YOMEDIA
NONE

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

    Ví dụ: Việt Nam ta có một kho tàn ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và quý giá. Những câu tục ngữ, ca dao tuy ngắn gọn nhưng hàm ý một ý nghĩa vô cùng sâu sắc và đáng học hỏi. Một trong những câu tục ngữ đó, có câu tục ngữ khuyên chúng ta về lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ ta là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”.

    II. Thân bài: Chứng minh cau tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

    1. Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

    • Nghĩa đen: Khi ăn khoai phải nhớ đến kẻ mà trồng khoai cho ta ăn, còn khi uống nước thì nhớ đến nơi mà có nguồn nước, sản sinh ra ra nguồn nước.
    • Nghĩa bóng: Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

    2. Chứng minh cau tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn:

    Thời xưa:

    • Người ta thường tổ chức cúng kiếng để cảm ơn trời đất
    • Mỗi vụ mùa đều cúng thần linh
    • Thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ

    Thời nay:

    • Các ngày lễ lớn như: thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc,….
    • Tinh thần ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ ngã xuống vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa,….

    III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

      bởi thanh hằng 13/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Dàn ý:

    1. Mở Bài

    Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

    2. Thân Bài

    - Giải thích câu tục ngữ:

    Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

    Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

    - Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

     Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

    Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

    Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

    3. Kết Bài

    Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

      bởi Huất Lộc 12/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON