YOMEDIA
NONE

Bình khổ 5 bài sóng

Bình khổ 5 bài sóng
Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Đại thi hào Ta-go, người đã nguyện cả đời vun xới mảnh vườn tình ái của nhân loại, trước khi từ giã cõi đời để lại những di bút chân thành:

    Cuộc đời ơi, khi tôi từ giã cuộc đời

    Tôi chỉ nói một lời thôi ở lại

    Tôi đã từng yêu

    Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Đó cũng là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các văn nghệ sĩ. Nói đến thơ tình Việt Nam hiện đại, người đọc không thể không nhắc đến nữ hoàng tình yêu Xuân Quỳnh – người đã đem đến cho làng thơ Việt Nam một tình yêu nồng nhiệt, táo bạo mà thiết tha, dịu dàng, hồn nhiên, giàu tự cảm mà lắng sâu những trải nghiệm suy tư. “Sóng” là một trong áng tình ca hay và toàn bích nhất của Xuân Quỳnh . Phải thừa nhận rằng, khổ thơ nào cũng có điểm thú vị riêng nhưng nếu phải chọn khổ thơ hay nhất, chắc hẩn nhiều người bình chọn khổ năm, nơi ngòi bút của Xuân Quỳnh thăng hoa trong tình yêu và nỗi nhớ:

    Con sóng dưới lòng sâu

    Con sóng trên mặt nước

    Ôi con sóng nhớ bờ

    Ngày đêm không ngủ được

    Lòng em nhớ đến anh

    Cả trong mơ còn thức

    Cảm nhận khổ 5 bài thơ SÓng – Xuân Quỳnh:

    Cảm nhận khổ 5 bài thơ SÓng – Xuân Quỳnh:

    “Làm sao sống được mà không yêu, không nhớ một kẻ nào” (Xuân Diệu). Sinh ra ở đời ai chả một lần yêu mã đã yêu thi rơi vào trạng thái nhung nhớ. Một trái tim đang yêu là một tâm hồn đang nhớ. Nhớ thương là nguồn cảm xúc thi vị không bao giờ vơi vạn trong thơ ca nghệ thuật. Có biết bao áng thơ thương nhớ từng làm xao xuyến hồn người. Riêng nữ si Xuân Quỳnh cũng có vần thơ tha thiết về tình yêu, về nỗi nhớ như: Tự hát, Thơ tình cuối đầu mùa thu, nhưng hiếm có thi phẩm nào nỗi nhớ được biểu đạt một cách dung dị, trong sáng mà ám ảnh như  “Sóng”. Khi gián tiếp gửi nỗi nhớ thương vào sóng, khi trực tiếp giãi bày niềm yêu thương da diết trong trái tim mình. Ý thơ tiếp nỗi, ngân vâng đan quyện vào nhau. Mở đầu khổ thơ là hình ảnh con sóng nhớ bờ cồn cào da diết. Đâu chỉ vì “không gặp nhau” sóng mới “bạc đầu thương nhớ”. Nhớ bờ là nỗi niềm thường trực, khôn nguôi trong trái tim của sóng. Bất kể dưới lòng đại dương thăm thẳm hay trên mặt nước mênh mông, bất kể ngày hay đêm thâu, sóng vẫn chăn chở, thao thức nhớ bờ.  Nỗi nhớ phủ kín mọt không gian, thời gian. Mà nỗi nhớ da diết làm sao, nhớ đến không ngủ được. Đọc câu thơ của Xuân Quỳnh ta gặp lại tứ cao dao xưa với nỗi nhớ khắc khoải khôn nguôi:

    Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

    Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai

    Hay

    Khăn thương nhớ ai

    Khăn rơi nước mắt

    Khăn thương nhớ ai

    Khăn vắt lên vai

    Khăn thương ai nhớ ai

    Khăn chùi nước mắt

    Đền thương nhớ ai

    Mà đèn không tắt

    Mắt thuong nhớ ai

    Mắt ngủ không yên.

    hay

    Đêm nằm lưng chẳng tới giường

    Mong trời chóng sáng ra đường gặp anh

    Gửi tình yêu vào sóng chưa đủ, chưa thỏa, Xuân Quỳnh còn trực tiếp bộc bạch, giãi bày bao cung bậc nhớ thương của trái tim yêu. Nữ sĩ đã để trái tim yêu, cỗi lòng tư lên tiếng. Nỗi nhớ bật thành lời: Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức. Hai câu thơ hằn lên một nỗi nhớ duyên dáng, đằm thắm rẩt nữ tính, rẩ con gái mà vô cùng mãnh liệt và rất đỗi đặc biệt, kì lạ. Những tưởng nhớ đến không ngủ được đã là đỉnh điểm của nhớ. Nào ngờ, nỗi nhớ còn đẩy lên một cung bậc cao hơn, rất lạ lùng: Cả trong mơ còn thức. Chìm vào giấc nru, dắm vào giấc mo. Toàn bộ cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Chỉ có trái tim yêu vẫn không chịu ngủ yên, nó cứ khắc khoải, thổn thức, nhớ thương. Mở là khi con người chim vào giấc ngủ say nồng. Khi ất, ta chẳng còn gì phải suy nghĩ. Nhưng chính cả trong những giây phút ấy, trái tim em vẫn thức, vẫn cứ nhớ về anh, Vậy là nỗi nhớ của lòng em không chỉ phủ kín không gian mênh mông trải dài thời gian đằng đẵng, xam chiếm phần ý thức mà còn len lỏi, đi sâu vào trong tiềm thức, cả trong những giấc mơ. Đã không ngủ được trong cõi thực lại thao thức cả trong cõi mơ. Những câu thơ “Lòng em nhớ đến canh – Cả trong mơ còn thức” đã diễn tả thật tài tình tâm trạng lạ lùng của người con gái khi yêu. Chẳng phải khi yêu, người ta muốn tận hưởng đến từng khoảnh khắc của hạnh phúc. Phải cố thức cả trong cõi thực lẫn cõi mơ để nâng niu chắt chiu từng khoảnh khắc của hạnh phúc. Chẳng phải khi yêu, người ta vẫn thường phấp phỏng, lo âu hay sao? Cứ nghĩ rằng, chỉ cần chợp mắt một chút thì biết đâu vì một lí do nào đó, người minh yêu bỗng biến mất, hạnh phúc tuột khỏi tầm tay. Thế nên cả trong mơ còn thức. Có nỗi nhớ nào da diết, cháy bỏng hơn thế, có tình yêu cộn cào, cuộn xoáy hơn thế. “Cả trong mơ còn thức” Sự thao thức trong giấc mơ là điều vô cùng phi lí nhưng ngẫm ra lại rất có lí với trái tim Xuân Quỳnh bởi trái tim nữ sĩ rất đặc biệt. Trái tim ấy lúc nào cũng cồn cào, đắm đuối si mê:

    Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

    Giây phút nào chẳng đập vì anh

    Trái tim ấy còn bât chấp cả quy luật sống chết nghiệt ngã để mãi mãi yêu và được yêu”

    Em trở vể đúng nghĩa trái tim em

    Là máu thịt đời thường ai chẳng có

    Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

    Biết yêu anh cả khi chết đi rồi

    Trái tim không ngủ yên, nỗi nhớ cồn cào cuộn xoáy mãnh liệt, xô đy, phá vỡ cấu trúc khuôn mẫu khổ thơ. Khổ thơ bỗng kéo dài thêm hai câu, Có phải chăng, phải kéo dài ra như thể để nói cho thỏa cho hết cá ngút ngàn, miên man của nỗi nhớ. Nghệ thuật đối kết hợp với điệp từ, điệp ngữ, liệt kê, điệp cấu trúc khiến khúc thơ mang âm hưởng của tiếng sóng. Sóng biển và sóng lòng, ào ạt, náo nức, hăm hở. Tất cả ngân vang tạo nên bản tình ca, thắm thiết, đắm sau.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 01/12/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • https://toploigiai.vn/soan-van-12-song

    Dữ dội và dịu êm
    Ồn ào và lặng lẽ
    Sông không hiểu nổi mình
    Sóng tìm ra tận bể

    Ôi con sóng ngày xưa
    Và ngày sau vẫn thế
    Nỗi khát vọng tình yêu
    Bồi hồi trong ngực trẻ

    Trước muôn trùng sóng bể
    Em nghĩ về anh, em
    Em nghĩ về biển lớn
    Từ nơi nào sóng lên?

    Sóng bắt đầu từ gió
    Gió bắt đầu từ đâu?Em cũng không biết nữa
    Khi nào ta yêu nhau

    Con sóng dưới lòng sâu
    Con sóng trên mặt nước
    Ôi con sóng nhớ bờ
    Ngày đêm không ngủ được
    Lòng em nhớ đến anh
    Cả trong mơ còn thức

    Dẫu xuôi về phương bắc
    Dẫu ngược về phương nam
    Nơi nào em cũng nghĩ
    Hướng về anh - một phương

    Ở ngoài kia đại dương
    Trăm nghìn con sóng đó
    Con nào chẳng tới bờ
    Dù muôn vời cách trở

    Cuộc đời tuy dài thế
    Năm tháng vẫn đi qua
    Như biển kia dẫu rộng
    Mây vẫn bay về xaLàm sao được tan ra
    Thành trăm con sóng nhỏ
    Giữa biển lớn tình yêu
    Để ngàn năm còn vỗ

    Bao trùm cả bài thơ là hình tượng sóng. Đây là một hình tượng đa nghĩa, mỗi đặc tính khác nhau của sóng lại tượng trưng cho những phẩm chất khác nhau của “em” và chuyện tình của “em”.

    Trước hết, sóng  tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của người con gái khi yêu. Đó là vẻ đẹp mang nhiều sắc thái, nhiều tầng bậc, nếu không cố công khám phá thì sẽ không thể cảm nhận hết được. Tâm trạng người con gái khi yêu luôn mang 2 thái cực trái ngược nhau, lúc thì rất dữ dội, ồn ào nhưng nhiều khi lại vô cùng dịu êm và lặng lẽ. Dữ dội và ồn ào là cách thể hiện ra bề ngoài, giống như những con sóng ở trên mặt nước. Còn dịu êm và lặng lẽ lại xuất hiện sau, là nét tính cách ẩn sâu, để người yêu “em” tự mình khám phá, tìm hiểu. Em khiến cho người ta có ấn tượng đầu rằng rất sôi nổi, ồn ã, nhưng một khi đã tiếp xúc đủ lâu với em, đã có thể sẻ chia, thấu hiểu em, thì mới biết rằng em thật dịu dàng và lặng lẽ, rất nữ tính, dễ tổn thương, và rất cần được yêu thương trân trọng. Như vậy, nét tính cách dịu êm lặng lẽ không xuất hiện đầu tiên, nhưng lại là nét tính cách quan trọng, khiến người ta nhớ về em.

    Không chỉ vậy, sóng còn tượng trưng cho khát vọng kiếm tìm hạnh phúc trong tình yêu của người con gái. Lúc nào em cũng khao khát có được một tình yêu chân thành, cho nên không ngại khó ngại khổ, em sẵ sàng hi sinh, dâng hiến mình trong tình yêu: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể” Mình ở đây là ai? Mình vừa có thể là chính bản thân sông, nhưng đồng thời cũng có thế là sóng. Như vậy, sông và sóng song hành đồng hiện, tuy hai mà một. Đã có sự gắn bó đến mức nhập làm một như thế, nhưng khát khao được thấu hiểu, sẻ chia của em trong tình yêu vẫn chưa hề được thỏa mãn, vẫn có những lúc em cảm thấy thật cô đơn trong chính cuộc tình của mình. Bởi vậy, dù tình có thật đẹp, dù người tình đã gắn bó hai nửa thành một, nhưng vẫn có thể xuất hiện những lúc không tìm được tiếng nói chung, và chia xa cách trở là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Dường như trên đời này không có gì vững vàng hơn tình yêu và cũng chả có gì mỏng mảnh hơn tình yêu ấy vậy.

    Muốn có được một tình yêu tròn đầy, không thể không thấu hiểu về nó, và bởi vậy, em quyết tâm đi kiếm tìm nguồn gốc của tình yêu. Từ nguồn gốc của những con sóng, Xuân Quỳnh lí giải nguồn gốc tình yêu của muôn đời. Sóng bắt đầu từ gió, còn gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa, tương tự như chuyện tình của chúng mình bắt đầu từ khi nào, em chẳng thể tìm được về ngọn nguồn. Làm gì có ai nói trước được chuyện tình sẽ đi về đâu. Nào có ai ngờ uống nhầm một ánh mắt, cơn say sẽ theo cả đời. Em làm gì có biết mình yêu nhau từ bao giờ, dường như từ xa xưa như biển ngàn năm nay vẫn vỗ sóng, nhưng cũng dường như chuyện mới từ hôm qua vậy. Em và anh từ những kẻ xa lạ, làm thế nào lại trở nên thân thiết mà gắn bó đời nhau vào dường như không còn là chuyện quá quan trọng. Chuyện quan trọng là dù đến với nhau như thế nào, dù trước đây anh và em có là ai đi chăng nữa, thì từ nay, từ ngày mà em – anh chung đôi, chuyện quan trọng nhất chính là luôn yêu nhau và trân trọng nhau.

    Và biểu hiện quan trọng nhất của tình yêu và sự trân trọng chính là nỗi nhớ. Nỗi nhớ khiến gần mà trở nên xa, khiến xa lại như về gần. Giống như những con sóng ngày đêm nhớ bờ mà dào dạt vỗ suốt cả ngàn năm nay, lòng em chẳng lúc nào thôi nhớ đến anh, đến cả trong lúc mơ vẫn mơ về một bóng dáng quen thuộc. Dường như đến bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã chọn một biểu tượng mới, mang tính hiện đại cho hình tượng người phụ nữ. Trong văn học truyền thống Việt Nam, người phụ nữ thường được so sánh với “bến”, với sự chờ đợi và thụ động, còn người đàn ông lại được so sánh với những hình ảnh đầy chủ động như “thuyền”, như “khách bộ hành”,…Dường như có một suy nghĩ cố định trong tâm tưởng người dân Việt Nam bao nhiêu thế hệ nay là trâu phải đi tìm cọc, chứ cọc nào lại đi tìm trâu. Thế nhưng trong bài thơ này, Xuân Quỳnh đã khiến người phụ nữ trở nên chủ động hơn rất nhiều, và ngược lại người đàn ông đầy thụ động trong chuyện tình. Bởi vì sóng nhớ bờ nên sóng chủ động vỗ, bởi vì em nhớ anh nên em chủ động kiếm tìm, khát khao được gặp anh, bởi vì em mong muốn có được hạnh phúc cho nên em chủ động lên đường tìm kiếm.

    Sự chủ động, khát khao kiếm tìm tình yêu đích thực của em còn ngân lên một mức cao hơn nữa thông qua hình tượng sóng ở cuối bài thơ. Em muốn được tan ra thành hàng ngàn, hàng vạn con sóng để có thể dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, đó chính là khát khao được bất tử hóa thứ tình cảm cao đẹp đó.

      bởi Nguyễn Thị Linh 01/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON