Tóm tắt những sự nghiệp về vua Quang Trung?
10. Tóm tắt những sự nghiệp về vua Quang Trung
Trả lời (1)
-
Lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương[b], Nguyễn Nhạc cất binh khởi nghĩa năm 1771, xây dựng căn cứ chống chính quyền chúa Nguyễn tại Tây Sơn. Trong giai đoạn xây dựng thế lực, Nguyễn Huệ đã giúp Nguyễn Nhạc xây dựng kinh tế và huấn luyện quân sự. Với sự ngầm trợ giúp về mặt tâm lý của thầy giáo Hiến và bản lĩnh cá nhân, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng xây dựng được uy tín cho lực lượng Tây Sơn và cả cho cá nhân mình. Chẳng bao lâu sau, lực lượng của nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi lớn và vững vàng. Những người hợp tác đầu tiên với nhà Tây Sơn có Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài. Về sau, kẻ sĩ gần xa đến hưởng ứng thêm đông. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo[11]
Theo Tây Sơn tiềm long lục của Nguyễn Bá Huân, một danh sĩ người Bình Định (1848-1899) sống thời nhà Nguyễn, thấy quân Tây Sơn đánh chiếm các huyện, thành, thôn ấp, tuần phủ Quy Nhơn của chúa Nguyễn là Nguyễn Khắc Tuyên cùng đề đốc Lý Trình đi đánh dẹp. Quân Khắc Tuyên đến Phù Ly gặp quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy. Hai bên giao chiến, Lý Trình bị Nguyễn Huệ chém chết, Khắc Tuyên bỏ chạy về Quy Nhơn.[8] Năm 1773, anh em Tây Sơn hạ được thành Quy Nhơn (kinh thành Đồ Bàn cũ của Chiêm Thành). Từ đó, quân Tây Sơn đánh ra các vùng lân cận và tới cuối năm 1773 đã kiểm soát từ Quy Nhơn đến Bình Thuận, làm suy yếu chính quyền chúa Nguyễn.
Tái chiếm Phú Yên[sửa | sửa mã nguồn]
Tây Sơn lâm nguy[sửa | sửa mã nguồn]
Không lâu sau khi làm chủ phần lớn khu vực Nam Trung Bộ, anh em Tây Sơn bắt đầu gặp khó khăn trước những diễn biến mới.
Giữa năm 1774, chúa Nguyễn cử Tống Phúc Hiệp mang quân từ Gia Định theo hai đường thủy bộ ra đánh Nam Trung bộ, và nhanh chóng lấy lại được Bình Thuận,Diên Khánh và Bình Khang. Tây Sơn từ đó chỉ còn làm chủ từ Phú Yên ra Quảng Ngãi.
Nhân cơ hội chúa Nguyễn suy yếu, tháng 10 năm 1774, chúa Trịnh Sâm sai Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc dẫn 3 vạn quân[12] tiến đánh Đàng Trong. Quân Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Định Vương Nguyễn Phúc Thuần và các quan phải chạy vào Quảng Nam, nhưng bị Nguyễn Nhạc mang quân hai đường thủy bộ tiến ra đánh, vội theo đường biển trốn vào Gia Định, để Nguyễn Phúc Dương ở lại. Tháng 2 năm 1775, quân Trịnh vượt đèo Hải Vân đã đụng độ với quân Tây Sơn cũng đang tiến ra để lùng bắt Phúc Dương. Hoàng Ngũ Phúc đang đà thắng lợi, đánh bại quân Tây Sơn ở Cẩm Sa. Nguyễn Nhạc phải rút quân về Quy Nhơn, sau khi đã bắt được Phúc Dương.
Lợi dụng Nguyễn Nhạc thua trận, Tống Phúc Hiệp từ Bình Khang tiến ra đánh Phú Yên, quân Tây Sơn thua trận phải co về Quy Nhơn. Phần lãnh thổ mà anh em Tây Sơn còn kiểm soát chỉ còn Quy Nhơn và Quảng Ngãi.
Tình thế của quân Tây Sơn lúc đó rất nguy ngập, nếu mang quân ra đương đầu với cả hai phía thì chắc chắn Tây Sơn sẽ bị tiêu diệt. Nguyễn Nhạc quyết định xin giảng hoà với chúa Trịnh để tập trung vào chiến trường phía nam, bèn sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên nhân danh chúa Trịnh thuận cho Nguyễn Nhạc hàng, phong làm "Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân". Dù thế, Hoàng Ngũ Phúc vẫn không cho lui quân, đóng sát địa giới Quảng Ngãi, có ý chờ nếu Tây Sơn bại trận sẽ tiến vào chiếm Quảng Ngãi và Quy Nhơn.[13]
Xuất quân thắng trận[sửa | sửa mã nguồn]
Tạm yên phía bắc nhưng Tây Sơn vẫn còn ở vào tình thế nguy hiểm, chỉ có một lựa chọn là phải thắng trận để chiếm lại Phú Yên từ tay quân Nguyễn, nếu không sẽ bị quân Trịnh đánh từ phía sau.
Trong tình thế các tướng đều bạc nhược do thua trận, Nguyễn Nhạc quyết định cử Nguyễn Huệ khi đó mới 23 tuổi, làm chủ tướng mang quân vào Nam. Để hỗ trợ cho Nguyễn Huệ, nhân nắm con bài Nguyễn Phúc Dương trong tay, Nguyễn Nhạc gả con gái cho Dương, rồi sai người vào Phú Yên điều đình với Tống Phúc Hiệp bàn việc lập Phúc Dương làm chúa và cùng đánh Trịnh. Việc đàm phán đến nửa chừng thì Nguyễn Huệ kéo quân tới đánh khiến Hiệp không kịp trở tay.[14] Nguyễn Huệ bắt sống Nguyễn Khoa Kiên, giết Nguyễn Văn Hiền, riêng Hiệp chạy thoát. Tướng của chúa Nguyễn ở Bình Khang là Bùi Công Kế mang quân ra cứu bị Nguyễn Huệ bắt sống. Tướng chúa Nguyễn khác là Tống Văn Khôi ở Khánh Hoà ra đánh cũng bị Nguyễn Huệ giết tại trận.
Hoàng Ngũ Phúc nhân lúc Tây Sơn mang quân vào Nam liền lấn tới đóng quân ở Châu Ổ thuộc Quảng Ngãi, nhưng sau khi nghe tin Nguyễn Huệ thắng trận không dám tiến nữa. Để tăng thêm thanh thế, Nguyễn Nhạc yêu cầu quận Việp phong chức cho em. Quận Việp phong Nguyễn Huệ làm "Tây Sơn hiệu tiền tướng quân". Ít lâu sau vì tuổi già sức yếu, quận Việp bỏ Quảng Nam lui về Phú Xuân rồi giao lại thành này cho các tướng dưới quyền, còn mình dẫn đại quân về Bắc.
Nhân lúc quân Trịnh rút khỏi Quảng Nam, các tướng cũ của họ Nguyễn lại nổi dậy chiếm nơi này. Nguyễn Nhạc bèn điều Nguyễn Huệ từ Phú Yên ra đánh tan quân Nguyễn, lấy lại Quảng Nam.
Chiến thắng Phú Yên là dấu ấn đầu tiên của Nguyễn Huệ trên con đường binh nghiệp của ông sau này. Từ đây ông trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhà Tây Sơn.
Tiến công Gia Định[sửa | sửa mã nguồn]
Những chiến dịch tấn công Gia Định của Tây Sơn đều là những chiến dịch lớn. Ngoại trừ lần đầu tiên mang tính đánh tập kích do Nguyễn Lữ chỉ huy, những chiến dịch sau đều có quy mô lớn, có vai trò tham gia then chốt của Nguyễn Huệ. Oanh liệt hơn cả là trận đánh năm 1777.
Nguyễn Huệ ra Bắc để lại tướng người Hoa là Lý Tài giữ thành Phú Yên. Tài bất mãn[15] vì mất chức chánh tướng về tay Nguyễn Huệ nên nghe theo lời dụ của Tống Phúc Hiệp, sang hàng chúa Nguyễn. Để chia thế quân Nguyễn, đầu năm 1776, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ mang quân theo đường thuỷ vào đánh Gia Định. Nguyễn Lữ liền thu hết kho tàng của chúa Nguyễn rồi rút về Quy Nhơn. Tháng 10 năm 1776, Nguyễn Phúc Dương bỏ trốn từ Quy Nhơn về Gia Định, gọi Lý Tài làm vây cánh. Đỗ Thanh Nhân không thừa nhận một hàng tướng từ Tây Sơn thế là ông nhục mạ Lý Tài, bị nhục Lý Tài chiêu mộ lính rồi đánh nhau với Đỗ Thanh Nhân.[16] Nhân thua bỏ Gia Định về Ba Giòng. Lý Tài ép Nguyễn Phúc Thuần nhường ngôi cho Nguyễn Phúc Dương làm Tân chính vương, còn Nguyễn Phúc Thuần làm Thái thượng vương, Lý Tài trở thành Bảo giá Đại tướng quân.[17]
Tháng 3 năm 1777, Nguyễn Nhạc lại cử Nguyễn Huệ làm tướng mang thủy quân vào đánh Gia Định.[17] Lý Tài thua trận bỏ chạy khỏi thành và đưa 2 chúa Nguyễn về Hóc Môn. Sau Lý Tài rút khỏi Hóc Môn về Ba Giồng[18] bị Đỗ Thanh Nhân đón đường giết chết. Nguyễn Phúc Thuần theo Đỗ Thanh Nhân giữ Tranh Giang, Nguyễn Phúc Dương theo tướng Trương Phúc Thận giữ Tài Phụ. Nguyễn Huệ chia đường đánh bại cả hai cánh quân Nguyễn. Nguyễn Phúc Thuần và Đỗ Thanh Nhân phải bỏ chạy về Cần Thơ cầu viện Tổng binh Hà Tiên là Mạc Thiên Tứ, còn Nguyễn Phúc Dương bỏ chạy về Ba Việt (Bến Tre).
Nguyễn Huệ đánh bại Mạc Thiên Tứ. Nguyễn Phúc Thuần sai Đỗ Thanh Nhân lẻn ra Bình Thuận cầu cứu Chu Văn Tiếp, Trần Văn Thức. Nguyễn Nhạc nhân lúc Nguyễn Huệ thắng trận ở Nam Bộ cũng cử binh đánh Phú Yên, Bình Thuận. Trần Văn Thức chưa ra khỏi Bình Thuận đã bị quân Tây Sơn giết chết, Chu Văn Tiếp bỏ chạy. Nguyễn Nhạc chiếm lại Phú Yên đến Bình Thuận.
Tháng 9 năm 1777, Nguyễn Huệ mang quân bao vây tấn công Ba Việt, bắt sống Nguyễn Phúc Dương và toàn bộ quân tướng. Dương và 18 tướng tuỳ tùng bị đưa về Gia Định xử tử (vào tháng 10 năm 1777).[19] Nguyễn Phúc Thuần bại trận bỏ Cần Thơ sang Long Xuyên, định chờ Mạc Thiên Tứ lấy tàu để chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh[20] nhưng bị quân Tây Sơn đuổi đến nơi, bắt được Nguyễn Phúc Thuần mang về Gia Định xử tử tháng 10 năm 1777. Nguyễn Ánh, Đỗ Thanh Nhân và Mạc Thiên Tứ trốn thoát mỗi người một nơi.
Như vậy trong vòng 7 tháng, Nguyễn Huệ đánh thắng và bắt giết được cả 2 chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn từ chỗ bị dồn về Quy Nhơn đã chủ động giành lại không những Nam Trung Bộ mà cả Nam Bộ, tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn.
Sau khi Nguyễn Huệ rút đại quân về, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế (1778), niên hiệu là Thái Đức, ông phong cho Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân.[21]Các tướng họ Nguyễn lại lập Nguyễn Ánh làm chúa, chiếm lại Gia Định. Được các lực lượng phương Tây như Pháp, Bồ Đào Nha giúp sức,[22] Nguyễn Ánh lại mạnh lên. Thái Đức hoàng đế sai tướng vào đánh nhưng lại bị thua và mất thêm Bình Thuận.
Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thuỷ bộ Nam tiến, phá tan quân Nguyễn, giết chết cai cơ người Pháp là Manuel (Mạn Hoè). Nguyễn Ánh bỏ chạy về Hậu Giang. Vua Thái Đức chiếm lại Nam bộ, sai người giao hảo với Chân Lạp (Campuchia) và đề nghị hợp tác đánh Nguyễn Ánh. Chân Lạp chia quân đón bắt được đoàn cầu viện Xiêm La của Nguyễn Ánh và suýt bắt được ông.[23] Nguyễn Ánh trốn ra đảo Phú Quốc.
Anh em Tây Sơn rút quân về Bắc, Chu Văn Tiếp lại từ Bình Thuận mang quân vào đánh chiếm được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về. Tháng 2 năm 1783, Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mang quân Nam tiến. Dù Nguyễn Ánh đã lập tuyến phòng thủ trước[24] vẫn bị quân Tây Sơn phá tan và Ánh buộc phải bỏ chạy về Đồng Tuyên. Nguyễn Huệ đánh phá Đồng Tuyên, Nguyễn Ánh lại bỏ chạy ra Hà Tiên rồi trốn ra đảo Phú Quốc. Tháng 8 năm 1783, quân Tây Sơn truy kích, Nguyễn Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Quân Tây Sơn vây đánh nhưng lúc đó có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, Nguyễn Ánh thừa cơ lại trốn thoát, chạy hẳn ra đảo Thổ Chu cách xa đất liền rồi đầu năm sau tự mình sang Xiêm cầu viện.
bởi Trần Keith 26/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?
Giusp mik vs ạ!!
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng
07/11/2023 | 1 Trả lời
-
Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.
21/12/2023 | 1 Trả lời