Cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một nhà thơ
Cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một nhà thơ.
Trả lời (7)
-
Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên.
Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho!
Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình.
Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm, mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi:
Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ: Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa.
Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho.
Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.
Cậu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn thủy chung giữa hai ta.
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội.
Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
g đã biết hối cải. Ta cũng động lòng trước tình cảm của đoi ngươi nhưng tội lỗi thì khó mà xoá được. Vậy ta phạt hai ngươi xa nhau ba năm tu thân tích đức rồi mới được chung sống với nhau.
Trọng Thuỷ và Mị Châu cảm tạ ân điển rồi xuống trần gian. Ba năm sau họ gặp lại nhau và chung sống vui vẻ hạnh phúc. (Bật mí: họ sinh được hai đứa con “một trai, một gái”, con trai giống Trọng Thuỷ, con gái giống Mị Châu)
bởi Hà Thủy Tiên 30/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tôi quý trọng ông không chỉ bởi những áng văn hay, những vần thơ kiệt xuất, mà tôi quý ông trước hết ở chính cuộc đời, chính con người ông.
Xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, như một “ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam”, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho dân tộc một di sản văn hóa lớn lao và một tấm gương cao khiết về nhân cách, đạo đức. Sống giữa thời kì can qua bấn loạn của đất nước, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời thấm đầy bất hạnh, khổ đau. Nỗi bất hạnh cá nhân: mắt mù, quyện vào nỗi bất hạnh chung: nước mất nhà tan, rên xiết trong tâm hồn nhân đạo của người. Song, chưa một phút giây nào bi lụy, khuất phục, Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương anh dũng, kiên cường trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Người bảo vệ đất nước không phải bằng ngọn giáo, mũi tên, mà bằng thơ văn – nó chính là vũ khí sắc nhọn để Nguyễn Đình Chiểu trở thành một người chiến sĩ đứng bảo vệ cho văn hóa, cho độc lập muôn đời trên xứ sở. Trở lại dòng lịch sử hơn trăm năm qua, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng đặt một câu hỏi lớn: Vì sao thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có sức mạnh, có sức ám ảnh cao đến vậy? Và từ bấy đến nay, mỗi lần ta thắc mắc, ta lại tìm đến cuộc đời người, cuộc đời ấy sẽ trả lời cho ta tất cả. Nguyễn Đình Chiểu đã sống với lòng yêu nước thương dân đến tột cùng, nó thấm thía vào hồn người để rồi uất đọng, dư ba, ngân vang mãi trong mỗi vần văn, câu thơ thuở ấy. Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu chính là một bài thơ đẹp của dân tộc nhiệm vụ, là một tấm gương trong sạch, thanh khiết để bao thế hệ đời sau soi bóng. Người đã sống vậy, và đã sáng tác văn chương. Văn chương Đồ Chiểu là tâm hồn người, là chính cuộc đời người vậy.
Khi đất nước còn chưa có bước chân của ngoại xâm, Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho tài năng đã sớm phải chịu một số phận bất hạnh, nhiều đắng cay và cũng đầy ngang trái. Chưa có dịp lục tìm tiểu sử của người, ta hãy đọc Lục Vân Tiên, chiêm ngưỡng nhân vật Lục Vân Tiên để thấy ẩn khuất sau hình tượng ấy một Nguyễn Đình Chiểu. Ta thấy rõ được chính cảm xúc sâu xa, chính những suy nghĩ chân thực, những tình cảm nông cháy trước cuộc đời của người là cảm hứng cho nhà thơ viết Lục Vân Tiên.
Con người cụ càng đáng kính trọng hơn trong buổi “tang thương” của đất nước, quê hương. Giờ đây trong con người Nguyễn Đình Chiểu nỗi đau riêng chìm xuống đáy tâm tư, để hiện lên tha thiết một nỗi đau dân tộc, một nỗi thương người cháy bỏng không nguôi. Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác thật nhiều tác phẩm có giá trị. Không thể cầm gươm trực tiếp đánh giặc như bao người có đôi mắt sáng thì người viết thơ để kêu gọi, để cuốn theo tiếng gọi giang sơn nồng cháy, thắp lên niềm tin, lòng yêu nước ở mỗi con người:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Người đã sống một cuộc đời không mệt mỏi để đấu tranh cho chính nghĩa. Cuộc đời người là một bó hoa thơm ngọt ngào nhất dâng lên cho đất mẹ Việt Nam. Người đam nỗi đau cho những đứa trẻ sống trong cảnh loạn li.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay
Phải là một người có trái tim lớn mới nghe, mới cảm nhận chính xác được hình tượng ấy. Người đã sống giữa lòng dân, gần gũi với nhân dân để hiểu được những gì thân quen. Để rồi từ đó người tỏ bày lòng căm phẫn với quân thù, người đã có thái độ bất hợp tác bởi “đất chung đã mất, đất riêng còn sá gì” khi bọn thực dân muốn mua chuộc cụ.
Tuy bị mù nhưng với cụ:
Thà cho trước mắt như mù
Chẳng thà ngồi ngó kẻ thù quân thân
Hay:
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Đọc những câu thơ ấy, trong tôi chợt hiện lên một câu hỏi rằng: Nếu không phải là cụ Đồ Chiểu thì một người gặp hoàn cảnh như cụ thì có làm được như thế hay không? Mù nhưng người vẫn sống tốt, sống đẹp để góp phần chống lại ội ác tày trời mà thực dân Pháp đã giày xéo trên đất nước ta. Và người đã sống cao hơn chúng ta, cụ Đồ Chiểu đã sống và sáng tạo vì nhân dân, đất nước. Người là một nhà giáo, một thầy thuốc, một nghệ sĩ vĩ đại của chúng ta.
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một chân lí, một lẽ sống để hướng văn chương tới giá trị chân – thiện – mĩ. Người đã viết đúng tâm hồn mình, cuộc đời mình để muôn đời sau, chúng ta thán phục và biết ơn. Và chắc hẳn lòng ta bỗng như đẹp hơn khi được đọc những sáng tác của người – cái thế giới của cuộc đời tâm hồn cao khiết ấy.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 31/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tôi say mê Kiều bởi ở Kiều tôi thấy Nguyễn Du, một Nguyễn Du của tài và tình, một nguyễn Du có tình yêu tha thiết với dân tộc và tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Mà bất hạnh nhất trong xã hội xưa là người phụ nữ, những con người hồng nhan bạc phận.
Tôi muốn nói về sự kính trọng của tôi đối với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Cả dân tộc ta đã kính trọng ông nhưng tôi vẫn muốn thể hiện những tình cảm của mình đối với người thi nhân đa tài mà đa đoan ấy.
Điều đầu tiên khiến tôi yêu quý và kính trọng Nguyễn Du chính là tình cảm của ông dành cho con người. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trong để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc. Người thi nhân đa đoan, viên quan đại thần dòng dõi của triều Lê ấy không biết đã bao lần “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Chính ông đã tự nhận ra rằng, người thi nhân bất hạnh bởi thi nhân luôn là người tự vận nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác vào mình (Phong vận kì oan ngã tự cư). Lòng nhân hậu khiến ông luôn rất nhạy cảm với nỗi đau khổ của người khác, vì thế những thi phẩm của ông luôn đầm đìa nước mắt: nước mắt của nàng Kiều, nước mắt của người ca nữ đất Long Thành và của nàng Tiểu Thanh. Họ đều là những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc. Nhà thơ đồng cảm và đau nỗi đau của những người ấy không đơn giản chỉ là sự cảm thông của con người đối với con người. Nỗi đau của Nguyễn Du còn là sự nuối tiếc, xót xa trước sự ra đi của những tài năng. “Cái tốt đẹp thì khó bền”, “hoa thường hay héo cỏ thường tươi”, đó là quy luật của cuộc đời. Sự vô tình của con người trước nỗi đau, trước giá trị của cái đẹp cũng là lẽ thường. Biết vậy Nguyễn Du vẫn luôn trăn trở day dứt:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
“Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha” (Tố Hữu) chính là điều khiến ông luôn được người đời trân trọng.
Điều thứ hai khiến tôi say mê Nguyễn Du chính là bởi tài năng. Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Nguyễn Du đã gửi gắm ở Truyện Kiều một tình yêu lớn đối với tiếng nói và thể thơ dân tộc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Ví như những bức tranh bốn mùa của ông:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Tiếng Việt đẹp hơn, giàu âm thanh, hình ảnh và sắc điệu hơn bởi khả năng sáng tạo của ông. Truyện Kiều đã đưa thể hiện một cách phong phú nhất khả năng biểu hiện của Tiếng Việt và khả năng biểu cảm của thể thơ lục bát.
Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 31/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
(A) Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ (tác giả, hoàn cảnh ra đời)
- Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ (một lối tư duy nghệ thuật độc đáo sắc sảo và một tình bạn tha thiết chân thành)
(B) Thân bài: Nêu cảm nghĩ
- Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hóm hỉnh và độc đáo :
- Tuy hình thức giống như một bài thơ Đường luật nhưng bài thơ này có một cách kết cấu riêng (bảy câu trên là một ý và câu cuối cùng mang một ý).
- Nhà thơ nói đến những thiếu thốn vật chất một cách hóm hỉnh, vui tươi (mọi thứ đều có những không dùng được). Khách nghe cách tiếp đón ấy lại thấy thích thú mà vẫn hài lòng.
- Bạn đến chơi nhà là một bài thơ đề cao cái tình trong tình bạn.
- Nói đến những thiếu thốn về vật chất là để khẳng định cái tình trong tình bạn.
- Suốt cả bài thơ và nhất là câu thơ cuối như là một minh chứng đủ đầy về cuộc sống thanh bạch mà tình cảm thanh cao của nhà thơ.
(C) Kết bài:
- Bài thơ là một nét đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
bởi Huất Anh Lộc (Epic's Minecraft) 31/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tôi say mê Kiều bởi ở Kiều tôi thấy Nguyễn Du, một Nguyễn Du của tài và tình, một nguyễn Du có tình yêu tha thiết với dân tộc và tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Mà bất hạnh nhất trong xã hội xưa là người phụ nữ, những con người hồng nhan bạc phận.
Tôi muốn nói về sự kính trọng của tôi đối với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Cả dân tộc ta đã kính trọng ông nhưng tôi vẫn muốn thể hiện những tình cảm của mình đối với người thi nhân đa tài mà đa đoan ấy.
Điều đầu tiên khiến tôi yêu quý và kính trọng Nguyễn Du chính là tình cảm của ông dành cho con người. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trong để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc. Người thi nhân đa đoan, viên quan đại thần dòng dõi của triều Lê ấy không biết đã bao lần “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Chính ông đã tự nhận ra rằng, người thi nhân bất hạnh bởi thi nhân luôn là người tự vận nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác vào mình (Phong vận kì oan ngã tự cư). Lòng nhân hậu khiến ông luôn rất nhạy cảm với nỗi đau khổ của người khác, vì thế những thi phẩm của ông luôn đầm đìa nước mắt: nước mắt của nàng Kiều, nước mắt của người ca nữ đất Long Thành và của nàng Tiểu Thanh. Họ đều là những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc. Nhà thơ đồng cảm và đau nỗi đau của những người ấy không đơn giản chỉ là sự cảm thông của con người đối với con người. Nỗi đau của Nguyễn Du còn là sự nuối tiếc, xót xa trước sự ra đi của những tài năng. “Cái tốt đẹp thì khó bền”, “hoa thường hay héo cỏ thường tươi”, đó là quy luật của cuộc đời. Sự vô tình của con người trước nỗi đau, trước giá trị của cái đẹp cũng là lẽ thường. Biết vậy Nguyễn Du vẫn luôn trăn trở day dứt:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
“Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha” (Tố Hữu) chính là điều khiến ông luôn được người đời trân trọng.
Điều thứ hai khiến tôi say mê Nguyễn Du chính là bởi tài năng. Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Nguyễn Du đã gửi gắm ở Truyện Kiều một tình yêu lớn đối với tiếng nói và thể thơ dân tộc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Ví như những bức tranh bốn mùa của ông:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Tiếng Việt đẹp hơn, giàu âm thanh, hình ảnh và sắc điệu hơn bởi khả năng sáng tạo của ông. Truyện Kiều đã đưa thể hiện một cách phong phú nhất khả năng biểu hiện của Tiếng Việt và khả năng biểu cảm của thể thơ lục bát.
Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.bởi Nguyễn Thị Cẩm Nhung 08/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Giống tất cả mọi người dân Việt Nam, tôi yêu tiếng nói của dân tộc mình, thứ tiếng nói lên bổng xuống trầm đầy cảm xúc. Vì thế tôi yêu những câu lục bất uyển chuyển và đằm thắm chứa chan tình cảm. Vì lẽ đó, cũng chẳng có gì là lạ, là đặc biệt khi tôi yêu văn học nước mình, và tôi say mê Truyện Kiều của Nguyễ Du. Tôi say mê Kiều bởi ở Kiều tôi thấy Nguyễn Du, một Nguyễn Du của tài và tình, một nguyễn Du có tình yêu tha thiết với dân tộc và tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông đối với nhữung kiếp người bất hạnh. Mà bất hạnh nhất trong xã hội xưa là người phụ nữ – những con người hồng nhan bạc phận.
Tôi muốn nói về sự kính trọng của tôi đối với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Cả dân tộc ta đã kính trọng ông nhưng tôi vẫn muốn thể hiện những tình cảm của mình đối với người thi nhân đa tài mà đa đoan ấy.
Điều đầu tiên khiến tôi yêu quý và kính trọng Nguyễn Du chính là tình cảm của ông dành cho con người. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trong để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc. Người thi nhân đa đoan, viên quan đại thần dòng dõi của triều Lê ấy không biết đã bao lần “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Chính ông đã tự nhận ra rằng, người thi nhân bất hạnh bởi thi nhân luôn là người tự vận nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác vào mình (Phong vận kì oan ngã tự cư). Lòng nhân hậu khiến ông luôn rất nhạy cảm với nỗi đau khổ của người khác, vì thế những thi phẩm của ông luôn đầm đìa nước mắt: nước mắt của nàng Kiều, nước mắt của người ca nữ đất Long Thành và của nàng Tiểu Thanh. Họ đều là những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc. Nhà thơ đồng cảm và đau nỗi đau của những người ấy không đơn giản chỉ là sự cảm thông của con người đối với con người. Nỗi đau của Nguyễn Du còn là sự nuối tiếc, xót xa trước sự ra đi của những tài năng. “Cái tốt đẹp thì khó bền”, “hoa thường hay héo cỏ thường tươi”, đó là quy luật của cuộc đời. Sự vô tình của con người trước nỗi đau, trước giá trị của cái đẹp cũng là lẽ thường. Biết vậy Nguyễn Du vẫn luôn trăn trở day dứt:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
“Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha” (Tố Hữu) chính là điều khiến ông luôn được người đời trân trọng.
Điều thứ hai khiến tôi say mê Nguyễn Du chính là bởi tài năng. Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Nguyễn Du đã gửi gắm ở Truyện Kiều một tình yêu lớn đối với tiếng nói và thể thơ dân tộc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Ví như những bức tranh bốn mùa của ông:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Tiếng Việt đẹp hơn, giàu âm thanh, hình ảnh và sắc điệu hơn bởi khả năng sáng tạo của ông. Truyện Kiều đã đưa thể hiện một cách phong phú nhất khả năng biểu hiện của Tiếng Việt và khả năng biểu cảm của thể thơ lục bát.
Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.
bởi Đinh Trí Dũng 10/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ trong trẻo, thiết tha. Nó là phần tinh tuý nhất của một con người luôn khát khao cống hiến, khát khao sống có ý nghĩa. Nó là tiếng lòng của nhà thơ và cũng là của tất cả những ai ham mê cái cuộc sống trần gian rất đẹp đẽ này.
Mùa xuân nho nhỏ ra đời khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu, Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của "con chim chiền chiện" để góp nên một "mùa xuân nho nhỏ" cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương.
Với thể thơ 5 chữ, với cách ngắt nhịp nhanh, gọn mà vẫn có độ dư ba, bài thơ đã dâng lên trong lòng tôi cảm giác rộn ràng, náo nức. Những gam màu trong trẻo, những hình ảnh đẹp, tươi sáng và đầy sức sống trong mỗi câu thơ cứ thấm dần vào trái tim tuổi trẻ của tôi.
Mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước được nhà thơ cảm nhận trong sự căng đầy của nhựa sống, trong nhịp sống đang hối hả và trong sự tươi non mơn mởn của những hi vọng vào tương lai. Giữa màu xanh yên bình của dòng sông xuân, sắc tím biếc cuả bông hoa không hề lạc lõng, chông chênh. Nó bám chắc vào lòng sông như một sợi dây vô hình làm nên sức sống. Trên cái nền màu dịu êm của "sông xanh" và "hoa tím biếc", tiếng hót trong vắt của con chim chiền chiện vút cao, ngân vang đến bất tận đến trời xanh. Từng tiếng, từng tiếng chim trong veo hay tiếng nhịp thở của khí xuân hoà vào trời đất, vang vọng vào trong lòng người như những "giọt tâm hồn" sáng long lanh. Tiếng hót ấy khiến ta không thể dửng dưng mà khiến ta phải thốt lên tiếng gọi rủ về cái khát khao muốn nắm bắt, muốn "đưa tay hứng".
Không tách mình khỏi khí xuân của thiên nhiên, đất nước trong công cuộc chuyển mình đi lên cũng rộn ràng, hối hả. Sức sống của đất nước không chung chung, trừu tượng mà nó biểu hiện ra ở "sức xuân" của mỗi con người. Mùa xuân trên lưng lính, lộc xuân trong tay người nông dân. Mỗi bước đi của người gieo thêm một chồi biếc, một mầm non. Và cứ thế, sức xuân của đất nước lại dâng lên như những lớp sóng xôn xao. Đất nước phấn chấn, hứng khởi trong một nhịp thở mới, hối hả khẩn trương. Niềm tin mới của dân tộc được chắp cánh từ truyền thống bốn nghìn năm dựng nước. Thế nên, dẫu biết có những vất vả và gian lao nhưng cả nước "vẫn đi lên phía trước" với một quyết tâm không mệt mỏi.
Những câu thơ của Thanh Hải đầy ắp hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Nó tạo nên một không khí sôi nổi, háo hức, phơi phới vui tươi. Nó là một bức tranh tươi sáng sắc màu, là một bản nhạc rộn ràng tiết tấu trong trẻo, ngân nga và gợi cảm. Điều đặc biệt là: bức tranh thiên nhiên, bức tranh đất nước đầy sức sống ấy đã được nhà thơ cảm nhận khi ông đang ở vào cái giây khắc sắp lìa đời. Trên giường bệnh, nhà thơ vẫn mở rộng hồn mình, lắng nghe và đón nhận tất cả những thanh âm xao động của cuộc sống ngoài kia. Ông vẫn lắng nghe từng bước đi rất khẽ của đời. Bốn bức tường của phòng bệnh không thể ngăn cách cuộc đời với nhà thơ, những cơn đau của bệnh tật không làm giảm ý chí, bầu nhiệt huyết và niềm tha thiết yêu đời trong trái tim của người nghệ sĩ. Cái nghị lực phi thường ấy đáng để ta phải nâng niu và trân trọng xiết bao.
Bài thơ khép lại trọn vẹn trong tâm hồn và sự say sưa của người đọc bằng một ước nguyện thật chân thành và mãnh liệt biết bao. Nó thực là một khát khao đang bùng cháy: muốn được làm một nhành hoa như bông hoa tím biếc kia, muốn làm con chim hót vang trời những giọt long lanh như con chim chiền chiện. Cái khát khao không hề gợi một chút gì về hình ảnh khổ đau của một con người đang chết. Nó giống cái mãnh liệt và rạo rực của một sức thanh xuân đang tràn trề nhựa sống và khát khao cống hiến cho đời.
Nhiều người đã từng đồng ý với tôi rằng: những người trẻ tuổi đọc Mùa xuân nho nhỏ có thể tìm ra lý tưởng sống cho mình, còn với những người đã dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nước thì vẫn thấy mình còn có thể làm được nhiều hơn. Mùa xuân nho nhỏ quả đã không chỉ là niềm say mê của riêng tôi. Nó xứng đáng là một bài thơ hay trong tủ sách quý của muôn người.
bởi Lê Trần Khả Hân 28/08/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời