Phân tích bài ca dao: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.
Phân tích bài ca dao: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.
Trả lời (2)
-
Nhân dân lao động châm biếm, giễu cợt mạnh mẽ một hạng đàn ông khác trong xã hội. Đó là những kẻ nông nổi không có tài năng, dũng khí, nhưng lại hay khoe khoang, khoác lác, ra vẻ ta đây hơn người.
Không biết thành ngữ anh hùng rơm có từ bao giờ nhưng ý nghĩa của nó thật hay, thật ấn tượng. Nó vẽ lên hình ảnh một kẻ tài năng thi tầm thường, có khi hèn nhát nữa, nhưng mở miệng thì toàn chuyện lớn lao trên trời dưới bể để lòe thiên hạ.
Nghệ thuật chơi chữ ở câu ca dao này khá độc đáo. Anh hùng rơm là thành ngữ dùng để chế giễu những kẻ không có can đảm, tài năng nhưng lại hay khệnh khạng, hung hăng, vênh váo. Kiểu câu định nghĩa: Anh hùng là anh hùng rơm, kết hợp với hình ảnh mồi lửa (rơm dễ cháy, ngọn lửa bốc lớn nhưng tắt rất nhanh) cùng cụm từ đặc biệt độc đáo và sáng tạo: cơn anh hùng, tạo nên xâu chuỗi liên tưởng rất thú vị, từ đó bật ra tiếng cười trào lộng sảng khoái mà thâm thúy. Anh hùng thuộc về tính cách, bản chất của con người; còn cơn anh hùng thì lại hoàn toàn là bốc đồng trong chốc lát, giả tạo mà thôi. Không những không lừa được ai mà lại còn làm trò cười cho thiên hạ. Đối với hạng người này, ta chỉ cần giao cho một việc nhỏ trong hoàn cảnh có khó khăn, thử thách thì bản chất bất tài, hèn kém sẽ lộ ra ngay. Khác nào anh hùng bện bằng rơm, chỉ cần một mồi lửa nhỏ châm vào là cháy rụi thành tro bụi.
Câu ca dao: Anh hùng là anh hùng rơm… như một lời mỉa mai, đay nghiến, dằn mặt những kẻ tự vỗ ngực xưng là anh hùng mà chẳng mảy may làm được việc gì cho xứng đáng. Cái bản chất rỗng tuếch của họ được tác giả dân gian mổ xẻ, phanh phui bằng một cụm từ ngộ nghĩnh là cơn anh hùng. Quả thật không còn từ nào xác đáng hơn và khinh miệt hơn.
bởi can tu 25/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Trong kho tàng đồ sộ của văn học dân gian có biết bao những câu ca hay và bên cạnh đó có cả những câu ca dao mang tính hài hước để châm biếm một nhóm người trong xã hội. Câu ca dao “Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng” là một trong những câu ca dao đặc sắc như đã giễu cợt thật mạnh mẽ và sâu cay những kẻ nông nổi mà không có chút tài năng gì nhưng được cái hay khoe khoang, rất ra vẻ ta đây.
Thật không thể nào có thể biết thành ngữ anh hùng rơm có từ bao giờ nhưng ý nghĩa của nó thật hay, thật ấn tượng. Nó dường như cũng đã vẽ lên hình ảnh một kẻ tài năng thì lại quá đỗi tầm thường, có khi hèn nhát nữa, nhưng cứ khi mở miệng thì toàn chuyện lớn lao trên trời dưới bể để lòe thiên hạ.
Ta như đã thấy được câu ca như được sử dụng nghệ thuật chơi chữ khá độc đáo. Cụm từ “Anh hùng rơm” chính là thành ngữ dùng để chế giễu những kẻ không có can đảm, và tài năng nhưng lại rất hay khệnh khạng, hung hăng, vênh váo tự đắc với đời. Với lối dùng kiểu câu định nghĩa đó chính là “Anh hùng là anh hùng rơm” dường như cũng đã kết hợp với hình ảnh mồi lửa (rơm dễ cháy, ngọn lửa bốc lớn nhưng tắt rất nhanh) và cùng với những cụm từ đặc biệt độc đáo và sáng tạo cho người đọc đó là “cơn anh hùng”. Điều này cũng đã tạo nên xâu chuỗi liên tưởng rất thú vị, từ đó bật ra tiếng cười trào lộng sảng khoái mà lại rất đỗi thâm thúy. Ta như đã biết cách gọi anh hùng thuộc về tính cách, bản chất của con người. Và ngược lại thì cơn anh hùng thì lại hoàn toàn là bốc đồng trong chốc lát, đó chính là những điều giả tạo mà thôi. Không những không lừa được ai mà lại còn làm trò cười cho thiên hạ. Có lẽ đối với hạng người này, ta chỉ cần giao cho một việc nhỏ trong hoàn cảnh có khó khăn, thử thách thì bản chất bất tài, và thật như hèn kém sẽ lộ ra ngay. Điều này chẳng khác nào anh hùng bện bằng rơm, chỉ cần một mồi lửa nhỏ châm vào là cháy rụi thành tro bụi.
Câu ca dao thật đặc sắc và ngắn gọn “Anh hùng là anh hùng rơm” được xem như một lời mỉa mai đầy sự đay nghiến, dằn mặt những kẻ tự vỗ ngực xưng là anh hùng mà chẳng mảy may làm được việc gì cho xứng đáng. Dường như chính cái bản chất rỗng tuếch của họ lại như đã được tác giả dân gian mổ xẻ, phanh phui bằng một cụm từ ngộ nghĩnh biết bao đó là cơn anh hùng. Quả thật, ta như thấy không còn từ nào xác đáng hơn và khinh miệt hơn.
bởi thu phương 25/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời