Ngày ấy, Hoa cùng các bạn chơi rất nhiều trò chơi thú vị. Nhảy dây. Kéo co. Chơi trốn tìm. Tất cả ùa về khiến Hoa càng mong nhanh qua những ngày tháng mưa dầm, để cô có thể trở về quê hương, ôn lại những kỷ niệm thời xưa cũ.

    • trạng ngữ : từ trong nhà 

     

    •  
  • Thiếu Muối Năng đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn khoảng 5 câu có sử dụng mô hình liên kết từ - đến. Cách đây 4 năm

    Những ngày này, khi cả nước cùng chung tay chống dịch Covid-19, chúng ta lại càng trân trọng hơn bao giờ hết sự đồng cam cộng khổ, tinh thần đoàn kết và sẻ chia của người dân Việt Nam ta. Trên khắp mọi miền của Tổ quốc, từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, mọi người dân đều cố gắng nâng cao ý thức và trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. Có rất nhiều mô hình quyên góp ủng hộ để giúp đỡ những người nghèo khó trong xã hội vượt qua giai đoạn khó khăn này. Từ mô hình cây gạo ATM, hay siêu thị hạnh phúc… đến những hình thức nhắn tin quyên góp, hay hỗ trợ tiền lương, tiền mừng tuổi…. Tất cả cho ta thấy được truyền thống "Là lành đùm lá rách", "Tương thân tương ái" của người dân việt Nam ta từ trước tới nay vẫn luôn được phát huy trong thời đại ngày nay.

  • Thiếu Muối Năng đã trả lời trong câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về bài Cảnh khuya. Cách đây 4 năm

    Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya lớp 7 ngắn gọn

    Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

    "Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

    Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

    "Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

    “Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

    Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

    Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

    Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

    Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

    “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

    Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

    Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

    Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

    Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

  • Thiếu Muối Năng đã trả lời trong câu hỏi: Phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương Cách đây 4 năm

    Phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương

    Hồi hương ngẫu thư là một trong số các bài thơ xuất sắc nhất của Hạ Tri Chương. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương giản dị, nhẹ nhàng mà sâu sắc của một trái tim nồng hậu thiết tha. Đọc bài thơ ít ai trong chúng ta không thấy xúc động bồi hồi, nhất là khi chúng ta cũng bất ngờ trước ý thơ cua hai câu thơ cuối:

    Nhi đồng tương kiến bất tương thức

    Tiếu vấn: Khách tòng há xứ lai?

    (Trẻ con nhìn lạ không chào

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi)

    Hạ Tri Chương xa quê đã bao năm nay trở về như con ngựa già quay đầu về quê cũ. Bao năm bươn trải khiến mái tóc đã pha sương. Thế nhưng ngần ấy năm cũng là khoảng thời gian mà lúc nào trong lòng của kẻ ly hương cũng canh cánh một nỗi niềm gửi về quê cũ. Vì thế mà khi vừa mới đặt chân về đến quê hương lòng người lữ thứ xao động lắm. Mọi thứ giờ đã đổi thay và mình cũng đã già rồi thế nhưng tự đáy lòng mình, mình thấy mình vẫn đang gắn bó sâu sắc lắm với quê hương. Bao năm xa cách nơi chôn rau cắt rốn, mình vẫn tự hào vì giọng quê chẳng có chút đổi thay.

    Bài thơ cứ thế trôi đi. Cuộc trở về cũng tưởng cứ theo cái mạch ấy mà diễn ra suôn sẻ. Thế nhưng bất ngờ một tình huống nghịch lý đã xảy ra:

    Trẻ con nhìn lạ không chào

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

    Về đến quê hương, vừa bước chân qua khỏi cổng làng, nhà thơ gặp một đám trẻ con, có lẽ nhỏ hơn cái ngày ra đi thủa trước. Đang xúc động bởi hình như đám trẻ gợi về cho mình bao kỷ niệm tuổi thơ. Thế nhưng càng nhìn lại càng thấy lạ. Mình cũng lạ và bọn trẻ lại càng thấy mình lạ lẫm hơn.

    Tình huống bất ngờ nảy sinh từ đó. Lũ trẻ "tương kiến bất tương thức” (nhìn mà khổng biết). Thế nên rất hồn nhiên, lũ trẻ cười hỏi một câu mà khiến nhà thơ cứ thế lặng câm và đau nhói. Thì ra mình đã quá già rồi. Bao năm xa quê dài đằng đặc khiến mình đã trở thành người lạ lẫm trên chính mảnh đất yêu thương. Bạn bè ngày xưa không biết ai còn ai mất. Và cũng không biết trong ngôi làng nhỏ bé này còn ai nhớ đến khuôn mặt, còn ai nghĩ đến sự tồn tại của bản thân ta? Thế là từ một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng, nhà thơ cứ thế đuổi nhau bao câu hơi man mác, bâng khuâng và buồn đau da diết.

    Hai câu thơ hay bởi lời ít mà ý tứ sâu xa. Nó giản dị, nhẹ nhàng mà thâm trầm, sâu lắng. Đọc bài thơ chúng ta mặc sức liên tưởng về những bi kịch và nỗi lòng của khách ly hương. Từ đó chúng ta cũng cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và cao quý biết nhường nào.

  • Giải thích câu tục ngữ: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

    Ngay từ ngàn xưa, người Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói như một bộ phận hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và cả đạo đức của một con người. Trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay, tôi thiết nghĩ, cái nét đẹp truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy. Ứng xử bằng lời hàng ngày của chúng ta là một tiêu chí quan trọng để xác định một mẫu người văn minh, thanh lịch.

    Trước hết, một người văn minh thanh lịch phải biết các sử dụng ngôn ngữ thích hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh (Học ăn, học nói, học gói, học mở). Lời nói chúng ta dùng với các bậc bề trên, cao niên phải khác với khi ta chuyện trò thân mật với bạn bè, trong đó thưa gởi, xưng hô đúng cách là vấn đề phức tạp nhưng không được sai phạm. Tự vựng cũng phải chuẩn mực, không được dùng từ lóng. Về cú pháp, phải dùng câu đầy đủ, không được dùng câu thiếu chủ ngữ, không được nói trống không như: “Đói rồi, đi ngủ đây.” Những cách nói như thế được coi là vô lễ trong văn hóa Việt Nam ta. Khi nói chuyện, âm lượng cũng phải được điều chỉnh vừa phải, không được nói quá to trừ trường hợp người nghe bị lãng tai. Không được vừa cười vừa nói (Vừa nói vừa cười là người vô duyên); không được vung tay múa chân khi nói. Khi người lớn nói phải chú ý lắng nghe, không được ngắt lời. Muốn nói gì phải xin phép. Khi tranh luận với người trên phải tỏ ra khiêm tốn, học hỏi không nên cãi lấy cho bằng được.

    Ngay cả ngôn ngữ dùng với bạn bè hay người dưới ta, ví dụ các em nhỏ, cũng không thể tùy tiện. Cho dù ở chỗ bạn bè, không ai có thể chấp nhận văng tục hay chửi thề, đặc biết nếu nó xuất phát từ phái nữ thì còn bị lên án mạnh mẽ hơn. Không được dùng các lối nói mà mọi người chưa chấp nhận hay cho là thiếu lịch sự. Ví dụ những câu như: “Tôi kệch bà. Bà tẩm quá đi thôi.” có thể dùng bình thường ở một nhóm bạn ở miền Bắc, nhưng chưa chắc đã được chấp nhận trong một nhóm bạn ở miền Nam. Khi nói chuyện với người dưới ta cũng phải có thái độ tôn trọng, không được “cả vú lấp miệng em”. Không được nói xen lẫn tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trừ trường hợp bắt buộc. Không dùng kiểu tiếng bồi mà hiện nay đang có nguy cơ biến thành cái mốt trên các blog, kiểu như: “Hôm qua ai xi zu sóp với mâm phải không?” (Hôm qua mình thấy cậu đi mua hàng với mẹ phải không?)

    Một điểm khác cần chú ý nữa là cử chỉ và điệu bộ kèm theo lúc nói, đặc biệt là vẻ mặt là rất quan trọng. Khi nói chuyện không nên quay mặt đi nơi khác cũng không nên nhìn trực diện vào mặt người cùng nói chuyện quá lâu, đặc biệt với người khác giới. Sử dụng các cử chỉ tay chân, vẻ mặt đúng mực sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn cho lời nói của chúng ta, đặc biệt khi nói trước cử tọa đông người.

    Một vấn đề nữa thường hay gây hiểu lầm là nghĩa của một số từ trong tiếng Việt khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Tôi nhớ có một lần khi tôi ở Hà Nội với bố tôi thì bị cúp điện. Tôi ra cái quán gần nhà mua sáp thì người ta đưa Lip Ice cho tôi. Tôi nói đèn cầy họ tưởng là thịt cầy. Khi tôi quay lại hỏi bố tôi mới biết nến là từ duy nhất mà người ta dùng ở đây. Có nhiều từ khác như: ly, cốc, chén, bát, thơm, dứa, ốm, đau, gầy, bệnh… người Việt ở hai miền dùng với nghĩa có khác nhau. Ví dụ: A (người miền Nam) nói: “Hồi ni bạn ốm (=gầy) he.” B (miền Bắc) trả lời: “Mình có ốm đâu mình chỉ gầy một tí thôi.

    Nói tóm lại, để có được ngôn ngữ của một người văn minh, thanh lịch, ta cũng phải khổ công rèn luyện. Tuy nhiên cố bám vào các nguyên tắc, chuẩn mực cũng dễ làm ngôn ngữ chúng ta xơ cứng, thiếu sức sống, thậm chí giả tạo nữa. Sử dụng các lối nói mới đã được chấp thuận, tăng tính hài hước của câu chuyện vẫn không làm giảm tính lịch thiệp mà lại tăng sự hấp dẫn của bạn trước người nghe.

  • Lập dàn ý bài văn viết thư cho bố thay mặt En-ri-cô

    1. Mở bài:

    * Phần mở đầu thư:

    - Địa điểm và ngày tháng viết thư (Ví dụ: Xi-xin-li-a, ngày... tháng... năm...).

    - Lời xưng hô của người viết với người nhận thư: (Bố kính mến!).

    2. Thân bài

    * Phần nội dung thư:

    - Con là En-ri-cô, con trai của bố. Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố để mong được bố tha thứ.

    - Chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học.

    - Cô giáo đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo việc học của con. Con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng: “Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con!”

    - Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu.

    - Con đã phạm phải một tội lỗi khó tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm.

    - Con ân hận vì những việc làm của mình. Con sẽ nghe lời bố, con sẽ xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn con để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.

    - Con xin bố hãy nói giúp con vài lời với mẹ, như thế sẽ dễ dàng hơn cho con rất nhiều! Tất nhiên là con sẽ thành khẩn xin mẹ tha thứ và cho con cơ hội để chuộc lại lỗi lầm.

    3. Kết bài

    * Phần kết thúc thư:

    - Mong muốn, hứa hẹn, lời chúc: Mong được tha thứ, hứa sẽ không tái phạm, chúc bố mạnh khoẻ...

    - Kí tên: En-ri-cô.

    Một số mẫu bài văn hay thay mặt nhân vật En-ri-cô viết thư cho bố

    Bài mẫu 1:

        Sự đau đớn nhất trong cuốc đời mỗi người không phải những vấp ngã, thất bại, cũng không phải những trắc trở, khó khăn của cuộc sống, mà chính là sự hối hận sâu sắc khi trong một khoảnh khắc nào đó, hành động của ta, lời nói của ta vô tình làm cho những người ta yêu thương buồn phiền, đau lòng. Và tôi đã phải trải qua nỗi hối hận kinh hoàng ấy, khi vài ngày trước tôi đã vô tình nó những lời thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo của em trai mình. Điều này đã khiến cho mẹ tôi vô cùng buồn phiền, cha tôi đã viết một lá thư dài nhắc nhở về sự vô lễ của tôi với mẹ, qua sự phân tích của cha tôi đã hiểu được mình đã gây ra một lỗi lầm lớn như thế nào. Chỉ vì sự vô tâm, ích kỉ của mình mà tôi đã khiến mẹ buồn phiền. Tôi đã quyết định xin lỗi mẹ, mà trước hết tôi viết một bức thư hồi đáp lại cho cha.

        Gửi cha yêu dấu!

        Con biết những ngày qua, không khí của gia đình mình đã vô cùng trầm lắng vì những lỗi lầm mà con đã gây ra. Khoảnh khắc ấy con đã quá nông nổi, không kiềm chế được cảm xúc của mình nên đã nói ra những lời không hay với mẹ. Con sẽ không biện minh cho những lời nói và hành động vô trách nhiệm của mình với ba mẹ. Vì con biết con xứng đáng phải nhận được những hình phạt, con là một người con bất hiếu, vô tâm nhất trên trần gian này.

        Điều đầu tiên, cho phép con được xin lỗi vì đã làm cho cha muộn phiền, lo lắng, và cũng là gửi đến cha lời cảm ơn chân thành nhất. Con luôn tự cho mình đã lớn khôn, trưởng thành và có thể nhìn nhận, xử lí được mọi việc như một người trưởng thành thật sự. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đọc được những lời khuyên răn chân thành của cha thì con bỗng nhận thấy mình đã quá trẻ con, hỗn hào, con đã không biết suy nghĩ mà lấy cái trẻ con của mình ra làm tổn thương mẹ. Và con cũng nhận thức được rõ ràng nhất, đó chính là dù có trưởng thành, lớn lao đến đâu thì con cũng không được quyền làm cho những người mà mình yêu thương phải lo lắng, muộn phiền. Càng đáng trách hơn khi con làm cho mẹ buồn, người phụ nữ đã dùng cả cuộc đời để lo lắng, chăm sóc cho từng bước trưởng thành của con.

        Khi con bị ốm, mẹ thức thâu đêm chăm sóc, lo lắng cho con, mỗi hơi thở yếu ớt, khó nhọc của con như từng mũi dao đâm vào tim mẹ, nhưng điều mẹ quan tâm không phải sự mệt nhọc như thế nào mà điều làm mẹ sợ hãi, lo lắng nhất lại chính là là sự sống của con. Con đã vô tình quên đi khoảng thời gian khó khăn ấy, quên đi tình cảm vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Con trách mình vô tâm, trách mình vô trách nhiệm. Đôi khi con cho rằng quan tâm, chăm sóc con là trách nhiệm của bố mẹ, giờ con thấy suy nghĩ ấy thật ấu trĩ, vô tâm làm sao. Sợi dây ràng buộc khiến mẹ hi sinh tất cả vì con lại là tình cảm mẫu tử thiêng liêng nhất nhưng cũng là tự nhiên nhất.

        Câu nói của cha làm cho con vô cùng cảm động, nhưng nhận thức được nó thì con lại thấy mình xấu xa đến như thế nào “…Mẹ sẽ sẵn lòng đem một năm hạnh phúc của mình để chuộc một giờ đau đớn cho con, một người mẹ sẽ vui lòng đi ăn xin để nuôi con và sẵn lòng hi sinh tính mạng để cứu lấy sinh mệnh của con”. Đọc đến đây thực sự con đã khóc, khóc vì xúc động, khóc vì sự vô tâm của mình. Sự vĩ đại, bao la của người mẹ đâu có thể dùng vật chất có thể đong đếm, có thể đo lường.

        Con biết, sau này dù có lớn khôn, có thể nhận thức cuộc sống của mình và là một người thành đạt được nghìn người ngưỡng mộ nhưng nếu con là một đứa con bất hiếu, không biết tôn trọng, yêu thương chính người sinh thành ra mình thì con cũng chỉ là một kẻ khốn nạn, một kẻ đạo đức giả không hơn không kém. Con đã nhận thức được lỗi lầm của mình và giờ đây con đang vô cùng đau đớn và hối hận. Nếu thời gian có quay trở lại nghìn vạn lần con sẽ không làm cho mẹ đau lòng, dù là mảy may.

        Nhưng con biết thời gian đâu có thể quay ngược đúng không cha, quá khứ lỗi lầm con sẽ cố gắng bù đắp, còn hiện tại và tương lai con sẽ tự nhắc nhở mình sẽ không bao giờ được làm điều gì khiến cho mẹ cũng như cha phải phiền lòng hơn nữa. Lời nhắc nhở của cha làm con thức tỉnh và cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Con rất biết ơn về điều ấy, con sẽ cố gắng không phạm phải sai lầm một lần nữa, nhưng nếu con vẫn không biết sai mà tiếp tục sai phạm xin bố hãy trừng phạt con, hãy từ bỏ con. Vì chính bản thân con cũng không chấp nhận được một đứa con bất hiếu, báo đáp bố mẹ bằng những hành động vô tâm, vô tính.

        Con sẽ nhớ mãi những lời bố nói với con ngày hôm nay, lấy đó làm bài học quý giá nhất đời. Con cũng sẽ yêu thương, trân trọng bố mẹ bằng tất cả những gì con có. Con sẽ xin lỗi mẹ và quỳ xuống cầu xin mẹ tha thứ cho đứa con bất hiếu là con. Xin bố hãy yên tâm về con.

        Con yêu bố!

  • Thiếu Muối Năng đã trả lời trong câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn về tựa đề: Mong ước tuổi thơ Cách đây 4 năm

    Em hãy viết một đoạn văn về tựa đề: Mong ước tuổi thơ

    Ngày còn bé vẫn cứ ước mình nhanh trưởng thành, thích làm người lớn vì nghĩ lớn rồi muốn làm gì thì làm. Giờ lớn rồi mới thấy làm người lớn chả vui chút nào… Lớn rồi mới thấy cuộc đời không bằng phẳng, không bình yên như ta đã nghĩ… Lớn rồi mới thấy muốn quay về tuổi thơ, muốn được sống lại những tháng năm hồn nhiên, vô tư ngày còn bé.

    Tôi muốn được bé lại, để vô lo, vô nghĩ, chỉ biết ăn, biết học và tất nhiên là cả biết chơi nữa. Tôi muốn được đào khoai lang, đua xe bọ xít hay cầm vợt, cầm xô, khuấy tung nước cống để bắt săn sắt. Tôi muốn được thấy mẹ tôi nằm võng, bóng mẹ in lên bức tường ẩm mốc, tiếng mẹ ngập ngừng "đêm chong đèn ngồi nhớ lại, từng câu chuyện ngày xưa" trong những đêm đông lạnh. Tôi muốn… được trở về tuổi thơ tôi, trở về những năm tháng bình yên ấy.

    Tuổi thơ tôi là những chiều hè lộng gió, tôi cùng bọn trẻ trong xóm rong ruổi trên những cánh đồng rau xanh mướt. Đứa cầm diều, đứa cầm ống bơ, không có con đường nào mà không in dấu chân của lũ "quỷ sứ" chúng tôi. Nhìn cánh diều bé xíu trên nên trời xanh thẳm, tôi ước muốn một ngày nào đó cũng được bay cao, bay xa như thế, đến với những mảnh đất xa lạ nhưng đầy hấp dẫn.

    Ngày ấy, sở hữu một con diều là niềm ao ước của nhiều đứa. Nhưng vì không có tiền mua, chúng tôi thử làm diều từ báo cũ. Và chẳng một đứa nào thành công cả. Cái thì nhẹ quá, cái lại bị lệch… Sau bao lần thất bại, tất cả đều từ bỏ. Ngoại trừ tôi. Vốn tính hiếu thắng, tôi vênh mặt với đám bạn: "Lần này tao sẽ làm được". Thế nhưng biết bao cái lần này trôi qua, mặc cho tôi đã đầy bồ kinh nghiệm, con diều của tôi chưa từng được biết đến trời cao là gì. Và kết cục của chúng là cháy thành tro bụi trong cái bếp lò của bà tôi. Dù vậy, tôi vẫn làm diều cho đến năm tôi học lớp 8, khi tôi phải làm quen với mọi thứ ở ngôi trường mới.

    Nếu ngày đó tôi tin rằng, không phải cứ cố gắng là có thể làm được thì có lẽ tôi cũng sớm từ bỏ như bọn thằng Hùng, thằng Sơn, cái Hoa. Tôi cũng chẳng có những kinh nghiệm quý báu kia. Và có lẽ cũng sẽ chẳng có tôi của hiện tại. Tất nhiên, giờ thì tôi tin vào điều đó.

    Tuổi thơ tôi là những lần bị mẹ đánh đòn. Tôi mếu máo: "Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa!". Dù vậy, trong lòng tôi vẫn ấm ức lắm. Tại sao trẻ con luôn được dạy phải nói câu đó ngay cả khi nó không thấy mình sai? Không ai nói chúng tôi đã sai ở đâu. Họ chỉ bảo chúng tôi phải xin lỗi. Và nếu đứa nào gan lì mà không "nhận sai", bữa đó nó ăn no "trạch".

    Nhưng có lẽ người lớn luôn muốn dạy trẻ con theo một cách nào đó mà đến bây giờ tôi mới hiểu. Không phải chỉ khi làm sai ta mới xin lỗi. Nếu muốn tồn tại, xin lỗi phải là câu cửa miệng của bạn.

    Tuổi thơ tôi là những trưa trốn ngủ. Đám bạn đang đợi tôi ở đầu ngõ. Chúng tôi sẽ thực hiện một phi vụ đặc biệt "nguy hiểm": hái trộm nho nhà bà Trúng. Giàn nho ta nhà bà sai quả đến nỗi vài chùm nho đã vượt ra ngoài bức tường ngăn cách nhà bà với lối đi chung của xóm. Chùm nho trĩu quả, nhìn đến là thích mắt. Thằng Hùng và thằng Sơn sẽ trông chừng người qua đường và con sư tử (biệt danh của con chó nhà bà Trúng), sẵn sàng phát tín hiệu khẩn cấp. Cái Hoa sẽ cầm nón để hứng. Còn tôi, kẻ chủ mưu, sẽ trèo lên cây cột điện sát tường, vươn tay ra và thực hiện cú giật lịch sử. Thắng lợi đã nằm trong tay tôi rồi.

    Ngẫm lại mới thấy những điều xấu xa dường như luôn ẩn chứa thứ ma lực đặc biệt, khiến ta làm theo dù biết đó là sai. Nếu không muốn sa ngã, phải thật bản lĩnh. Tất nhiên, khi đó chúng tôi không có được bản lĩnh ấy. Cái cảm giác thích thú khi được hái chùm nho kia, và cả khi bốn đứa chạy bán sống bán chết khi con sư tử xuất hiện sau cánh cổng - cách cột điện chưa đến 10 mét, hấp dẫn chúng tôi hơn cả.

    Tuổi thơ tôi là những đêm thức trắng cùng mẹ để bán hoa ở chợ hoa Quảng Bá. Mùa ấy hoa rẻ lắm. Hai mẹ con đi từ 9 giờ tối, mà đến 1, 2 giờ sáng hôm sau vẫn còn quá nửa xe. Mẹ lo tôi đói, hỏi tôi có muốn vào ăn mì tôm trong mấy quán ven đường không. Tôi lắc đầu, quay đi để mẹ không nhìn thấy giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Ở đằng kia, cách chỗ tôi không xa, hai người đàn ông đang cầm từng mớ hoa đập vào cây cột điện. Mẹ tôi bảo, hoa rẻ nên chẳng mấy người mua, nhưng hễ cứ để nguyên mà chất đống trên đường là lại có cả tá người ôm về. Tiếng mẹ tôi thở dài…

    Đến bao giờ người dân làng tôi mới bớt khổ? Đến bao giờ mẹ tôi mới thôi thở dài? Đến bao giờ… Câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong đầu tôi.

    Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới đó mà tôi đã qua những ngày được chở che, bao bọc. Bây giờ mọi thứ cũng thật khác. Đường bê tông, đường nhựa nối liền các khu ruộng. Các em tôi mỗi đứa có vài ba cái diều. Và chúng cũng không biết rằng đã từng có một con sư tử tồn tại khiến anh Hùng, anh Sơn của chúng sợ khiếp vía.

    Quê tôi những ngày này thật đẹp. Đâu đó trên cánh đồng, những gương mặt vui cười rạng rỡ vì hoa được mùa. Nắng nhẹ nhàng trải mình sau những ngày mưa rả rích. Còn tôi, tôi đang làm cho mình chiếc diều giấy thứ n. Tôi không biết lần này sẽ thành công hay lại thất bại. Nhưng dù sao thì tôi vẫn tiếp tục, cho tới khi cánh diều mang ước mơ tôi bay thật cao, thật xa trên bầu trời kia.

     

  • Thiếu Muối Năng đã trả lời trong câu hỏi: Hãy kể lại một câu truyện tình huống thú vị, cảm động em vừa trải qua trong kì nghỉ hè Cách đây 4 năm

    Những tháng nghỉ hè vào đúng dịp mùa thu hoạch hoa màu. Bởi vậy sinh hoạt hè của em có một niềm vui vô cùng.

    Nhà em ở ngay rìa làng, trông ra cánh đồng rất khoáng đãng. Chiều chiều em thích đứng trước cửa nhà nhìn ra cánh đồng. Mùa lúa là một màu xanh mênh mông bắt đầu từ dưới chân bụi tre, chạy ra tít đến đường cái. Người và xe cộ đi trên đường ấy nhỏ bé như nắm tay thôi.

    Ngắm cảnh đồng em thường thích thú nhất vào các buổi chiều đẹp trời, mấy con cò trắng muốt bay sà xuống rồi mất hút dưới màu xanh. Hoặc đi học về tắt qua cánh đồng, một vài con chim "dẽ giun" thấy bóng người vội bay vút lên làm em giật mình.

    Sau vụ trồng lúa là đến vụ trồng hoa màu thì còn nhiều điều thú vị! Ca dao có câu:

    Tháng giêng là tháng ăn chơi
    Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.

    Nói thế thôi, chứ người ta làm đất trồng khoai ngay sau khi ăn Tết. Các thửa ruộng trồng khoai thường có những luống đất cao và to. Trên mặt trồng khoai, còn dưới má luống đất người ta trồng xen các thứ đậu.

    Có những hôm các em ra đồng giúp cha mẹ vun và làm cỏ khoai. Chị hai bắt những con sâu khoai to như ngón tay, đầu nó có sừng, mình đầy khoang khoáy trông rất ghê, dọa em đến xanh mặt.

    Những đám ruộng trồng ngô thì cao hơn đầu người, hoa ngô như một cành tre khô nhỏ vươn lên trời, chỉ ít lâu sau cái màu vàng tươi mất dần đi là ngô đã già và đến lúc người ta đi bẻ lấy bắp. Các em thường giúp gia đình bẻ ngô bỏ hàng đống trên bờ ruộng, những bắp ngô to và vỏ màu vàng còn ít râu ở đầu. Rồi những buổi đi hái đỗ còn đông vui hơn. Những ruộng trồng đỗ thì luống to và thấp, trên ngọn cây đầy những quả chìa ra các phía, quả chín già màu đen, quả còn non màu xanh. Người lớn mang thúng đi để đựng, còn chúng em thì chị hai có sáng kiến khâu cho mỗi đứa một cái tạp dề như người nấu bếp để bỏ đỗ vào đấy. Cu Bình nhỏ thấp trông nó như "căng-gu-ru" trong vườn thú buồn cười lắm. Em và chị hai thì thi nhau xem ai hái nhanh hơn.

    Ngoài cánh đồng, vào tháng năm, tháng sáu hoa màu như đua nhau đòi về sân phơi. Ở sân phơi mọi người cũng phải chia ra từng ngăn. Nơi này phơi ngô, nơi kia phơi đỗ, nơi thì chất đống cây lạc còn đeo những củ trắng ngà, đầu hè thì đống khoai lang đổ rất cao, củ màu đỏ, củ màu trắng.

    Chập tối một lúc là chị hai bưng rổ khoai lang lên cùng với một ít quả đỗ đã luộc chín. Cả nhà ngồi ăn vui vẻ, cha mẹ em thì nói chuyện thu hoạch mùa này loại cây gì tốt nhất, và sang năm nên trồng các cây hoa màu nào. Còn chúng em thì nhớ lại những lúc đùa chạy đuổi nhau lẩn trong ruộng ngô.

    Đất ở quê em hầu như không lúc nào được nghỉ ngơi (để trống), sau vụ thu hoạch hoa màu là lại cày lên chờ mưa sẽ cấy lúa.

    Sống ở nơi quê hương trồng hoa màu em thấy có lúc vất vả, nhưng có cái thú là ra cánh đồng vừa lao động vừa chơi vui và nghe chim hót ở các bờ tre, cây cổ thụ. Chim chèo bẻo kêu vào các buổi sáng sớm, chim cu gáy vào buổi trưa, buổi tối thì tiếng "cò cò" kêu ở trên ngọn tre. Em rất yêu đồng quê một năm có hai vụ cấy cày và trồng tỉa làm cho con người bận rộn và vui vẻ, xốc vác.

  • Thiếu Muối Năng đã trả lời trong câu hỏi: Bình giảng bài thơ Hồi hương ngẫu thư Cách đây 4 năm

    Bình giảng tác phẩm Hồi hương ngẫu thư

    Hạ Tri Chương (659 – 744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, là bạn vong niên của Thi tiên Lý Bạch. Quê ông ở Cối Kê, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường, được hoàng đế Đường Thái Tông và quần thần trọng vọng.

    Thơ của Hạ Tri Chương thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ một trái tim hồn hậu đáng yêu. ‘Hồi hương ngẫu thư’ là bài thơ xuất sắc của ông, được nhiều người truyền tụng. Tình yêu quê hương là cảm xúc chủ đạo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này:

    Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

    Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

    Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

    Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

    Câu thơ thứ nhất dùng thủ pháp tiểu đối nêu lên một cảnh ngộ: phải ly biệt gia đình từ ấu thơ, sống nơi đất khách quê người, mãi đến lúc về già mới được trở về thăm cố hương:

    ‘Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi’

    (Khi đi trẻ, lúc về già)

    ‘Thiếu tiểu’ với ‘lão đại’, ‘li gia’ với ‘hồi’ hương, đối nhau. Với Hạ Tri Chương, thời gian ly biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần suốt một đời người, sao không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị đại quan đời Đường trên con đường công danh? Với Hạ Tri Chương, công danh thì thành đạt, nhưng suốt cuộc đời phải ‘li gia’. Nỗi sầu ‘ly gia’ là một trong những nỗi đau của đời người xưa nay.

    Câu thơ thứ hai, tác giả một lần nữa sử dụng tiểu đối tương phản rất đặc sắc, để nói lên sự gắn bó thiết tha với quê nhà:

    ‘Hương âm vô cải mấn mao tồi’

    (Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

    Suốt một đời xa quê, khách ly hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng ‘giọng quê’ (hương âm) vẫn không đổi thay! Chi tiết ‘hương âm vô cải’ (giọng quê không đổi) là một biểu hiện cảm động về tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương. Dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền, công ơn của mẹ cha, đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi đứa con. ‘Giọng quê’ chính là tâm hồn của mỗi con người yêu thương, gắn bó với đất mẹ quê cha. Chỉ có kẻ mất gốc, kẻ bạc tình mới thay đổi ‘giọng quê’, mới coi thường tiếng mẹ đẻ!

    Trong cái biến đổi ‘mấn mao tồi’ và cái không thể biến đổi ‘hương âm vô cải’, nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung, sự gắn bó thiết tha của khách ly hương đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy rất đẹp, rất đáng tự hào đối với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỉ làm quan tại kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong cảnh vàng son, thế mà tình cố hương của ông vẫn vơi đầy trong trái tim, ‘giọng quê’ vẫn đậm đà như xưa. Đó là một sự kỳ diệu của tấm lòng đôn hậu đáng trân trọng ngợi ca.

    Hai câu cuối rất hóm hỉnh ghi lại một tình huống nói về một nghịch lí trong cuộc đời. Có câu hỏi và nụ cười hồn nhiên khi gặp ‘người khách lạ’:

    ‘Nhi đồng tương kiến bất tương thức,

    Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?’

    Kẻ đi xa, nay trở về làng đã trở thành khách lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa, ai còn ai mất? Vì thế mới có chuyện lạ đời:

    ‘Trẻ con nhìn lạ không chào,

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?’

    Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại bao man mác, bâng khuâng trong lòng li khách. Vì cảnh ngộ mà phải xa quê. Tuổi già sức yếu vẫn trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương mới thắm thiết biết bao! Tình cảm ấy rất đẹp, rất chân thành: son sắt và thủy chung. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

    ‘Ngày đi, tóc hãy còn xanh,

    Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!’

    (‘Nước non ngàn dặm’)

    ‘Hồi hương ngẫu thư’ của Hạ Tri Chương là một bài thơ hay, cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối rất thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, nói ít mà gợi nhiều, đem đến cho người đọc bao liên tưởng về bi kịch và nỗi lòng của khách ly hương. Một hồn thơ thâm trầm, nhẹ nhàng và hồn hậu. Tình yêu thương và tấm lòng son sắt thủy chung của nhà thơ đối với quê hương thấm đẫm trên từng vần thơ.

    ‘Thơ là tiếng lòng trang trải…’, ‘Hồi hương ngẫu thư’ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương. Tiếng lòng ấy mới hồn hậu và đằm thắm biết bao!

     

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF