YOMEDIA
NONE

Biểu cảm về ý nghĩa viêc học tập

học tập là hạnh phúc suốt đời và là quyền lợi của mỗi người. Viết văn BIỂU CẢM về ý nghĩa viêc học tập (sử dụng từ láy và cặp từ trái nghĩa,gạch chân)

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Lâu nay cứ nghĩ học để biết chữ mà đọc xem người ta viết gì, để kiếm cái nghề làm ăn và học để biết cái đúng cái sai mà cư xử với người. Nhưng sau khi được học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi lần đọc câu khẩu hiệu: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ…” thì thấy sự hiểu biết của mình còn thiếu rất nhiều điều cần phải hiểu thêm.
    “Học để làm việc”: Trước tiên chúng ta đến trường học tập là để làm việc, như vậy muốn làm được việc thì phải học và học là một quá trình thu nhận kiến thức tự nhiên - xã hội… từ đó áp dụng những gì mình thu luợm được để thực hành thông qua việc làm thì mới hòng thu được kết quả. Dân gian ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Làm việc trước hết là làm cho bản thân tồn tại và sinh sống, sau đó làm việc để giúp gia đình cha, mẹ, anh em xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, kế tiếp là làm việc nhằm góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
    Học tập tốt sẽ tạo ra nhận thức nhìn nhận việc gì có ích và việc gì có hại cho cá nhân, tập thể và cộng đồng dân cư. Từ đó việc gì có ích ta cố gắng làm cho được, việc gì không có ích thì ta cần tránh như Bác Hồ đã từng nói: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”
    Như vậy học để làm việc một cách có khoa học đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội. Làm việc có kết quả là biểu hiện tư cách của người chân chính, là thước đo danh dự và uy tín của con người có học.
    Hiện nay, có tình trạng học chỉ để lấy bằng cấp, học vị để từ đó có cái mác mà giành lấy chức quyền, danh vọng chứ không phải học để làm được việc, để gánh vác trách nhiệm trước nhân dân.
    “Học để làm người”: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người XHCN”. Học tập để nâng cao trình độ, khả năng làm việc và rèn luyện đạo đức cách mạng phải gắn bó mật thiết với nhau, hoà quyện vào nhau trở thành bản lĩnh của con người. Làm người phải là có tình có nghĩa, tình cảm chân thành với mọi người, kính già, mến trẻ tin yêu con người và biết sống “Mình vì mọi người”. Làm người phải biết trung, biết hiếu, biết giữ trọn chữ tình, biết kính trọng người thân, nhân dân, biết đối xử có nghĩa có tình với anh, em, bè bạn và mọi người xung quanh. Học tập tấm gương của các Hiền nhân về đạo làm người, nhất là học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để rèn luyện bản thân trở thành con người có ích cho xã hội. Trong suốt cuộc đời luôn luôn phải tự kiểm điểm soi mình vào tấm gương sáng để gọt rửa những cái xấu xây dựng cái tốt cái đẹp nhằm hoàn thiện bản thân thành con người được xã hội trọng vọng, có như vậy chúng ta mới trở thành con người như trong câu nói của Bác.
    “Học để làm cán bộ”: Có biết học làm người mới xứng đáng làm cán bộ và chỉ có ai biết “làm Người” mới biết “làm cán bộ”. Làm cán bộ là được Đảng và nhân dân trao chức quyền để lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn dắt những người khác thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, vì vậy học tập với một thái độ nghiêm túc, cầu thị thì mới làm được người cán bộ tốt. Làm cán bộ mà không chịu học để “làm người” thì họ tự làm hỏng bản thân mình đồng thời làm hỏng rất nhiều người dưới quyền của mình. Làm cán bộ là đảm nhiệm trọng trách trước Đảng và nhân dân về đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá tinh thần của nhân dân, làm người cán bộ phải trung thành và tận tuỵ phục vụ nhân dân. Là người cán bộ phải biết “lấy dân làm gốc” và phải biết quyền lợi của dân là cao nhất nên làm cán bộ rồi lại càng phải học. Nếu chỉ học để lấy bằng cấp, lấy chức quyền thì học không có ý nghĩa gì, ngược lại chỉ làm hại cho dân cho nước mà thôi.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy:
    “Học để phụng sự đoàn thể
    Phụng sự giai cấp và nhân dân
    Phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.
    Do vậy học là công việc của cả một đời người, nhất là làm cán bộ thì càng phải nỗ lực hơn nhiều trong học tập.
    Làm cán bộ thường được đánh giá qua thái độ của họ đối với bản thân, đối với người và đối với công việc.
    Đối với mình phải: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo, phải biết tự kiềm chế, ít long ham muốn về vật chất, phải thật thà tự phê bình và nhất là phải “Cả quyết sửa lỗi mình”. Tự biết mình, đánh giá đúng bản thân để biết phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nỗ lực vươn lên, đó là người cán bộ có nhân cách.
    Đối với người: Phải trung thực khoan dung, chân tình giúp đỡ; không dối trên lừa dưới, tuyệt đối không được dung thủ đoạn với đồng chí, với đồng nghiệp, không nói một đàng làm một nẻo, giả dối, lừa mỵ. Làm người cán bộ giữ cương vị phụ trách phải luôn luôn chiếm được lòng tin yêu, kính trọng của những người cộng sự của cấp dưới bằng chính sự ngay thẳng và long chung thuỷ của bản thân mình, tình cảm của mọi người đối với người phụ trách là sự phản chiếu tình cảm người phụ trách đối với họ. Từ trái tim mình đến với trái tim đồng chí chỉ có thể đi bằng con đường được xây nên bởi sự chân thành, tình yêu thương, long nhân ái và vị tha. Tính nguyên tắc, ý thức kỷ luật và tình cảm cách mạng thống nhất với nhau trong cách “đối nhân xử thế” thể hiện rõ ở tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà mọi người cán bộ chúng ta phải phấn đấu noi theo.
    Đối với việc: Phải xem xét kỹ càng để tránh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, ảo tưởng nôn nóng, bi quan, dao động… trong công tác phải quyết đoán, dũng cảm. Dựa dẫm, ỷ lại, không cá tinh thần phụ trách là cái mà người cán bộ cần phải tránh. Xuất phát từ lợi ích của nhân dân mà làm việc, đó là nguyên tắc bất biến. Năng động sang tạo để làm việc có kết quả cao là cái vạn biến. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là lời chỉ dẫn vô cùng sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tất cả chúng ta.
    Làm người cán bộ dễ mắc phải một số bệnh có tính phổ biến mà Bác đã chỉ ra để răn dạy, nhắc nhở, phòng ngừa.
    Địa phương cục bộ: Chỉ chăm chú, bênh vực, vun vén cho địa phương hoặc bộ phận mình phụ trách, gây tổn hại đến lợi ích chung, gây nên sự chia rẽ và tạo ra tâm lý ích kỷ.
    Óc bè phái: Thường gây ra tai hại lớn, làm nội bộ mất đoàn kết, Đảng mất cán bộ và làm hỏng việc, bè phái là tạo ra phe cánh, lôi kéo về mình những người răm rắp theo mình không sử dụng được người tài do đó chất lượng công việc không cao.
    Bệnh hẹp hòi: không muốn ai hơn mình, thấy người trẻ mới được đề bạt thì tìm mọi cách dìm người ta xuống để tranh giành chức quyền. Họ quyên lời Bác dạy là: “Trong lãnh đạo cần có già, có trẻ” nhưng phải cùng nhau phấn đấu cho mục tiêu chung của cơ quan đoàn thể…Lời dạy bảo ân cần và nghiêm khắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hẳn chúng ta còn nhớ: “Có những đồng chí còn giữ óc địa vị, cố tranh cho được làm uỷ viên này, chủ tịch kia. Có những đồng chí lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư, lợi dụng địa vị và công tác của mình mà buôn bán phát tài, lo việc riêng hơn việc công. Có những đồng chí còn gữ thói “một người làm quan cả họ được nhờ”.
    Thiết nghĩ mỗi một đồng chí cán bộ cơ sở đến trường học tập và rèn luyện để rồi lại trở về địa phương làm cán bộ, hơn ai hết các đồng chí phải thật thấm nhuần và luôn phấn đấu thực hiện thắng lợi khẩu hiệu nhà trường đề ra. “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Như vậy đã là một người cán bộ to hay nhỏ thì việc học là nhiệm vụ suốt đời của người cán bộ./.
     
      bởi Nguyễn Tâm 27/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF