YOMEDIA
NONE

Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành như thế nào?

C1: Xã hội phong kiến ở Châu Âu đc hình thành như thế nào?

C2: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý?

C3: Trình bày sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

C4: Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nc nào?

C5: Thời Lý và thời Trần, nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào?

C6: Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhà Lý chống quân xâm lược Tống. Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1077.

C7: Trình bày diễn biến trân Bạch Đằng năm 1288, ý nghĩa lich sử cảu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên

C8: Em có nhân xét j về tình hình văn hóa giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần?

C9: Tình hình kinh tế nc ta nửa cuối thế kỉ 14 như thế nào? Tại sao lại có tình trạng đó?

C10: Hãy kể những đóng góp của 2 nhân vật nổi tiếng thời Trần trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật mà e biết?

Ai hiểu thì giải hết hộ t với, đây là để cương ôn tập nên mn giải hết hộ mk nha

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • câu 1:* Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như sau: Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu Sau khi chiếm được, họ lệp nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự. Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô. => Xã hội phong kiến ở Châu Âu hình thành.

    Câu 2:

    Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân Châu Âu rất cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu cũng như thị trường mới. Họ muốn tìm con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông

    => Người ta ra đi, bất chấp nguy hiểm để tìm những “mảnh đất có vàng”.

    Câu 3:

    Trong khoảng từ thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miên ở vùng hạ lưu sông Mê Nam của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va v.v...

    Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.

    Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài các quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kl IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng. Trên lưu vực sông l-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

    Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay - tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ XIV.

    Thế kỉ X-XVIII còn là giai đoạn phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực, hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí v.v...) và nhất là những sản vật thién nhiên (các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, cánh kiến v.v...). Đã có một thời lái buôn của nhiều nước trên thế giới đến đây buôn bán, mang sản vật của Đông Nam Á về nước họ, hay đến những nơi khác xa xôi hơn.

    Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

    Từ nửa sau thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào giữa thế kỉ XIX.

    Câu 4:Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước :
    Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo, Malaysia
    Câu 5: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/48248.html

    Câu 6:CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)

    Phòng tuyến như nguyệt
    Lược đố trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

    GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077)
    1 Kháng chiến bùng nổ.
    * Chuẩn bị :
    - Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:
    + Cho quân mai phục ở biên giới.
    + Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.
    + Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.
    Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100 km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.
    Diễn biến:
    Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
    - Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.
    - Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.

    Lược đồ đường tiến công của quân Tống
    Lược đồ đường tiến công của quân Tống (Mũi tên màu xanh)

    2.Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
    - Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
    - Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
    - Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động
    - Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.
    * Ý nghĩa:
    - Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm.
    - Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố.
    - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
    * Nguyên nhân thắng lợi:
    - Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước, quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
    - Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
    * Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:
    - Tiến công thành Ung Châu để tự vệ.
    - Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long.
    - Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.
    - Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống.
    * Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống:
    Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi:
    - Độc lập được giữ vững
    - Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc.
    - Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
    - Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm.

      bởi Nguyen Quynh Giao 14/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF