YOMEDIA
NONE

Phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 19.8.1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23.8 tại Huế, trước 15 vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Ngày 15.7, hơn 80 vạn đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy mười ngày, Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ. Chế độ thực dân kéo dài 80 năm cùng với chế độ phong kiến hàng ngàn năm sụp đổ tan tành.

    Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập. Dự do. Hà Nội tưng bừng màu đỏ, cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

    Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Hồ Chủ tịch dừng lại và hỏi: “Tôi nói đồng bao nghe rõ không?” Tức thì một tiếng “có” của một triệu con người cùng đáp, vang dậy như sấm.

    “Việt Nam độc lập muôn năm”. Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hòa làm một, vang dội núi sông, khi Hồ Chí Minh vừa kết thúc bản Tuyên ngôn:

    “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

    Có thể nói: bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện một cách hùng hồn, khát vọng ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nó có một giá trị lịch sử vô cùng to lớn. Nó phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh.

    Nếu như Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt mở đầu bằng một lời tuyên ngôn đanh thép: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", Bình ngô đại cáo khẳng định một chân lý lịch sử: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", thì Tuyên ngôn Độc lập lại mở đầu bằng cách trích dẫn hai câu nổi tiếng trong hai bản "Tuyên ngôn" nổi tiếng thế giới.

    Câu thứ nhất trích dẫn từ bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776:

    "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc".

    Câu thứ hai rút từ bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791.

    Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn mà còn bình luận, suy rộng ra" "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do", và đi tới khẳng định: "đó là những lẽ phải không ai chối cãi được." Qua đó, ta thấy lý tưởng cao cả, sâu sắc của Hồ Chí Minh là từ sự xác nhận và đề cao một lý tưởng thời đại về tự do, bình đẳng, bác ái, về nhân quyền đi đến một yêu cầu, một khát vọng cháy bỏng và vô cùng thiêng liêng của nhân dân Việt Nam và độc lập dân tộc. Và "Độc lập – Tự do – Hạnh phúc" là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta, của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

      bởi Hoai Hoai 24/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF