YOMEDIA
NONE

Bàn luận về Chớ nên tự phụ

Viết bài tập làm văn số 5

Văn lập luận chứng minh

Đề:chớ nên tự phụ

nhanh nhé !

thanks !

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • Nếu ca dao là suối nguồn dân tộc, hướng ta đến cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời thì tục ngữ là kho sách bề thế dạy cho ta trở thành người tốt, người khôn ngoan. Tục ngữ luôn cho ta những triết lý sống hay, rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đó tôi biết rằng: “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. “Tự phụ” là thói xấu luôn làm tôi thất bại trong mọi hoàn cảnh, dù tôi là kẻ có sức lực đến cỡ nào, vì vậy mọi người chúng ta “chớ nên tựphụ”. Chúng ta hiểu gì, biết gì từ câu tục ngữ đó ?

    “Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các qui định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỉ và sự thổthẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tựphụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.

    Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợ, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đòi mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thế Mĩ đã chuốc lấy thất bại.

    Vì sao “chớ nên tự phụ” ? Vì hiểu biết của một người không thể nào có thể đem so sánh với biển tri thức của nhân loại. “Điều ta biết chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mênh mông.” Theo M.Captông đã từng nói: “Người nào tô điể mtheem vẽ quan trọng cho công việc tầm thường, thì người đó là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng.” Còn hơn thế nữa, Paplôp đã khẳng định: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là kẻ dốt nát. Đừng để tính tự ngạo, tự phụxấm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thể bướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sự giúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độkhách quan.” Tóm lại tôi đã rút ra được rằng: “Sống ở đời phải biết nhìn lên và không biết nhìn xuống.”

    Tác hại của “tự phụ” như thế nào ? Người tự phụ không biết lắng nghe, không chị học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nễ trọng của mọi người, mà thay vào đó là sự xa lánh, rùng rẫy, miệt khinh. Hơn thếnữa “tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tượng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mản tính thích hơn của con người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tựphụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông. Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.

    Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi. Dám phê bình và tự phê bình bản thân mình, không nên dấu dốt. Biết tán thưởng thành tích của người khác, biết giá trị của tính đồng đội để hòa nhập được với bạn bè. Khi gặp thất bại, bạn hãy luôn luôn nhớ rằng: “Thất bại luôn là bài học tốt cho sự thành công sau này.” Phải sớm tránh xa khỏi ánh hào quang của những lời khen ngợi. “Mình cao còn có người khác cao hơn, không ai hoàn hảo cả.” Chúng ta phải coi, tu dưỡng bản thân đức tính khiêm tốt. “Khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ.” Phải cố gắng luyện tập đức khiêm tón dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền bỉ rất càn thiết cho việc bỏ bớt tính tự phụ. Chúng ta không thểbiến đổi bản chất của thói tự phụ trong mốt sớm một chiều.

    Làm sao có thể kể hết được nội dung của thói “tự phụ”. Bởi vì nó quá sâu xa và triết lý. Nó giống như chiếc máy dự báo được tương lai, nó chỉ cho ta biết mộ phần cốt lõi nào đó về thói tự phụ, khuyên răng ta “chớ nên tựphụ”. Tôi – bản thân là một học sinh, luôn tạo đứng tính khiêm tốn, không nên tự phụ trong công việc họt tập. Nếu ai đã tập được đức khiêm tốn thì khi đó trước mắt ta ánh lên màu hồng hạnh phúc, một nụ cười hài lòng và đầy kiêu hãnh.

      bởi Phạm Hồng 06/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tony Hsieh từng nói: “Đừng tự mãn. Đừng hào nhoáng. Luôn luôn có người giỏi hơn bạn.” Đúng vậy, trong cuộc sống rộng lớn này, ta luôn có thể tìm thấy những con người tài giỏi khiến ta khâm phục, đó là lí do mà chúng ta: “Chớ nên tự phụ”.

    Tự phụ là tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình. Một người tự phụ sẽ tự coi bản thân mình là giỏi giang, không ai sánh bằng, có thể tỏ thái độ kiêu căng, tự, mãn, không xem người khác ra gì bởi đối với họ, người khác vì thua kém hơn nên phải lép vế trước họ.

    Điều này là rất không nên bởi nhân dân ta có câu: “Núi cao còn có núi cao hơn”, không ai trên đời này có đủ khả năng nhận mình là tài giỏi nhất và sư thật là cũng không có ai là giỏi nhất cả. Trong hơn bảy vạn người trên trái đất, ta chẳng qua chỉ là một hạt cát vô danh bé nhỏ, chỉ có một chút điểm sáng không có nghĩa ta là vần hào quang. Nếu xét khả năng của một người trong cùng một lĩnh vực, khó mà khẳng định người ấy tài giỏi nhất cho dù có xuất sắc đến đâu bởi trên khắp mọi miền thế giới có không biết bao nhiêu nhân tài, qua thời gian nhân tài ấy lại càng tăng lên do sự biến đổi và tuần hoàn không ngừng của vũ trụ. Còn nếu xét toàn diện, người xuất sắc ở lĩnh vực này chưa chắc đã thể hiện tốt ở một lĩnh vực khác. Nếu là vậy, con người ta không có lí do gì để tự phụ về một chút tài mọn của bản thân cả. Hơn nữa, người tự phụ vì luôn đặt bản thân mình lên trước nhất lại coi thường người khác nên không những không được yêu quý và tôn trọng cho dù có tài năng đến đâu mà còn bị ghét bỏ, xa lánh, coi thường. Họ không biết rằng ở mỗi người đều có những điều tốt đẹp mà người khác cần học hỏi, không ai có quyền coi thường ai và không ai có quyền tự mãn về bản thân mình. Thêm vào đó, những người có tính tự phụ luôn có suy nghĩ bản thân đã đủ tài giỏi, hơn hẳn những người khác nên không có tư tưởng cố gắng, không chịu học hỏi thêm để tích lũy thêm tri thức trong khi bản thân chỉ mới có chút tri thức nhỏ nhoi chỉ bằng hạt cát trong kho tàng tri thức nhân loại. Lâu dần, tài năng có đến đâu cũng sẽ bị hao mòn, trở thành ếch ngồi đáy giếng.

    Vậy làm thế nào để tránh tính tự phụ? Đầu tiên là phải hiểu quy luật vận động của xã hội, biết mình cần gì, muốn gì, biết mình là ai, luôn ý thức được sự hữu hạn của bản thân để luôn làm đầy thêm vốn hiểu biết cũng như đạo đức của mình. Tránh có suy nghĩ coi thường những người hiện tại chưa bằng mình mà cần chan hòa, giúp đỡ họ nếu cần thiết. Mỗi người đều mang trong mình những tài năng khác nhau mà chưa từng bộc lộ, ở mỗi người đều có điểm thiếu sót và hơn hẳn người khác, điều quan trọng là chúng ta biết tôn trọng sự khác biệt, khắc phục những yếu điểm của bản thân đồng thời phát huy những ưu điểm để phát triển tốt nhất. Và không quên ý thức rằng bản thân còn nhiều điều cần học hỏi và chớ tự phụ về bản thân mình.

    Nhưng một điều cần lưu ý đó là không tự phụ không đồng nghĩa với việc tự ti mà chỉ đồng nghĩa với khiêm tốn. Nếu quá tự ti thì sẽ trở thành người nhút nhát, không tin chính bản thân mình và không bao giờ có thể phát triển được.
    Người sống khiêm tốn thì được tôn trọng, kẻ tự phụ chỉ khiến cho mọi người xa lánh. Hãy nhớ rằng: “Chớ nên tự phụ” và cuộc sống sẽ trở nên thật tốt đẹp biết bao.

      bởi Lê Trần Khả Hân 19/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cuộc sống là một cuộc đấu tranh bất tật mà ở đó tài nghệ của mỗi người chỉ là một giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la. Chính vì vậy, ta cần biết được vị trí của mình ở đâu để sống biết mình, hiểu mình thay vì kiêu căng, ngạo mạn và “chớ nên tự phụ”.

    Tự phụ là việc tự cho mình là tài giỏi, tỏ ra kiêu căng, hống hách ra oai với thiên hạ. Kì thực cuộc sống là một trường đua dài mà ở đó bạn cần có bản lĩnh và một cái đầu lạnh. Có nghĩa bạn cần tỉnh táo để nhận ra mình ở vị trí nào để hiểu rõ hành trình đích đến của bản thân thay vì cố tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn khinh thường người khác. Mỗi người là một cá thể độc lập, có một thái độ sống riêng, nhưng chúng ta không thể nào sống đơn lẻ và vì thế cần học cách tôn trọng người khác và biết yêu thương mọi người. Con người vừa mạnh mẽ mà cũng rất yếu đuối, chúng ta như những giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la, vì thế cũng như giọt nước phải biết hòa mình vào biển cả mới mong tồn tại vững bền. Khi ta tự phụ cũng đồng nghĩa với việc ta không trân trọng cộng đồng, không tôn trọng mọi người xung quanh như vậy dẫn đến sự chia sẽ, mất đoàn kết, làm ta mất đi sợi dây liên kết với tập thể. Như vậy sự tồn tại cá nhân còn ý nghĩa gì khi biến mất và dần dần không có cộng đồng.

    Tự phụ là chưa đúng. Bởi tự phụ làm bạn trong mắt người khác là người thiếu trưởng thành trong cách ứng xử, đối đãi với mọi người xung quanh. Không biết hòa hợp với tập thể, không gắn bó mà lại tự tách mình ra khỏi vòng sinh tồn. Có một khía cạnh được nhìn nhận ở đây rằng đúng là khi bạn tự phụ cũng có thể hiểu là bạn có tài năng để ra oai, nhưng giữa biển người vô tận kia, bạn liệu đã là duy nhất. Chúng ta là một cá nhân riêng biệt nhưng không có nghĩa là độc lập, duy nhất để coi thường người khác. Hơn nữa, tài năng của mỗi người là hữu hạn, mỗi người như một tế bào của xã hội đóng một vai trò quan trọng khác nhau trong xã hội. vì thế không nên so sánh, tự phụ, tự cao về bản thân. Đến những người vĩ đại như các nhà bác học, khoa học đã sáng tạo đã cống hiến biết bao cho sự văn minh của nhân loại như Ê-đi-sơn. Anh-xtanh, Ma-ri-qui-ri... còn chưa dám tự phụ về tài năng của họ thì chúng ta với một sự nhỏ bé ấy của mình không có gì quá để đề cao đến mức tự phụ vì bản thân. Tự phụ dẫn đến thái độ thiếu tôn trọng và xem nhẹ người xung quanh, hiểu sai về năng lực và vai trò của từng người xung quanh trong một công vệc. Chính vì thế nó sẽ làm bạn mất điểm trong lòng đối phương, người khác không những không tôn trọng bạn mà còn cho rằng bạn thiếu hiểu biết.

    Đôi khi trong cuộc sống, chính những điều bình dị nhỏ bé mà thầm lặng lại để lại những dư âm lớn. Họ có thể đã cống hiến, hi sinh rất nhiều cho cuộc sống tươi đẹp, cho sự phát triển chung của loài người. Những ở họ, ta thấy sự giản dị, thầm lặng vô tư mà khiêm tốn về tài năng và vai trò của mình, chính điều ấy giúp ta thấy rằng họ tỏa sáng, ánh sáng tuy không chói lòa nhưng rất bền vững, rất đẹp.

    Nhưng cũng không nên hiểu rằng chớ nên tự phụ chứ không phải là bạn nên tự ti. Tự ti lại là sự không thành thực và tin tưởng vào năng lực cua bản thân, dẫn đến hành động không có lập trường, trở nên yếu đuối khi bị phản bác lại. Không nen tự phụ, tự cao, tự đại nhưng cần phải tự tin và hiểu rõ vị trí của mình ở đâu để sống đúng đắn, ý nghĩa và khôn ngoan. Cần phải hiểu rõ vị trí của bản thân, nhận thức được đúng đắn giá trị của mình đang ở đâu mà sống tích cực, cao thượng và ứng xử đúng đắn với mỗi người xung quanh. Khiêm tốn là một trong những cách giúp bạn ghi điểm trong lòng người khác, giúp bạn vẫn tỏa sáng một cách dịu dàng mà ý nghĩa với xung quanh. Làm nên giá trị vững bền tiềm ẩn trong con người bạn chứ không phải là sự phô trương, khoe khoang đầy kiêu ngạo.

    Cuộc sống phong phú kia là trường đại học chân chính nhất của con người, và một trong những bài học ấy là: chớ nên tự phụ. Đó là chiều khóa để thành công, là cách để bạn tồn tại vững bền trong trái tim mọi người.

      bởi Vũ Minh Khang 01/03/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Dàn ý

    I.Mở bài:

    • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

    Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là phải trở thành một người biết khiêm tốn. Mỗi chúng ta từ ngày bé đều đã được dạy rằng “chớ nên tự phụ”. Dù chỉ có bốn chữ ngắn gọn xúc tích, nhưng đây quả thực là một bài học quý giá đối với mỗi người.

    II.Thân bài:

    1.Giải thích vấn đề cần bàn luận:

    • Tự phụ là một thói xấu mà nhiều người mắc phải
    • Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác, kể cả những người ở trên mình
    • Như vậy, câu nói là một lời khuyên nhắc nhở chúng ta không nên quá tự cao, tự đại về bản thân mình

     2. Bàn luận về tính đúng đắn của ý kiến:

    a.Tự phụ khiến chúng ta không biết được bản thân mình là ai

    • Khi chúng ta quá coi trong bản thân mình, chúng a sẽ cho rằng bản thân mình là nhất, là số một, cái gì cũng giỏi hơn người khác
    • Thực tế, kiến thức là một đại dương bao la, rộng lớn, và những gì chúng ta có trong tay chỉ như một giọt nước trong đó mà thôi
    • Chúng ta có thể giỏi hơn người này nhưng sẽ luôn luôn có và thậm chí là có rất rất nhiều những người khác tài giỏi hơn chúng ta, và cũng chẳng có ai trở thành người giỏi nhất, bởi mỗi người có một tài năng riêng
    • Quá coi trọng bản thân mình khiến chúng ta không tự ý thức được những hạn chế, những khuyết điểm của chính mình bởi sự tự cao đã che mờ mắt ta rồi.
    • Chính vì thế mà chúng ta không biết được vị trí thực sự của mình, sẽ trở thành một cái “thùng rỗng kêu to”, giống như con ếch trong truyện ngụ ngôn “ếch ngồi đáy giếng”, nó nghĩ rằng ông trời chỉ bé bằng cái vung và nó là kẻ lớn nhất, quyền lực nhất bởi vì tầm nhìn của nó quá hạn hẹp và nó đã phải trả giá đắt cho sự tự phụ của mình

    b. Tự phụ khiến ta có thói xấu coi thường người khác:

    • Trong mắt kẻ tự phụ, người khác luôn thấp kém hơn họ bởi họ cho mình là hơn người, là giỏi giang không ai có thể sánh được
    • Quá tự tin vào khả năng của bản thân khiến chúng ta coi thường những khả năng, tài năng của người khác, không dễ dàng chấp nhận việc mình kém hơn họ
    • Trong những cuộc thi, những kẻ tự phụ thường coi thường đối thủ, chắc mẩm rằng mình sẽ giành phần thắng, sinh ra chủ quan và kết cục thất bại

    c. Tự phụ khiến chúng ta bị mọi người xa lánh, không nhận được sự tôn trọng từ mọi người:

    • Quá tự cao, tự đại không coi ai ra gì khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy bị xúc phạm, bị coi thường. Chính vì thế, mọi người thường xa lánh những kẻ tự phụ
    • Do đó, những kẻ tự phụ thường bị cô lập trong xã hội, không anh muốn hợp tác, muốn chia sẻ, làm việc gì cũng sẽ chỉ có một mình, không có sự hỗ trợ giúp đỡ của người khác khi cần thiết dẫn đến công việc sẽ không thể thành công và đạt được kết quả tốt nhất

    III.Kết bài:

    • Nêu bài học của bản thân rút ra từ câu nói:

    “Chớ nên tự phụ” là bài học đắt giá mà mỗi cúng ta cần khắc ghi, không chỉ là để trở thành một người tốt, dễ dàng hơn trên con đường đi đến thành công mà còn là để tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

      bởi Huất Lộc 01/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF