Lập dàn ý bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
dàn ý bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Trả lời (5)
-
. DÀN Ý
1.Mở bài:
- Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việc Bắc, tháng 2 năm 1951.
- Nội dung khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu lâu đời của dân tộc Việt Nam và được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
2. Thân bài:
* Truyền thống yêu nước của dân ta:
+ Trong chiến đấuchống xâm lăng:
- Nhân dân ta sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Truyền thống yêu nước tốt đẹp đã có tự ngàn xưa. (Dẫn chứng chứng minh: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...).
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn gay go, ác liệt (1951), điều đó càng cần đến tinh thần xả thân vì nước của mọi tầng lớp nhân dân.
- Lòng yêu nước là mạch nguồn không bao giờ vơi cạn trong lòng dân tộc. Đồng bào ngày nay rất xứng đáng với gương sáng yêu nước của tổ tiên.
- Trong hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp, lòng yêu nước được thể hiện qua những hành động cụ thể hằng ngày để bảo vệ sự tồn tại của quốc gia, dân tộc.
* Khẳng định giá trị cao quý tuyệt vời của tinh thần yêu nước:
- Dù trong mỗi hoàn cảnh, lòng yêu nước có những biểu hiện khác nhau nhưng tinh thần yêu nước bao giờ cũng có giá trị thiêng liêng.
- Nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ là phải ra sức tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, “làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
3. Kết bài:
- Bài văn nghị luận sắc sảo, nhiệt thành, có sức thuyết phục, cổvũ và động viên rất lớn đối với đồng bào trong kháng chiến chống Pháp.
- Tinh thần yêu nước, truyền thống bất khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lăng và sự nghiệp dựng xây đất nước ngày càng giàu mạnh.
bởi B Ming_23/04/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Ví dụ:
Dân tộc ta từ xa xưa đã có tinh thần yêu nước và truyền thống đó dã trở thành truyền thống của dân tộc ta bao đời nay. Tinh thần yêu nước từ xa xưa đã thể hiện trong nhân dân ta là những anh hùng đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc ta.
II. Thân bài: nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1. Lòng yêu nước là gì:- Ngày xưa : là đứng lên chống giặc ngoại xâm, hi sinh anh dũng vì sự nghiệp độc lậo tự do của dân tộc,….
- Ngày nay : là xây dựng, bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau,….
2. Biểu hiện của lòng yêu nước :
- Cầm sung chiến đấu
- Tăng gia sản xuất
- Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
3. Những tấm gương có tinh thần yêu nước :
- Võ Thị Sáu
- Kim Đồng
- Nguyễn Văn Thạc
4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay :
- Dối với học sinh : ra sức học tập, nỗ lực rèn luyện phấn đấu trong học tập, rèn luyện thân thể, thể thao,….
- Dối với nhân dân : ra sức bảo vệ, phản đối những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội,….
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Ví dụ :
Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ra hãy ra sức phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡03/06/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
1.Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận.
Bản đồ thế giới ghi tên Việt Nam, cả thế giới công nhận một đất nước bé nhỏ mà hùng cường với lòng yêu nước luôn cồn cào trong huyết quản mỗi con người Việt Nam. Chính lòng yêu nước ấy đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Lòng yêu nước là tình yêu đối với nơi mình sinh ra, lớn lên, là yêu đồng bào, yêu Tổ Quốc. Lòng yêu nước được hình thành từ những tình cảm bình dị, gẫn gũi mà rất đỗi thiêng liêng. Ê-ren-bua đã từng khẳng định:” lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc”. Yêu nước để rồi ta sống một cuộc sống đầy tình thân, tình nghĩa và luôn thường trực ước mong cho đất nước ngày càng phồn thịnh, phát triển.
b) Đặc điểm
- Lòng yêu nước của nhân dân ta từ lâu đã trở thành một truyền thống quý báu được gìn giữ và phát triển. Lòng yêu nước của ta có lúc ẩn mình, có lúc lại bùng lên mãnh liệt, đem tất cả những thăng trầm gian khó, những đau thương mất mát đều hóa thành niềm tự hào hiêu hãnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
c) Biểu hiện và ý nghĩa
- Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...” Những vị anh hùng đó, họ đều là tiêu biểu cho một dân tộc Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, hàng triệu trái tim từ những cụ già râu tóc bạc phơ đến những em nhỏ, những kiều bào nước ngoài cungz đề hướng về lý tưởng của dân tộc: đánh giặc, giành lại độc lập, hòa bình cho đất nước. Những người mẹ, người bà, người chị nơi hậu phương “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” không ngừng thi đua tăng gia sản xuất, chi viện lương thực thực phẩm cho bộ đội tiền tuyến. Trên khắp các chiến trường lửa bom ác liệt, các chiến sĩ quyết đem tất cả tinh thần, sức lực, máu xương cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Chính tình yêu nước mãnh liệt ấy đã trở thành nguồn sức mạnh kì diệu đem lại chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trước kẻ thù tàn bạo với vũ khí hiện đại.
- Lòng yêu nước trong thời bình tuy không mãnh liệt nhưng được thể hiện rất rõ qua tình yêu thiên nhiên đất nước. Chúng ta yêu từng nhành cây, ngọn cỏ, ngọn núi, con sông, từng mái nhà. Yêu luôn cả những âm thanh trong trẻo bình dị gần gũi. Chúng ta yêu và bảo vệ nền hòa bình mà cha ông ta khi xưa đã hi sinh để giành lấy.
- Yêu nước, chúng ta yêu cả con người- đồng bào máu thịt. Yêu những người thân thương, mến trẻ, kính già, biết ơn thầy cô, hiếu thảo với cha mẹ. Lòng yêu nước còn khiến ta thương cả những cảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh, giúp đỡ những anh hùng liệt sĩ có công với cách mạng, những bệnh nhân hiểm nghèo,...
d) Mở rộng
- Tuy nhiên đáng buồn là hiện nay vẫn còn những thanh niên sống với thứ tình cảm và tư tưởng sai lệch. Họ quên đi đất nước, chỉ nghĩ đến bản thân. Họ phán xét, chê trách, thậm chí là phá hoại đất nước nguồn cội của mình.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ
Lòng yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng và vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Đất nước phát triển là nhờ vào tình yêu nước của nhân dân ta.
bởi Vua Ảo Tưởng09/06/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm -
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Ví dụ:
Dân tộc ta từ xa xưa đã có tinh thần yêu nước và truyền thống đó dã trở thành truyền thống của dân tộc ta bao đời nay. Tinh thần yêu nước từ xa xưa đã thể hiện trong nhân dân ta là những anh hùng đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc ta.
II. Thân bài: nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1. Lòng yêu nước là gì:- Ngày xưa : là đứng lên chống giặc ngoại xâm, hi sinh anh dũng vì sự nghiệp độc lậo tự do của dân tộc,….
- Ngày nay : là xây dựng, bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau,….
2. Biểu hiện của lòng yêu nước :
- Cầm sung chiến đấu
- Tăng gia sản xuất
- Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
3. Những tấm gương có tinh thần yêu nước :
- Võ Thị Sáu
- Kim Đồng
- Nguyễn Văn Thạc
4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay :
- Dối với học sinh : ra sức học tập, nỗ lực rèn luyện phấn đấu trong học tập, rèn luyện thân thể, thể thao,….
- Dối với nhân dân : ra sức bảo vệ, phản đối những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội,….
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Ví dụ :
Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ra hãy ra sức phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Nghị luận tinh thân yêu nước của nhân dân ta” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.Chúc bn học tốt!
bởi Đinh Trí Dũng31/07/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Các câu hỏi có liên quan
-
26/08/2020 | 1 Trả lời
-
23/08/2020 | 0 Trả lời
-
Tóm tắt văn bản
29/06/2020 | 3 Trả lời
-
28/06/2020 | 1 Trả lời
-
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.............đến của một dân tộc anh hùng
(Đoạn 1 của văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta")
Câu 1: Nội dung và ý nghĩa của đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Từ văn bản trên hãy nêu suy nghĩ của em về truyền thống của dân tộc ta
Câu 3: Xác định câu văn có dử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?24/06/2020 | 7 Trả lời
-
19/06/2020 | 1 Trả lời
-
19/06/2020 | 3 Trả lời
-
17/06/2020 | 5 Trả lời
-
17/06/2020 | 0 Trả lời
-
Văn nghị luận
15/06/2020 | 0 Trả lời
-
“dân ta có lòng nồng nàn yêu nước,Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng,thì tin thần ấy lại sôi nổi,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước...”
1,đoạn văn được trích trong văn bản nào?
A,tinh thần yêu nước của nhân dân ta
B,đức tính giản dị của Bác Hồ
C,ý nghĩa văn chương
D,sự giàu đẹp của tiếng việt
2,đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A,miêu tả B,tự sự
C,biểu cảm D,nghị luận
3,câu văn” Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng,thì tin thần ấy lại sôi nổi,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A,liệt kê B,so sánh
C,nhân hóa hoán dụ
4,từ nào không phải từ láy?
A,mạnh mẽ B,đông đủ
C,khó khăn D,tươi cười
5,từ nào sau đây là từ hán việt ?
A,nhân dân B,truyền thống
C,tổ quốc D,làn sóng
6,sự xuất hiện của ba cụm từ”kết thành,lướt qua,nhấn chìm”trong câu văn nhằm mục đích gì?
A,nhấn mạnh và thể hiện sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm
B,nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
C,nhấn mạnh ý thức chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta
7,luận điểm của đoạn văn trên là:
A,dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
B,mỗi khi tổ quốc vị xâm lăng
C,đó là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta14/06/2020 | 3 Trả lời
-
Tìm biện pháp tu từ nổi bật và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
14/06/2020 | 0 Trả lời
-
09/06/2020 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người
05/06/2020 | 1 Trả lời
-
Hãy giúp mình nhé
29/05/2020 | 0 Trả lời
-
Tìm hình ảnh so sánh của văn bản
20/05/2020 | 1 Trả lời
-
Biểu hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày xưa và nay như thế nào?
20/05/2020 | 0 Trả lời
-
Nhận định của tác giả về tinh thần yêu nước của nhân dân ta như thế nào? vì sao?
20/05/2020 | 0 Trả lời
-
dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
18/05/2020 | 0 Trả lời
-
ăn sau và trả lời câu hỏi
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 1: chép lại câu văn mang luận điểm và cho biết nội dung của đoạn văn?
Câu 2: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn đó có tác dụng gì?
Câu 3: Tìm cụm C-V để mở rộng câu trong câu sau:
"Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày"
giúp mình với
16/05/2020 | 0 Trả lời