Dàn ý Bình giảng khổ 3 bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Dàn ý Bình giảng khổ 3 bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi).
Trả lời (1)
-
I. Mở bài
- Đất nước là một tác phẩm ngắn được sáng tác trong một thời gian dài. Nguồn cảm hứng của Nguyễn Đình Thi trải suốt cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1948 đến năm 1955. Có thể coi đoạn trích sau đây đã kết tinh nghệ thuật của toàn bài thơ nổi tiếng này (ghi lại 14 dòng thơ đề bài).
- Ta hãy phân tích đoạn thơ trên.
II. Thân bài
Bài thơ Đất nước hình thành từ ba mảng thơ, chủ yếu lấy từ bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” viết năm 1948 và bài thơ “Đêm mít tinh” viết năm 1949, kết hợp với đoạn sau cùng (khổ 5 đến khổ 10) viết năm 1955. Riêng mười bốn câu thơ trích thể hiện một cảm hứng nhất quán về đất nước: tự hào về đất nước ta giàu đẹp, truyền thống dân tộc ta anh hùng, nhân dân ta chiến đấu kiên cường vì độc lập, tự do.
A. ĐẤT NƯỚC QUA HÌNH ẢNH MÙA THU MỚI
1. Từ hoài niệm về những ngày thu dù xa trong đoạn mở đầu, ý thơ dẫn vào cảm xúc về mùa thu này của cách mạng, của dân tộc giữa khung cảnh chiến khu Việt Bắc.
Đoạn thơ mở đầu bằng một dòng thơ năm tiếng bình dị nhưng tạo cảm giác có sự thay đổi lớn: một mùa thu mới của dân tộc, của đất nước đang hồi sinh. Lời thư vút cao, giọng thơ sôi nổi thể hiện niềm vui náo nức:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Cảnh sắc thiên nhiên của đất nước quê hương thật tươi vui. Nếu mùa thu xưa xao xác gió heo may buồn thì mùa thu nay gió thổi rừng tre phấp phới; năm xưa lá rơi đầy thềm nắng của những con phố dài Hà Nội thì nay cả bầu trời Việt Bắc xanh biếc tươi vui:
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
- Niềm vui to lớn lan tỏa khắp đất trời, cỏ cây và tràn ngập cả lòng người. Nhà thơ đang lắng tâm hồn để cảm nhận niềm vui từ làn gió thu trong mát, từ sắc trời thu trong biếc và nhất là từ giọng nói tiếng cười thiết tha của mọi người, trong nỗi mừng vui quê hương vừa được giải phóng qua nghệ thuật nhân hóa với chủ thể trữ tình “Trời thu”.
2. Cảm xúc về mùa thu đất nước còn gắn liền với niềm tự hào làm chủ đất nước. Dưới cái nhìn say đắm của nhà thơ, đất nước trải rộng núi sông, nơi nào cũng tươi đẹp, nơi nào cũng màu mỡ phì nhiêu:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
- Điệp khúc của chúng ta như ngân lên, vang vọng ca không gian bao la. Tất cả những gì thân quen thuộc trên đất nước này là của chúng ta. Tư thế của nhân vật trữ tình trong mấy câu thơ trên là thế đứng của con người kiêu hãnh ngẩng cao đầu sau bao năm chiến đấu gian khổ, giành được quyền làm chủ đất nước. Trời thu, núi rừng, những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa trở nên đẹp đẽ, đáng yêu lạ thường, vì đã thuộc về ta.
- Hình ảnh tiếp nối hình ảnh, nhạc điệu rộn ràng, âm hưởng khoáng đạt, lời thơ trải dài như vô tận, các dòng thơ liên kết nhau cùng xoay quanh một nội dung, đó là niềm kiêu hãnh tự hào của con người làm chủ đất nước.
B. ĐẤT NƯỚC TRONG TRUYỀN THỐNG BẤT KHUẤT CỦA DÂN TỘC
1. Từ không gian rộng lớn của đất nước (trời xanh, núi rừng, những cánh đồng, những ngả đường, những dòng sông), mạch thơ chuyển sang chiều dài của thời gian. Cảm hứng của nhà thơ từ hiện tại trở về quá khứ, nói lên truyền thống bất khuất của dân tộc:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
- Từ giọng điệu rộn ràng náo nức ở đoạn thơ trên, giọng thơ chợt trầm lắng suy tư. Nước chúng ta, dòng thơ chỉ ba từ nhưng chất chứa bao diều thiêng liêng pha lẫn tự hào. Và dòng thơ tiếp theo là một khẳng định: Nước những người chưa bao giờ khuất.
2. Lịch sử dân tộc với hàng ngàn năm kiên cường chống xâm lược vang lên hồn thiêng sông núi. Hồn thiêng ấy là tiếng vọng không bao giờ dứt từ nhiều thế hệ cha ông. Đã trở thành tiếng nói của truyền thống. Ý thơ toát lên một chân lí: quá khứ lịch sử của dân tộc ta anh hùng bất khuất đã làm nền cho hiện tại cũng anh hùng bất khuất.
- Như vậy bề dày của hàng ngàn năm lịch sử dân tộc đã được Nguyễn Đình Thi nhận thức và diễn đạt sâu sắc qua những dòng thơ giản dị mà thâm trầm, sâu lắng:
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
III. Kết bài
- Mười bốn dòng thơ đã thể hiện chất trữ tình bay bổng hòa quyện chất chính luận sâu sắc, với nghệ thuật diễn đạt tài hoa, từ ngôn ngữ giàu hình ảnh gợi cảm đến những dòng thơ giàu âm điệu, giọng thư lúc sôi nổi rạo rực, lúc lắng đọng suy tư.
- Nghệ thuật đó cũng thể hiện được một đề tài vừa là nguồn cảm hứng chủ đạo của thơ ca thời kì hiện đại trong nhiều bài thơ có giá trị của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi, đó là đề tài về đất nước.
bởi thanh hằng 09/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời