Bình giảng bài thơ Hồi hương ngẫu thư
Trả lời (3)
-
Hạ Tri Chương (659 – 744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, là bạn vong niên của Thi tiên Lý Bạch. Quê ông ở Cối Kê, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường, được hoàng đế Đường Thái Tông và quần thần trọng vọng.
Thơ của Hạ Tri Chương thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ một trái tim hồn hậu đáng yêu. ‘Hồi hương ngẫu thư’ là bài thơ xuất sắc của ông, được nhiều người truyền tụng. Tình yêu quê hương là cảm xúc chủ đạo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Câu thơ thứ nhất dùng thủ pháp tiểu đối nêu lên một cảnh ngộ: phải ly biệt gia đình từ ấu thơ, sống nơi đất khách quê người, mãi đến lúc về già mới được trở về thăm cố hương:
‘Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi’
(Khi đi trẻ, lúc về già)
‘Thiếu tiểu’ với ‘lão đại’, ‘li gia’ với ‘hồi’ hương, đối nhau. Với Hạ Tri Chương, thời gian ly biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần suốt một đời người, sao không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị đại quan đời Đường trên con đường công danh? Với Hạ Tri Chương, công danh thì thành đạt, nhưng suốt cuộc đời phải ‘li gia’. Nỗi sầu ‘ly gia’ là một trong những nỗi đau của đời người xưa nay.
Câu thơ thứ hai, tác giả một lần nữa sử dụng tiểu đối tương phản rất đặc sắc, để nói lên sự gắn bó thiết tha với quê nhà:
‘Hương âm vô cải mấn mao tồi’
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)
Suốt một đời xa quê, khách ly hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng ‘giọng quê’ (hương âm) vẫn không đổi thay! Chi tiết ‘hương âm vô cải’ (giọng quê không đổi) là một biểu hiện cảm động về tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương. Dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền, công ơn của mẹ cha, đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi đứa con. ‘Giọng quê’ chính là tâm hồn của mỗi con người yêu thương, gắn bó với đất mẹ quê cha. Chỉ có kẻ mất gốc, kẻ bạc tình mới thay đổi ‘giọng quê’, mới coi thường tiếng mẹ đẻ!
Trong cái biến đổi ‘mấn mao tồi’ và cái không thể biến đổi ‘hương âm vô cải’, nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung, sự gắn bó thiết tha của khách ly hương đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy rất đẹp, rất đáng tự hào đối với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỉ làm quan tại kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong cảnh vàng son, thế mà tình cố hương của ông vẫn vơi đầy trong trái tim, ‘giọng quê’ vẫn đậm đà như xưa. Đó là một sự kỳ diệu của tấm lòng đôn hậu đáng trân trọng ngợi ca.
Hai câu cuối rất hóm hỉnh ghi lại một tình huống nói về một nghịch lí trong cuộc đời. Có câu hỏi và nụ cười hồn nhiên khi gặp ‘người khách lạ’:
‘Nhi đồng tương kiến bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?’
Kẻ đi xa, nay trở về làng đã trở thành khách lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa, ai còn ai mất? Vì thế mới có chuyện lạ đời:
‘Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?’
Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại bao man mác, bâng khuâng trong lòng li khách. Vì cảnh ngộ mà phải xa quê. Tuổi già sức yếu vẫn trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương mới thắm thiết biết bao! Tình cảm ấy rất đẹp, rất chân thành: son sắt và thủy chung. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
‘Ngày đi, tóc hãy còn xanh,
Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!’
(‘Nước non ngàn dặm’)
‘Hồi hương ngẫu thư’ của Hạ Tri Chương là một bài thơ hay, cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối rất thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, nói ít mà gợi nhiều, đem đến cho người đọc bao liên tưởng về bi kịch và nỗi lòng của khách ly hương. Một hồn thơ thâm trầm, nhẹ nhàng và hồn hậu. Tình yêu thương và tấm lòng son sắt thủy chung của nhà thơ đối với quê hương thấm đẫm trên từng vần thơ.
‘Thơ là tiếng lòng trang trải…’, ‘Hồi hương ngẫu thư’ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương. Tiếng lòng ấy mới hồn hậu và đằm thắm biết bao!
bởi Nguyen Phuc 02/06/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Bình giảng tác phẩm Hồi hương ngẫu thư
Hạ Tri Chương (659 – 744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, là bạn vong niên của Thi tiên Lý Bạch. Quê ông ở Cối Kê, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường, được hoàng đế Đường Thái Tông và quần thần trọng vọng.
Thơ của Hạ Tri Chương thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ một trái tim hồn hậu đáng yêu. ‘Hồi hương ngẫu thư’ là bài thơ xuất sắc của ông, được nhiều người truyền tụng. Tình yêu quê hương là cảm xúc chủ đạo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Câu thơ thứ nhất dùng thủ pháp tiểu đối nêu lên một cảnh ngộ: phải ly biệt gia đình từ ấu thơ, sống nơi đất khách quê người, mãi đến lúc về già mới được trở về thăm cố hương:
‘Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi’
(Khi đi trẻ, lúc về già)
‘Thiếu tiểu’ với ‘lão đại’, ‘li gia’ với ‘hồi’ hương, đối nhau. Với Hạ Tri Chương, thời gian ly biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần suốt một đời người, sao không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị đại quan đời Đường trên con đường công danh? Với Hạ Tri Chương, công danh thì thành đạt, nhưng suốt cuộc đời phải ‘li gia’. Nỗi sầu ‘ly gia’ là một trong những nỗi đau của đời người xưa nay.
Câu thơ thứ hai, tác giả một lần nữa sử dụng tiểu đối tương phản rất đặc sắc, để nói lên sự gắn bó thiết tha với quê nhà:
‘Hương âm vô cải mấn mao tồi’
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)
Suốt một đời xa quê, khách ly hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng ‘giọng quê’ (hương âm) vẫn không đổi thay! Chi tiết ‘hương âm vô cải’ (giọng quê không đổi) là một biểu hiện cảm động về tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương. Dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền, công ơn của mẹ cha, đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi đứa con. ‘Giọng quê’ chính là tâm hồn của mỗi con người yêu thương, gắn bó với đất mẹ quê cha. Chỉ có kẻ mất gốc, kẻ bạc tình mới thay đổi ‘giọng quê’, mới coi thường tiếng mẹ đẻ!
Trong cái biến đổi ‘mấn mao tồi’ và cái không thể biến đổi ‘hương âm vô cải’, nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung, sự gắn bó thiết tha của khách ly hương đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy rất đẹp, rất đáng tự hào đối với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỉ làm quan tại kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong cảnh vàng son, thế mà tình cố hương của ông vẫn vơi đầy trong trái tim, ‘giọng quê’ vẫn đậm đà như xưa. Đó là một sự kỳ diệu của tấm lòng đôn hậu đáng trân trọng ngợi ca.
Hai câu cuối rất hóm hỉnh ghi lại một tình huống nói về một nghịch lí trong cuộc đời. Có câu hỏi và nụ cười hồn nhiên khi gặp ‘người khách lạ’:
‘Nhi đồng tương kiến bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?’
Kẻ đi xa, nay trở về làng đã trở thành khách lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa, ai còn ai mất? Vì thế mới có chuyện lạ đời:
‘Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?’
Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại bao man mác, bâng khuâng trong lòng li khách. Vì cảnh ngộ mà phải xa quê. Tuổi già sức yếu vẫn trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương mới thắm thiết biết bao! Tình cảm ấy rất đẹp, rất chân thành: son sắt và thủy chung. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
‘Ngày đi, tóc hãy còn xanh,
Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!’
(‘Nước non ngàn dặm’)
‘Hồi hương ngẫu thư’ của Hạ Tri Chương là một bài thơ hay, cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối rất thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, nói ít mà gợi nhiều, đem đến cho người đọc bao liên tưởng về bi kịch và nỗi lòng của khách ly hương. Một hồn thơ thâm trầm, nhẹ nhàng và hồn hậu. Tình yêu thương và tấm lòng son sắt thủy chung của nhà thơ đối với quê hương thấm đẫm trên từng vần thơ.
‘Thơ là tiếng lòng trang trải…’, ‘Hồi hương ngẫu thư’ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương. Tiếng lòng ấy mới hồn hậu và đằm thắm biết bao!
bởi Thiếu Muối Năng 02/06/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hạ Tri Chương (659 – 744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, là bạn vong niên của Thi tiên Lí Bạch. Quê ông ở Cối Kê, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường, được hoàng đế Đường Thái Tông và quần thần trọng vọng.
Thơ của Hạ Tri Chương thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ một trái tim hồn hậu đáng yêu. ‘Hồi hương ngẫu thư’ là bài thơ xuất sắc của ông, được nhiều người truyền tụng. Tình yêu quê hương là cảm xúc chủ đạo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi dồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
1. Câu thơ thứ nhất dùng thủ pháp tiểu đối nêu lên một cảnh ngộ: phải li biệt gia đình từ ấu thơ, sống nơi đất khách quê người, mãi đến lúc về già mới được trở về thăm cố hương:
‘Thiếu tiểu li gia II lão đại hồi’
(Khi đi trẻ, lúc về già)
‘Thiếu tiểu’với ‘lão đại’, ‘li gia’ với ‘hồi’ hương, đối nhau. Với Hạ Tri Chương, thời gian li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần suốt một đời người, sao không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị đại quan đời Đường trên con đường công danh? Với Hạ Tri Chương, công danh thì thành đạt, nhưng suốt cuộc đời phải ‘li gia’. Nỗi sầu ‘li gia’ là một trong những nỗi đau của đời người xưa nay.
Câu thơ thứ hai, tác giả một lẩn nữa sử dụng tiểu đối tương phản rất đặc sắc, để nói lên sự gắn bó thiết tha với quê nhà:
‘Hương âm vô cải II mấn mao tồi’
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)
Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng ‘giọng quê’ (hương âm) vẫn không đổi thay! Chi tiết ‘hương âm vô cải’ (giọng quê không đổi) là một biểu hiện cảm động về tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương. Dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền, công ơn của mẹ cha, đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi đứa con. ‘Giọng quê’ chính là tâm hồn của mỗi con người yêu thương, gắn bó với đất mẹ quê cha. Chỉ có kẻ mất gốc, kẻ bạc tình mới thay đổi ‘giọng quê’, mới coi thường tiếng mẹ đẻ!
Trong cái biến đổi ‘mấn mao tồi’ và cái không thể biến đổi ‘hương âm vô cải’, nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung, sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy rất đẹp, rất đáng tự hào đối với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỉ làm quan tại kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong cảnh vàng son, thế mà tình cố hương của ông vẫn vơi đầy trong trái tim, ‘giọng quê’ vẫn đậm đà như xưa. Đó là một sự kì diệu cùa tấm lòng đôn hậu đáng trân trọng ngợi ca.
2. Hai càu cuối rất hóm hỉnh ghi lại một tình huống nói về một nghịch lí trong cuộc đời. Có câu hỏi và nụ cười hồn nhiên khi gặp ‘người khách lạ’:
‘Nhi đồng tương kiến bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?’
Kẻ đi xa, nay trở về làng đã trở thành khách lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa, ai còn ai mất? Vì thế mới có chuyên lạ đời:
‘Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?’
Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại bao man mác, bâng khuâng trong lòng li khách. Vì cảnh ngộ mà phải xa quê. Tuổi già sức yếu vẫn trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương mới thắm thiết biết bao! Tinh cảm ấy rất đẹp, rất chân thành: son sắt và thủy chung. Nhà thơ Tô' Hữu đã từng viết:
‘Ngày đi, tóc hãy còn xanh,
„ Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!’
(‘Nước non ngàn dặm’)
‘Hồi hương ngẫu thừ’của Hạ Tri Chương là một bài thơ hay, cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối rất thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, nói ít mà gợi nhiều, đem đến chongười đọc bao liên tưởng về bi kịch và nỗi lòng của khách li hương. Một hồn thơ thâm trầm, nhẹ nhàng và hồn hậu. Tình yêu thương và tấm lòng son sắt thủy chung của nhà thơ đối với quê hương thấm đẫm trên từng vần thơ.
‘Thơ là tiếng lòng trang trải…’, ‘Hồi hương ngẫu thư’là tiếng lòng của Hạ Tri Chương. Tiếng lòng ấy mới hồn hậu và đằm thắm biết bao!
bởi Nguyễn Thị Linh Chi 02/06/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời
-
Những việc nên làm để tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm? Theo em điều nào là quan trọng nhất? Tại sao?
24/04/2023 | 0 Trả lời