YOMEDIA
NONE

Dàn ý Bình giảng khổ 5 và 6 bài Sóng của Xuân Quỳnh?

Dàn ý Bình giảng khổ 5 và 6 bài Sóng của Xuân Quỳnh?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1. Mở bài

    • Giới thiệu qua tác giả Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ.
    • Thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ rất đỗi trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Đặc điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: Vừa khát khao một tình yêu lí tưởng, vừa hướng tới hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một hồn thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên. Có thể nói, cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.

    2. Thân bài

    • Hình tượng trung tâm và nổi trội trong bài thơ là hình tượng ‘Sóng’, bao trùm cả bài thơ là hình tượng:
    • Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trẻ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả.
    • “Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.

    → Với hình tượng sóng, có thể nói Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiện thật xác đáng tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.

    • Hình tượng sóng đã gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sóng miên man, vô tận. Âm hưởng ấy được tạo dựng nên bởi thể thơ năm chữ, với những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp, các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần (“Khi nào ta yêu nhau”… “Con sóng dưới lòng sâu”).

    →Nhịp sóng đó cũng chính là nhịp lòng của tác giả, một tâm trạng đang xao động, trào dâng, miên man và chất chứa những khát khao, rạo rực.

    Khổ 5: Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ. Tâm hồn đang yêu ở đây luôn soi vào sóng để diễn tả cái sâu sắc, bao la của nỗi nhớ trong lòng mình, nó choán đầy cả tầng sâu và bề rộng, nó chiếm lĩnhtrọn cả thời gian, cả ngày lẫn đêm:

    “Con sóng dưới… không ngủ được”

    – Sóng như nỗi lòng của người con gái vậy: “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức” →Em “thức” cả trong mơ →Nỗi nhớ không chỉ chiếm lĩnh ý thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức.

    Khổ 6: Tình yêu rất sôi nổi, nồng nhiệt của Xuân Quỳnh cũng lại là một tình yêu chân thành và trong sáng, một tình yêu đòi hỏi sự gắn bó thủy chung. Như mọi con sóng dù “muôn vời cách trở” nhưng vẫn hướng vào bờ và nhất định tới bờ, thì lòng em cũng thế:

    “Dẫu xuôi về… một phương” 

    → Đứng trước biển, cũng là đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, sự vô thủy vô chung của thời gian và thấy đời người thật ngắn ngủi… Xuân Quỳnh muốn được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống, được bất tử trong tình yêu. Sống trong tình yêu là hạnh phúc, là khát vọng vĩnh hằng.

    ⇒ Bài thơ kết thúc, nhưng những con sóng trong trái tim say đắm của Xuân Quỳnh vẫn cồn cào trong ngực, trong lồng ngực của những đôi lứa yêu nhau… Con sóng tình yêu không bao giờ ngừng nghỉ. Mãi mãi dào dạt, “bồi hồi trong ngực trẻ”.

    3. Kết bài

    • Khẳng định hình tượng sóng đã làm cho bài thơ thành công
    • Tình yêu luôn luôn quan trọng với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta ai cũng có quyền yêu và được yêu. Và tình yêu của tuổi trẻ là tình yêu mãnh liệt và cảm xúc trong sáng nhất.
      bởi khanh nguyen 10/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF