Dàn ý Cảm nhận về hình tượng Lor-ca?
Dàn ý Cảm nhận về hình tượng Lor-ca?
Trả lời (1)
-
1. Mở bài
- Thanh Thảo là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ cứu nước. Đóng góp riêng đầy ý nghĩa của Thanh Thảo cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam là những trang thơ thể hiện mạch suy cảm trữ tình hướng tới những vẻ đẹp tinh thần của con người; lòng nhân ái, bao dung, sự can đảm, trung thực và khát vọng tự do. Thơ ông giàu nhạc tính, hàm súc, đa nghĩa. Đàn ghi ta của Lorca là một trong những bài thơ đã kết tinh được tài năng và tình cảm nhân đạo cao cả của Thanh Thảo.
- Hình tượng Lorca được đánh giá là một trong những nhà thơ lớn nhất thế giới trong thế kỉ XX. Ông cũng là người nghệ sĩ tài hoa mang trong mình khát vọng cách tân nền nghệ thuật Tây Ban Nha - một nền nghệ thuật đã trở nên già cỗi; một nghệ sĩ hiện đại yêu thích nhạc dân gian. Nhưng ông cũng là người có số phận đầy bất hạnh bởi không làm cách mạng, chỉ là một nghệ sĩ thuần túy, chỉ vì có tài mà bị sát hại tàn nhẫn.
- Bài thơ là tiếng lòng vừa xót thương vừa cảm phục của tác giả dành cho người nghệ sĩ tài hoa nhưng bất hạnh ấy.
2. Thân bài
a) Giới thiệu chung
- Bài thơ rút trong tập Khối vuông ru bich (1985) - một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
- Đây là bài thơ không dễ đọc hiểu vì nó không nói bằng ngôn ngữ thông thường, bằng ngữ pháp thông thường, nó lẫn lộn mơ với thực và diễn đạt bằng nhạc tính của ngôn tà hơn là bằng ý nghĩa của ngôn từ. Đặc biệt nó huy động rất nhiều liên tưởng. Liên tưởng đến cuộc đời va số phận đau thương, oan khuất của Gar-xi-a Lor-ca; liên tưởng đến phong cách du ca lãng tử của nhà thơ; liên tưởng đến cả hồn thơ, lời thơ, ý thơ của ông và tiếng đàn của ông; liên tưởng đến văn hoá Tây Ban Nha, màu sắc Tây Ban Nha và lịch sử đẫm máu của đất nước này dưới ách phát xít.
- Gar-xi-a Lor-ca được tôn vinh là “con hoạ mi” của thơ ca Tây Ban Nha. Thơ ông giàu nhạc điệu dân gian. tình yêu đất nước, nhân dân và thơ ca, âm nhạc, cùng với chất nghệ sĩ tài tử đã khiến Gar-xi-a Lor-ca tự nguyện làm người du ca đi lang thang cùng với cây đàn ghi ta, hát những bản nhạc – thơ của mình.
- Gar-xi-a Lor-ca là một tâm hồn trong trắng, một thi sĩ giàu mộng mơ, yêu tha thiết tự do và cái đẹp, một chiến sĩ kiên cường đã chết dưới tay bọn phát xít.
- Bài thơ là một ca khúc, cho nên đọc thơ không chỉ đọc bằng mắt để thấy được những hình ảnh mà cần lắng nghe âm thanh, nhịp điệu của nó như nghe giai điệu của một bản nhạc. Mặt khác, ngay những hình ảnh cũng muốn diễn tả âm hưởng và lời ca của Gar-xi-a Lor-ca, nghĩa là muốn nói với thình giác chứ không chỉ thị giác
b) Phân tích: Cảm nhận về hình tượng Lorca trong bài thơ
- Tác giả đã khắc họa hình tượng người nghệ sĩ tự do và cô đơn Lorca trong những dòng thơ đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn
- Ba dòng thơ làm hiện ra hình tượng Lorca như một kẻ du ca – hình ảnh về một nghệ sĩ chân chính theo quan niệm phương Tây: đơn độc, vô hại. Lorca đang đi trên hành trình nghệ thuật riêng của mình, không thể làm hại ai.
- Hai chữ đơn độc gợi dáng điệu Lorca cô đơn, lẻ loi trên những nẻo đường Tây Ban Nha. Câu chữ còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự đơn độc trong lao động nghệ thuật của mọi nghệ sĩ. Nghệ sĩ chỉ có thể sáng tạo trong cô đơn. Không chỉ vậy, lời thơ còn ẩn chứa ý nghĩa sâu xa: cô đơn là đau khổ giáng xuống số phận, là rủi ro song cô đơn cũng là điều kiện, cơ may để trưởng thành. Con người có cô đơn mới đối diện với chính mình để trả lời những câu hỏi về bản thân, từ đó mà trưởng thành hơn.
- Hình ảnh vầng trăng trên yên ngựa là hình ảnh hấp dẫn , đẹp giúp người đọc hình dung Lorca như một nghệ sĩ sống lãng tử, lãng du. Vầng trăng diễn tả trạng thái hưng phấn nghệ thuật của Lorca còn là biểu trưng cho cái Đẹp mà Lorca tìm kiếm.
- Từ mỏi mòn vừa gợi tả hình ảnh con người trên yên ngựa mỏi mệt vì hành trình lang thang, rong ruổi khắp đất nước Tây Ban Nha vừa hàm ý biểu đạt: hành trình người nghệ sĩ đến với nghệ thuật phải trả giá bằng cả cuộc đời.
- Thanh Thảo tái hiện chân thực mà ấn tượng số phận bất hạnh của Lorca qua hai khổ thơ:
Tây Ban Nha, hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
- Đây là những dòng thơ ghi lại những giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lorca khi ông bị bọn phát xít giết hại rồi ném xác xuống giếng để phi tang.
- Đến hai khổ thơ này, hình tượng Lorca được khắc họa trong tương quan chuyển hóa với hình tượng Tây Ban Nha và hình tượng ghi ta.
- Tây Ban Nha / hát nghêu ngao qua lời Lorca. Lorca không chỉ cất lên tiếng nói, tiếng hát của mình mà còn cất lên tiếng nói dân tộc.
- Câu thơ mang tính tự sự bỗng kinh hoàng diễn tả chân xác thời điểm cũng như tâm trạng kinh ngạc, bàng hoàng của Lorca khi bất ngờ bị bắt, bị điệu về bãi bắn.
- Hình ảnh áo choàng đỏ nhắc nhớ môn đấu bò tót, một hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc Tây Ban Nha xuất hiện trong bài thơ với những biến thể khác nhau: áo choàng đỏ gắt, áo choàng bê bết đỏ. Đây là những hình ảnh được xây dựng theo lối tượng trưng, đan dệt nhiều thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Từ những hình ảnh tượng trưng này, tác giả đã tập trung tô đậm cái chết bi phẫn, oan khuất của Lorca do những thế hệ dã man, tàn bạo gây nên trong bối cảnh hiện thực đẫm máu của đất nước Tây Ban Nha.
- Một chuỗi hình ảnh so sánh, nhân hóa mang ý nghĩa biểu trưng – sản phẩm của tư duy thơ tượng trưng trong khổ thơ:
- Tiếng ghi ta nâu … máu chảy đã truyền đến người đọc cảm nhận: hình tượng Lorca đang chuyển hóa vào hình tượng tiếng đàn ghi ta. Tiếng đàn tạo sức ám ảnh đặc biệt: âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn trở thành linh hồn, sinh thể. Nó là biểu tượng cho tình yêu, cái Đẹp. Nó còn là biểu tượng về nỗi đau, cái chết. Hơn thế, người đọc còn hình dung Lorca bị hành hình, cũng có nghĩa là một bản tình ca, một bài ca sự sống bị hành hình. Lorca bị hành hình là nghệ thuật bị hành hình.
- Vì vậy, chính hai khổ thơ này, số phận đau thương của Lorca mới lên đến đỉnh điểm và người viết những dòng thơ này cũng đang trong trạng thái căm giận, xót xa sôi trào Vẻ đẹp này của hình tượng hiện rõ trong những dòng thơ còn lại của thi phẩm nhưng kết tinh trong bốn dòng thơ:
Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng
- Câu thơ không ai chôn cất tiếng đàn vẫn được viết theo lối tượng trưng, diễn tả tình thế bi thảm của Lorca: không ai dám chôn cất một người bị hành hình. Song cũng chính nó lại khẳng định sức sống kì diệu của tiếng đàn nói riêng, của những sáng tạo nghệ thuật nói chung mà Lorca đã để lại. Người nghệ sĩ tạo nên tiếng đàn, tạo nên nghệ thuật có thể bị vùi dập, thậm chí có thể bị giết hại nhưng nghệ thuật thì không thể hủy diệt. Đàn có thể bị đập vỡ nhưng tiếng đàn không thể bị hủy diệt.
- Sắc thái khẳng định này càng rõ hơn trong hình ảnh thơ so sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang. Cỏ có thể bị giày xéo, bị chà đạp, bị quên lãng, dù vậy, nó vẫn âm thầm sống, bền bỉ sống. Tiếng đàn của Lorca cũng vậy.
- Giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng: Chi tiết giếng là thi ảnh chứa đựng ý nghĩa về sự sâu, kín. Nó được dùng để biểu hiện niềm thương tiếc sâu sắc và kín đáo của đất nước Tây Ban Nha dành cho Lorca. Hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng không có liên từ để kết nối, giữa chúng có khoảng trống nên phát sinh những quan hệ, tạo những khả năng kết hợp khác nhau. Mỗi khả năng kết hợp tạo một nét nghĩa và nghĩa câu thơ là sự cộng hưởng của các nét nghĩa ấy. Đây là sản phẩm cách vận dụng tư duy thơ tượng trưng phương Đông vào lối tượng trưng phương Tây – một cách tân nghệ thuật độc đáo trong thơ Thanh Thảo. Chuỗi hình ảnh giọt nước mắt như/cùng/và/của/ là vầng trăng này là sự khẳng định đầy tri âm, đầy tin tưởng của Thanh Thảo về sự bất tử của Lorca.
- Bài thơ khép lại giai điệu li-la-li-la-li-la… như rải những nốt nhạc kết thúc một ca khúc. Trong tiếng Tây Ban Nha, li-la là tên gọi của hoa tử đinh hương. Âm thanh li-la… còn gợi hình ảnh những bông hoa tử đinh hương liên tiếp xòe nở như cách khẳng định đầy tin tưởng của tác giả về sức sống bất diệt của Lorca. Đó cũng là những bông hoa mà Thanh Thảo dành để kính viếng, tưởng nhớ bậc nghệ sĩ tiền bối mình thương xót và ngưỡng mộ.
III. Kết bài
Khổ thơ dường như đã hội tụ được cả cái chết bi thảm và tiếng đàn kì diệu của Lor- ca trong những hình tượng thơ sáng tạo cách tân để ca ngợi tiếng đàn bất tử của người nghệ sĩ Tây Ban Nha, để nói lên một chân lí: nghệ thuật của nhân dân trường tồn vĩnh cửu.
bởi thu trang 10/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời