YOMEDIA
NONE

Em hãy viết một đoạn văn về tựa đề: Mong ước tuổi thơ

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Ngày còn bé vẫn cứ ước mình nhanh trưởng thành, thích làm người lớn vì nghĩ lớn rồi muốn làm gì thì làm. Giờ lớn rồi mới thấy làm người lớn chả vui chút nào… Lớn rồi mới thấy cuộc đời không bằng phẳng, không bình yên như ta đã nghĩ… Lớn rồi mới thấy muốn quay về tuổi thơ, muốn được sống lại những tháng năm hồn nhiên, vô tư ngày còn bé.

    Tôi muốn được bé lại, để vô lo, vô nghĩ, chỉ biết ăn, biết học và tất nhiên là cả biết chơi nữa. Tôi muốn được đào khoai lang, đua xe bọ xít hay cầm vợt, cầm xô, khuấy tung nước cống để bắt săn sắt. Tôi muốn được thấy mẹ tôi nằm võng, bóng mẹ in lên bức tường ẩm mốc, tiếng mẹ ngập ngừng "đêm chong đèn ngồi nhớ lại, từng câu chuyện ngày xưa" trong những đêm đông lạnh. Tôi muốn… được trở về tuổi thơ tôi, trở về những năm tháng bình yên ấy.

    Tuổi thơ tôi là những chiều hè lộng gió, tôi cùng bọn trẻ trong xóm rong ruổi trên những cánh đồng rau xanh mướt. Đứa cầm diều, đứa cầm ống bơ, không có con đường nào mà không in dấu chân của lũ "quỷ sứ" chúng tôi. Nhìn cánh diều bé xíu trên nên trời xanh thẳm, tôi ước muốn một ngày nào đó cũng được bay cao, bay xa như thế, đến với những mảnh đất xa lạ nhưng đầy hấp dẫn.

    Ngày ấy, sở hữu một con diều là niềm ao ước của nhiều đứa. Nhưng vì không có tiền mua, chúng tôi thử làm diều từ báo cũ. Và chẳng một đứa nào thành công cả. Cái thì nhẹ quá, cái lại bị lệch… Sau bao lần thất bại, tất cả đều từ bỏ. Ngoại trừ tôi. Vốn tính hiếu thắng, tôi vênh mặt với đám bạn: "Lần này tao sẽ làm được". Thế nhưng biết bao cái lần này trôi qua, mặc cho tôi đã đầy bồ kinh nghiệm, con diều của tôi chưa từng được biết đến trời cao là gì. Và kết cục của chúng là cháy thành tro bụi trong cái bếp lò của bà tôi. Dù vậy, tôi vẫn làm diều cho đến năm tôi học lớp 8, khi tôi phải làm quen với mọi thứ ở ngôi trường mới.

    Nếu ngày đó tôi tin rằng, không phải cứ cố gắng là có thể làm được thì có lẽ tôi cũng sớm từ bỏ như bọn thằng Hùng, thằng Sơn, cái Hoa. Tôi cũng chẳng có những kinh nghiệm quý báu kia. Và có lẽ cũng sẽ chẳng có tôi của hiện tại. Tất nhiên, giờ thì tôi tin vào điều đó.

    Tuổi thơ tôi là những lần bị mẹ đánh đòn. Tôi mếu máo: "Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa!". Dù vậy, trong lòng tôi vẫn ấm ức lắm. Tại sao trẻ con luôn được dạy phải nói câu đó ngay cả khi nó không thấy mình sai? Không ai nói chúng tôi đã sai ở đâu. Họ chỉ bảo chúng tôi phải xin lỗi. Và nếu đứa nào gan lì mà không "nhận sai", bữa đó nó ăn no "trạch".

    Nhưng có lẽ người lớn luôn muốn dạy trẻ con theo một cách nào đó mà đến bây giờ tôi mới hiểu. Không phải chỉ khi làm sai ta mới xin lỗi. Nếu muốn tồn tại, xin lỗi phải là câu cửa miệng của bạn.

    Tuổi thơ tôi là những trưa trốn ngủ. Đám bạn đang đợi tôi ở đầu ngõ. Chúng tôi sẽ thực hiện một phi vụ đặc biệt "nguy hiểm": hái trộm nho nhà bà Trúng. Giàn nho ta nhà bà sai quả đến nỗi vài chùm nho đã vượt ra ngoài bức tường ngăn cách nhà bà với lối đi chung của xóm. Chùm nho trĩu quả, nhìn đến là thích mắt. Thằng Hùng và thằng Sơn sẽ trông chừng người qua đường và con sư tử (biệt danh của con chó nhà bà Trúng), sẵn sàng phát tín hiệu khẩn cấp. Cái Hoa sẽ cầm nón để hứng. Còn tôi, kẻ chủ mưu, sẽ trèo lên cây cột điện sát tường, vươn tay ra và thực hiện cú giật lịch sử. Thắng lợi đã nằm trong tay tôi rồi.

    Ngẫm lại mới thấy những điều xấu xa dường như luôn ẩn chứa thứ ma lực đặc biệt, khiến ta làm theo dù biết đó là sai. Nếu không muốn sa ngã, phải thật bản lĩnh. Tất nhiên, khi đó chúng tôi không có được bản lĩnh ấy. Cái cảm giác thích thú khi được hái chùm nho kia, và cả khi bốn đứa chạy bán sống bán chết khi con sư tử xuất hiện sau cánh cổng - cách cột điện chưa đến 10 mét, hấp dẫn chúng tôi hơn cả.

    Tuổi thơ tôi là những đêm thức trắng cùng mẹ để bán hoa ở chợ hoa Quảng Bá. Mùa ấy hoa rẻ lắm. Hai mẹ con đi từ 9 giờ tối, mà đến 1, 2 giờ sáng hôm sau vẫn còn quá nửa xe. Mẹ lo tôi đói, hỏi tôi có muốn vào ăn mì tôm trong mấy quán ven đường không. Tôi lắc đầu, quay đi để mẹ không nhìn thấy giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Ở đằng kia, cách chỗ tôi không xa, hai người đàn ông đang cầm từng mớ hoa đập vào cây cột điện. Mẹ tôi bảo, hoa rẻ nên chẳng mấy người mua, nhưng hễ cứ để nguyên mà chất đống trên đường là lại có cả tá người ôm về. Tiếng mẹ tôi thở dài…

    Đến bao giờ người dân làng tôi mới bớt khổ? Đến bao giờ mẹ tôi mới thôi thở dài? Đến bao giờ… Câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong đầu tôi.

    Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới đó mà tôi đã qua những ngày được chở che, bao bọc. Bây giờ mọi thứ cũng thật khác. Đường bê tông, đường nhựa nối liền các khu ruộng. Các em tôi mỗi đứa có vài ba cái diều. Và chúng cũng không biết rằng đã từng có một con sư tử tồn tại khiến anh Hùng, anh Sơn của chúng sợ khiếp vía.

    Quê tôi những ngày này thật đẹp. Đâu đó trên cánh đồng, những gương mặt vui cười rạng rỡ vì hoa được mùa. Nắng nhẹ nhàng trải mình sau những ngày mưa rả rích. Còn tôi, tôi đang làm cho mình chiếc diều giấy thứ n. Tôi không biết lần này sẽ thành công hay lại thất bại. Nhưng dù sao thì tôi vẫn tiếp tục, cho tới khi cánh diều mang ước mơ tôi bay thật cao, thật xa trên bầu trời kia.

      bởi Sam sung 02/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Em hãy viết một đoạn văn về tựa đề: Mong ước tuổi thơ

    Ngày còn bé vẫn cứ ước mình nhanh trưởng thành, thích làm người lớn vì nghĩ lớn rồi muốn làm gì thì làm. Giờ lớn rồi mới thấy làm người lớn chả vui chút nào… Lớn rồi mới thấy cuộc đời không bằng phẳng, không bình yên như ta đã nghĩ… Lớn rồi mới thấy muốn quay về tuổi thơ, muốn được sống lại những tháng năm hồn nhiên, vô tư ngày còn bé.

    Tôi muốn được bé lại, để vô lo, vô nghĩ, chỉ biết ăn, biết học và tất nhiên là cả biết chơi nữa. Tôi muốn được đào khoai lang, đua xe bọ xít hay cầm vợt, cầm xô, khuấy tung nước cống để bắt săn sắt. Tôi muốn được thấy mẹ tôi nằm võng, bóng mẹ in lên bức tường ẩm mốc, tiếng mẹ ngập ngừng "đêm chong đèn ngồi nhớ lại, từng câu chuyện ngày xưa" trong những đêm đông lạnh. Tôi muốn… được trở về tuổi thơ tôi, trở về những năm tháng bình yên ấy.

    Tuổi thơ tôi là những chiều hè lộng gió, tôi cùng bọn trẻ trong xóm rong ruổi trên những cánh đồng rau xanh mướt. Đứa cầm diều, đứa cầm ống bơ, không có con đường nào mà không in dấu chân của lũ "quỷ sứ" chúng tôi. Nhìn cánh diều bé xíu trên nên trời xanh thẳm, tôi ước muốn một ngày nào đó cũng được bay cao, bay xa như thế, đến với những mảnh đất xa lạ nhưng đầy hấp dẫn.

    Ngày ấy, sở hữu một con diều là niềm ao ước của nhiều đứa. Nhưng vì không có tiền mua, chúng tôi thử làm diều từ báo cũ. Và chẳng một đứa nào thành công cả. Cái thì nhẹ quá, cái lại bị lệch… Sau bao lần thất bại, tất cả đều từ bỏ. Ngoại trừ tôi. Vốn tính hiếu thắng, tôi vênh mặt với đám bạn: "Lần này tao sẽ làm được". Thế nhưng biết bao cái lần này trôi qua, mặc cho tôi đã đầy bồ kinh nghiệm, con diều của tôi chưa từng được biết đến trời cao là gì. Và kết cục của chúng là cháy thành tro bụi trong cái bếp lò của bà tôi. Dù vậy, tôi vẫn làm diều cho đến năm tôi học lớp 8, khi tôi phải làm quen với mọi thứ ở ngôi trường mới.

    Nếu ngày đó tôi tin rằng, không phải cứ cố gắng là có thể làm được thì có lẽ tôi cũng sớm từ bỏ như bọn thằng Hùng, thằng Sơn, cái Hoa. Tôi cũng chẳng có những kinh nghiệm quý báu kia. Và có lẽ cũng sẽ chẳng có tôi của hiện tại. Tất nhiên, giờ thì tôi tin vào điều đó.

    Tuổi thơ tôi là những lần bị mẹ đánh đòn. Tôi mếu máo: "Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa!". Dù vậy, trong lòng tôi vẫn ấm ức lắm. Tại sao trẻ con luôn được dạy phải nói câu đó ngay cả khi nó không thấy mình sai? Không ai nói chúng tôi đã sai ở đâu. Họ chỉ bảo chúng tôi phải xin lỗi. Và nếu đứa nào gan lì mà không "nhận sai", bữa đó nó ăn no "trạch".

    Nhưng có lẽ người lớn luôn muốn dạy trẻ con theo một cách nào đó mà đến bây giờ tôi mới hiểu. Không phải chỉ khi làm sai ta mới xin lỗi. Nếu muốn tồn tại, xin lỗi phải là câu cửa miệng của bạn.

    Tuổi thơ tôi là những trưa trốn ngủ. Đám bạn đang đợi tôi ở đầu ngõ. Chúng tôi sẽ thực hiện một phi vụ đặc biệt "nguy hiểm": hái trộm nho nhà bà Trúng. Giàn nho ta nhà bà sai quả đến nỗi vài chùm nho đã vượt ra ngoài bức tường ngăn cách nhà bà với lối đi chung của xóm. Chùm nho trĩu quả, nhìn đến là thích mắt. Thằng Hùng và thằng Sơn sẽ trông chừng người qua đường và con sư tử (biệt danh của con chó nhà bà Trúng), sẵn sàng phát tín hiệu khẩn cấp. Cái Hoa sẽ cầm nón để hứng. Còn tôi, kẻ chủ mưu, sẽ trèo lên cây cột điện sát tường, vươn tay ra và thực hiện cú giật lịch sử. Thắng lợi đã nằm trong tay tôi rồi.

    Ngẫm lại mới thấy những điều xấu xa dường như luôn ẩn chứa thứ ma lực đặc biệt, khiến ta làm theo dù biết đó là sai. Nếu không muốn sa ngã, phải thật bản lĩnh. Tất nhiên, khi đó chúng tôi không có được bản lĩnh ấy. Cái cảm giác thích thú khi được hái chùm nho kia, và cả khi bốn đứa chạy bán sống bán chết khi con sư tử xuất hiện sau cánh cổng - cách cột điện chưa đến 10 mét, hấp dẫn chúng tôi hơn cả.

    Tuổi thơ tôi là những đêm thức trắng cùng mẹ để bán hoa ở chợ hoa Quảng Bá. Mùa ấy hoa rẻ lắm. Hai mẹ con đi từ 9 giờ tối, mà đến 1, 2 giờ sáng hôm sau vẫn còn quá nửa xe. Mẹ lo tôi đói, hỏi tôi có muốn vào ăn mì tôm trong mấy quán ven đường không. Tôi lắc đầu, quay đi để mẹ không nhìn thấy giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Ở đằng kia, cách chỗ tôi không xa, hai người đàn ông đang cầm từng mớ hoa đập vào cây cột điện. Mẹ tôi bảo, hoa rẻ nên chẳng mấy người mua, nhưng hễ cứ để nguyên mà chất đống trên đường là lại có cả tá người ôm về. Tiếng mẹ tôi thở dài…

    Đến bao giờ người dân làng tôi mới bớt khổ? Đến bao giờ mẹ tôi mới thôi thở dài? Đến bao giờ… Câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong đầu tôi.

    Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới đó mà tôi đã qua những ngày được chở che, bao bọc. Bây giờ mọi thứ cũng thật khác. Đường bê tông, đường nhựa nối liền các khu ruộng. Các em tôi mỗi đứa có vài ba cái diều. Và chúng cũng không biết rằng đã từng có một con sư tử tồn tại khiến anh Hùng, anh Sơn của chúng sợ khiếp vía.

    Quê tôi những ngày này thật đẹp. Đâu đó trên cánh đồng, những gương mặt vui cười rạng rỡ vì hoa được mùa. Nắng nhẹ nhàng trải mình sau những ngày mưa rả rích. Còn tôi, tôi đang làm cho mình chiếc diều giấy thứ n. Tôi không biết lần này sẽ thành công hay lại thất bại. Nhưng dù sao thì tôi vẫn tiếp tục, cho tới khi cánh diều mang ước mơ tôi bay thật cao, thật xa trên bầu trời kia.

     

      bởi Thiếu Muối Năng 02/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON